Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

miền Bắc 54 với "sự cố" đẫm máu: Cải Cách Ruộng Đất & Nhân Văn Giai Phẩm!

Vietnam Film Club – Video về Cải Cách Ruộng ĐấtNhân Văn Giai Phẩm



Kính chuyển đến Qúy Vị để xin nhờ phổ biến. Đa tạ Quý Vị
Vietnam Film Club Chu Lynh, Editor
6433 Northanna Drive, Springfield, VA 22150
www.vietnamfilmclub.org
vietnamfilmclub@aol.com 703-971-9178


THÔNG BÁO SỐ 5
Kính gởi Quý Đồng Hương,
Vietnam Film Club vừa hoàn tất và phổ biến trên Youtube 2 tập của bộ phim tài liệu nhiều tập theo các Link dưới đây:
Tập 2: Cải Cách Ruộng Đất https://www.youtube.com/watch?v=GDIBQAqBMEM
Tập 1: Nhân Văn Giai Phẩm
 http://www.youtube.com/watch?v=c4zat5-E-J4
 

Vietnam Film Club sẽ phát hành bộ phim tài liệu này bằng DVD sau khi hoàn tất tập cuối cùng.
Chúng tôi cũng chờ đợi với lòng biết ơn Qúy Đồng Hương sẽ xây dựng cho bộ phim, bằng cách cung cấp thêm tài liệu, giới thiệu thêm nhân chứng, hoặc chỉ ra những sai sót về nội dung, tài liệu, kỷ thuật, để khi chính thức phát hành, cuốn phim đạt được tính xác thực, hy vọng làm nguồn tài liệu nghiên cứu cho các thế hệ đi sau.
 
Mọi đóng góp xây dựng cho bộ phim này, xin liên lạc:
Điện thoai: 703-971-9178
Trân trọng thông báo và cảm tạ Qúy Đồng Hương Vietnam Film Club Chu Lynh, Editor

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Nhữ Đình Hùng – Mỹ bắt mạch Trung cộng!

Posted on | Để lại phản hồi | Sửa   

        Mỹ bắt mạch Trung Cộng với oanh tạc cơ chiến lược B52

-Nhữ Đình Hùng -
http://tinparis.net/vn_index.html
 
Ngày 23 tháng 11.2013, khi thiết lập “vùng không phận phòng vệ nhận dạng” bao gồm cả các đảo Senkaku hiện do Nhật Bản  giữ chủ quyền ( phiá Trung Hoa gọi đây là quần đảo Diaoyu và nhận là thuộc về nước Trung Hoa)  xem chừng Trung Hoa muốn đặt thế giới trong tình trạng ‘việc đã rồĩ và muốn thị uy.
Trung Cộng công bố vùng “phòng không nhận dạng”  gồm có  quần đảo Senkaku ( Diaoyu)
 
Lúc đầu, các công ty hàng không Nhật như Japan Airlines và All Nippon Airway đã cho biết sẽ tuân theo các qui tắc do Trung Hoa đưa ra như cho biết trước đường bay, quốc tịch của phi cơ, giữ liên lạc vô tuyến với thẩm quyền Trung Hoa để đáp ứng một cách nhanh chóng và thích  đáng các yêu cầu khi phải bay qua vùng có sự tranh chấp.
Khi làm công việc này, có lẽ các công ty JAL và ANA muốn bảo vệ an ninh cho hành khách, tránh trường hợp bi thảm của một phi cơ thương mại Boeing 747 Nam Hàn bị Liên Sô bắn hạ vào năm 1983. Chánh quyền Nhật Bản, không hài lòng chút nào về việc nầy vì như thế các công ty trên đã nhận thẩm quyền của Trung Hoa trong vùng tranh chấp, đã có những thảo luận với các công ty hàng không nêu trên và cuối cùng, các hãng hàng không này đã quyết định giữ lại các qui tắc có trước đó, từ đêm 26 họ đã ngưng việc đưa trước cho Pékin lộ trình bay của họ. Những nước khác cũng đã không chấp nhận yêu cầu của Bắc Kinh, trong số có Nam Hàn và Đài Loan. Bộ ngoại giao Úc đã triệu tập đại sứ Trung Hoa tại Úc để dòi giải thích. Oanh tạc cơ chiến lược B52 của Mỹ
Về phiá Hoa Kỳ, nước này đánh giá việc đơn phương lập vùng không phận phòng vệ đòi nhận dạng của Trung Hoa là những hành vi ‘gây hoả hoạn’, nhưng Hoa Kỳ không nói xuông, họ đã để lời nói đi đôi với việc làm khi, trong ngày thứ ba 26.11, đã gởi hai oanh tạc cơ chiến lược B52 từ Guam đến không phận gọi là vùng không phận bảo vệ của Trung Hoa, bay vòng vòng trong khoảng gần một giờ ra quay trở về nơi xuất phát, bình yên vô sự. Đương nhiên là Hoa Kỳ không đưa trước đưa sau gì cho Pékin chương trình bay của mình.Giới truyền thông, các phân tích bình luận gia đã đưa ra nhận định nào là Trung Hoa đã ‘chết nhát’ không có phản ứng gì với hoa Kỳ, rằng Hoa Kỳ đã làm mất mặt Trung Hoa…
Tuy sự việc có thể đúng như thế, Mỹ cũng không thể ‘vuốt mặt không nể mũi’. Mặc dù Steve Warren, phát ngôn viên của Ngũ Giác Đài cho biết hai phi cơ B-52 đã quần trong vùng không phận đòi nhận dạng do Pékin một mình đưa ra trong gần một tiếng, phi vụ đã không gặp một biến cố gì mặc dù không có kế hoạch bay nào được thông báo cho Trung Hoa, ông ta cũng đã có thòng thêm ‘đây là một thao diễn đã được dự trù từ lâu’, điều này hàm ý không phải tại Trung Hoa lập ra vùng không phận phòng vệ mà Mỹ gởi phi cơ tới khiêu khích. Mặt khác, những tin tức loan tải trước đó đã cho biết hai phi cơ này không võ trang. Giả sử Hoa Kỳ muốn biểu dương lực lượng, họ có thể gởi oanh tạc cơ chiến lược B-1 chẳng hạn. Đây là loại phi cơ bay rất nhanh, rất xa, có khả năng ẩn dạng, được coi là không thể bị bắn hạ. Đằng này, Mỹ chỉ gởi tới B-52, một oanh tạc cơ đã từng tham chiến ở Việt Nam và từng bị hoả tiễn Sam bắn hạ. Trong khi đó, Trung Cộng có những võ khí phòng không tối tân hơn hoả tiễn Sam trước đây.
Tuy nhiên, Trung Hoa cũng bị nóng mũi trước việc này. Phiá Trung Hoa cho biết đã theo dõi trọn vẹn diễn tiến ( việc hiện diện của B-52, đã xác nhận lý lịch trong thời gian thích ứng (biết được căn cước  của phi cơ) và nhận dạng được ( loại máy bay nào). Người ta chờ đợi Trung Hoa trưng ra những bằng chứng về việc này, vì nếu không, đây chỉ là những lời tuyên bố chữa thẹn!
Trong ngày thứ tư 27.11, mức độ căng thẳng trong vùng không có dấu hiệu dịu lại mà còn có vẻ căng thẳng hơn. Một vị tướng không quân của Trung Hoa đã đưa ra tuyên bó là ‘phòng không Trung Hoa sẽ có thể bắn hạ mọi phi cơ nước ngoài đi vào vùng không phận nhận dạng của Trung Hoa. Trong ngày 23.11, Trung Hoa đã coi sự hiện của các phi cơ B-52 là thâm nhập  vào không phận Trung Hoa.
Nếu Mỹ coi  các yêu sách của Trung Hoa như là việc gây hoả hoạn, khó có thể nói đây là điều không suy tính, nhất là trong vòng tuần tới, phó tổng thống Hoa Kỳ sẽ sang thăm Trung Hoa. Một là Trung Hoa tạo căng thẳng để có thể tạo lại sự đoàn kết và thống nhất ý chí nội bộ ( có sự phân hoá giữa thành phần bảo thủ tả khuynh và thành phần tiến bộ hữu khuynh), việc phải đối phó với một nguy hiểm bên ngoài có thể giúp đoàn kết nội bộ. Hai là để có thể thảo luận với Hoa Kỳ và Nhật Bản, cần phải phá vỡ tình trạng ‘dậm chân tại chỗ’ (statut quo) để có thể thay đổi tình trạng.
Nhưng nếu phản ứng của Hoa Kỳ trong lúc này còn chừng mực, phản ứng của Nhật có vẻ mạnh hơn, nước này đe dọa có những đáp trả không ngờ tới!
Cũng có thể Trung Hoa đã có những đánh giá về khả năng của họ quá cao nên mới làm việc khiêu khích với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Trong lúc này, Mỹ và Nhật còn chờ đợi những phản ứng kế tiếp của Trung Hoa; Vùng không vận phòng vệ nhận dạng nằm ở trong Đông Hải, bao gồm cả hải phận tranh chấp với Taiwan và Nam Hàn nhưng quan trọng nhất là quần đảo Senkaku (Diaoyu theo Trung Hoa) vì những quần đảo này cho phép vào một khu vực đặc quyền có những tài nguyên dầu hoả, khoáng sản và là vùng nhiều cá!
Nhiều viên chức trách nhiệm Trung Hoa cho biết sẽ còn những cuộc tập trận khác trong vùng và không biết trong trường hợp này, Trung Hoa có tung ra các cuộc nghinh cản (không phậ, hải phận).
Trong khi ngoại trưởng Nhật đã nói những hành vi của Trung Hoa theo kiểu này ‘có thể tạo ra những biến cố không ngờ tới’, điều được hiểu như là cảnh cáo Trung Hoa không nên đi quá xa trong các khiêu khích!. Sau việc Mỹ gởi B-52 đến vùng ‘ZAI’ của Trung Hoa trong ngày thứ hai, ngày hôm sau đến lượt Nam Hàn gởi phi cơ thám thính vào trong vùng và ngày thứ tư đến lượt không quân Nhật bay vào vùng này, dĩ nhiên là không thông báo. Tổng thư ký của chánh phủ Nhật Yoshihide Suga cho biết Nhật không có ý định thay đổi thói quen tuần tiễu không phận trong vùng.
Phát ngôn viên Qin Gang Ngày thứ năm, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Hoa, Qin Gang, đã yêu cầu Mỹ và Nhật điều chỉnh lại các sai lầm và ngưng các tố cáo vô trách nhiệm đối với Trung Hoa. Cũng trong ngày, tại Trung Hoa đã có những chỉ trích chính phủ về việc trì trệ trong các phản ứng chống các hành vi khiêu khích của Mỹ, ‘Trung Hoa cần phải cải tổ cơ chế về quan hệ với công chúng để có thể thắng cuộc chiến tranh tâm lý của Mỹ và Nhật. Tờ Global Times của Trung Hoa nói Mỹ đã có một  ‘thái độ lệch hướng’ nằm trong một cuộc chiến dư luận chống Pékin. Global cũng nói  ‘nếu như Nhật gởi phi cơ quân sự ngăn chặn các phi cơ khu trục của Trung Hoa, các lực lượng quân sự của Pékin phải có những biện pháp phòng vệ khẩn cấp’. Nhưng báo này cũng thừa nhận khả năng của Trung Hoa về hàng không mẫu hạm thua xa Hoa Kỳ. (Thực ra, hàng không mẫu hạm Liaoning là đồ mua lại và cải biến).
Cho tới nay, cuộc chiến giữa Trung Hoa, Nhật và Mỹ vẫn còn là cuộc chiến ‘đao to búa lớn’ bằng tuyên bố, thông cáo!
Trong lúc này, Trung Hoa chưa phải là siêu cường quân sự, nhưng nếu không có gì xảy ra, trong vòng một hai thập niên tới, Trung Hoa sẽ khống chế Thái Bình Dương.  Chừng đó, Mỹ có muốn ngăn chặn e cũng muộn!

Nhữ Đình Hùng/28.11.2013

-http://www.francetvinfo.fr/monde/asie/a-quoi-jouent-la-chine-et-les-etats-unis-en- mer-de-chine-orientale_468878.html

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư của CS Hà Nội: "...chỉ còn củ mài...để ăn thôi !” .

  • Kinh tế CSVN tới lúc 'đào củ mài' để ăn


Sunday, November 24, 2013 2:11:54 PM


HÀ NỘI 24-11 (NV) -
Đó là cảnh báo của ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư của chế độ Hà Nội, tại một buổi thảo luận nội bộ của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu.

 
Ông Bùi Quang Vinh – Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư của nhà cầm quyền CSVN. (Hình: Dân Trí)

Phát biểu của ông Vinh, người vừa ở tư cách thành viên chính phủ, vừa là thành viên trong Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu, hôm 24 tháng 11, đã được ghi lại và đưa lên Internet, cho thấy kinh tế Việt Nam hết sức bi đát.

Mâu thuẫn giữa một bên cho rằng phải cải tổ thể chế chính trị để tồn tại với bên còn lại, muốn giữ nguyên đang càng lúc càng gay gắt. Sự giằng co giữa hai khuynh hướng đã đẩy kinh tế - xã hội Việt Nam tới đường cùng và rất khó có lối thoát. 

Trong bài phát biểu vừa kể, ông Vinh cảnh báo các đồng liêu về khả năng đầu tư cho phát triển của năm 2014. Giới lãnh đạo đảng, quốc hội, chính phủ đã “nhất trí chi cho đầu tư phát triển là 163 ngàn tỷ”.

Viên Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư của nhà cầm quyền CSVN nhận định, con số này tuy quá thấp so với nhu cầu đầu tư để phát triển, nhưng Hà Nội vẫn sẽ không kiếm đủ tiền để chi. Trong 163 ngàn tỷ dự trù sẽ chi, có 30 ngàn tỷ hy vọng sẽ thu từ đất nhưng thị trường bất động sản vẫn đóng băng, thành ra dự thu như thế là ảo tưởng.

Ông Vinh nhấn mạnh “đất nước này vỡ nợ là do xây dựng cơ bản tràn lan”. Đám cầm đầu hệ thống cầm quyền các địa phương mạnh tay phê duyệt các dự án hạ tầng, khuyến dụ các doanh nghiệp bỏ vốn, mượn vốn để thực hiện những dự án đó. Nhưng cuối cùng thì nhà cầm quyền trung ương không có khả năng hoàn trả. Hàng loạt doanh nghiệp là chủ đầu tư, hàng loạt ngân hàng cho vay rơi vào tình trạng phá sản, nhà cầm quyền vừa không thu được thuế, vừa “giật gấu vá vai” để trả nợ.

Thực trạng vừa kể cũng là lý do khiến chi cho đầu tư phát triển giảm chưa từng thấy trong lịch sử, nhiều công trình dở dang, trong khi không đầu tư cho phát triển thì không thể phát triển và chế độ Hà Nội đang loanh quanh trong vòng luẩn quẩn do chính mình tạo ra.  

Cho dù giới lãnh đạo đảng, quốc hội, nhà cầm quyền trung ương CSVN “nhất trí” với mức phát triển cho năm 2014 là 5.8% GDP – thấp chưa từng có trong lịch sử nhưng ông Vinh cả quyết là vẫn không thể nào đạt được.

Viên bộ trưởng này bảo rằng, bộ của ông ta đã tính toán là muốn đạt mức đó thì “tổng vốn đầu tư toàn xã hội phải đạt từ 30% trở lên, chi cho đầu tư phát triển tối thiểu phải là 234 ngàn tỷ”. Tuy nhiên ngân sách đang trong tình trạng thất thu chưa từng thấy trong lịch sử nên không thể có tiền chi tới mức đã tính toán.  

Việc cắt giảm chi cho đầu tư phát triển xuống còn 163 ngàn tỉ chắc chắn sẽ khiến mức tăng trưởng kinh tế cho năm 2014 xuống còn 5% GDP. Ông Vinh nói thêm là ông ta đã cảnh báo với Thủ tướng nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng không dám can gián vì Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã “quyết định như thế”

Nỗ lực hồi phục kinh tế không chỉ bị giới lãnh đạo Đảng phá mà còn bị Quốc hội của chế độ cản trở. Ông Vinh kể rằng để tạo nguồn thu cho ngân sách, có tiền đầu tư cho phát triển, ông đề nghị phát hành trái phiếu để khỏi phải in thêm tiền, không gây ra lạm phát trực tiếp. Đây là một hình thức chính phủ đứng ra vay trực tiếp. Khi kế hoạch này chuyển sang cho Quốc hội, nó trở thành trái phiếu do doanh nghiệp phát hành, chính phủ chỉ bảo lãnh nên cả trong lẫn ngoài Việt Nam không ai thèm mua.

Viên Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư của nhà cầm quyền Hà Nội chỉ trích gay gắt cái gọi là “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Trong khi Hội đồng Lý luận Trung ương vẫn đang loay hoay tìm cách định nghĩa cho khái niệm chẳng giống ai và mô hình chưa biết sẽ như thế nào thì “định hướng xã hội chủ nghĩa” tạo ra vô số hệ quả tai hại, khó có khả năng cứu vãn.


Trong khi các xí nghiệp luyện thép trong nước không có nguyên liệu phải nhập cảng thì xe chở quặng sắt nội địa ùn ùn chạy qua biên giới bán cho Trung quốc. Chúng là các công ty “sân sau” của đám quan chức chóp bu chế độ CSVN.(Ảnh SGTT).

Ông Vinh tâm tình rằng, ông đã nhấn mạnh là Việt Nam phải đổi mới thật sự, không như thế là lụn bại. Ông ta đã có báo cáo chi tiết về kế hoạch đổi mới trình chính phủ nhưng kế hoạch này bị gọt dũa dần dần, ra Quốc hội “chỉ còn một tí!”.

Ông Vinh cảnh báo, nguồn thu chính của Việt Nam trong những năm vừa qua là khai thác tài nguyên đem đi bán. “Năm năm nữa, dầu hết sẽ không còn gì để thu. Khoáng sản thô cũng đã bị đào bới mang bán hết rồi”. Tài nguyên lớn nhất của Việt Nam là con người nhưng không biết sử dụng, có muốn cũng không thể sử dụng. Theo ông Vinh, bộ máy công quyền không thể tuyển mộ người giỏi mà kẻ dốt thì không thể đề ra chính sách tốt.  

Ông ta lên án yếu tố tập thể, thủ tiêu vai trò cá nhân và: “Phải thay đổi thể chế để quyền đi đôi với trách nhiệm. Không làm được thì từ chức, không từ chức thì gạch tên”, không thể để “tốt xấu lẫn lộn” như hiện nay, “thành tích chẳng biết của ai mà sai cũng chẳng có ai chịu trách nhiệm”.

Ông Vinh cảnh báo: “Nếu không đổi mới chúng ta sẽ chết. Chúng ta sẽ chỉ còn từ củ mài trở xuống để ăn thôi”. (G.Đ.)

 

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Số phận Trí thức miền Nam sau "giải phóng"!


Trí thức miền Nam sau 75
[DiendanDa​nToc] 
Sau ngày 30-4-1975,
 Chu Phạm Ngọc Sơn là một nhà chuyên môn hợp tác toàn diện với chế độ. Ông và một số nhà khoa học khác thường không câu nệ khi nhận các đơn đặt hàng thực hiện những công trình “khoa học” phục vụ nhu cầu chính trị. Theo Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh Huỳnh Kim Báu: “Những năm ấy, các trí thức Sài Gòn vẫn nhận được điện thoại từ Văn phòng Thành ủy hỏi xem: ‘Có công trình khoa học chào mừng 3-2 hay 19-5 không?’. Những Giáo sư như Phạm Biểu Tâm, Lê Văn Thới thì mắng ngay: ‘Không có thứ khoa học nào gọi là khoa học chào mừng cả’. Nhưng một số người khác thì có, người thì làm ra chất tẩy rửa ‘pentonic’, người chứng minh ‘ăn mấy ký khoai mì bổ bằng một ký thịt bò’, người thì ‘ăn bo bo nhiều dinh dưỡng hơn cả gạo’. Nhưng ngay cả những ‘nỗ lực’ đó cũng không giúp kiến tạo được lòng tin”.

Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn kể: “Nhìn vào lý lịch, thấy trước đây năm nào tôi cũng đi Mỹ nghiên cứu hoặc đi dạy, người ta cứ thắc mắc sao đi Mỹ quá trời. Tôi nộp đơn xin vô Hội Trí thức Yêu nước, mấy lần bị từ chối”. Năm 1980, trong thời gian Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn đi Liên Xô, một người con của ông vượt biên không thành. Người con gái của ông cũng cảm thấy bế tắc khi thi không đậu vào dự bị y khoa. Biết chuyện, ông Võ Văn Kiệt thỉnh thoảng qua lại, trò chuyện, khi hiểu thêm nội tình, ông nói với Giáo sư Sơn: “Thôi, anh cứ để cho cô ấy và mấy cháu đi, đi chính thức. Bên đó có điều kiện cho các cháu học hành. Sau này nếu các cháu trở về thì tốt, nếu không, tôi với anh cũng được làm tròn bổn phận”.

Ông Huỳnh Kim Báu kể: Sau giải phóng, Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn vào Sài Gòn, sau khi nghe Mai Chí Thọ, Trần Trọng Tân báo cáo tình hình, ông nói: “Nãy giờ có một chiến lợi phẩm rất lớn mà các đồng chí không đề cập, đó là lực lượng trí thức được đào tạo từ nhiều nguồn. Lenin nói, không có trí thức là không có xã hội chủ nghĩa”. Tuy nhiên, theo ông Huỳnh Kim Báu, cách mà chính quyền sử dụng trí thức chủ yếu là “làm kiểng”.
Giáo sư Phạm Hoàng Hộ tuy ở thời điểm đó vẫn còn là hiệu phó Đại học Khoa học, nhưng theo ông Báu: “Đấy chỉ là một chức vụ bù nhìn, không có vai trò gì trong giáo dục”. Giáo sư Hộ là hiệu phó nhưng không phải đảng viên, nên khi có vấn đề gì thì những người trong Đảng họp riêng, quyết định xong, có việc nói vớiông, có việc ông không bao giờ được biết. Từ rất sớm, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã phản đối cách đào tạo đưa thời gian học chính trị quá nhiều vào chương trình. Ông cảnh báo: “Nếu chính trị can dự quá mạnh, các nhà khoa học sẽ mất căn bản”.
Giáo sư Phạm Hoàng Hộ nói lên điều này sau khi chính ông đã được trải nghiệm trong những ngày học chính trị. Năm 1977, một lớp học kéo dài mười tám tháng về “Chủ nghĩa xã hội khoa học” dành riêng cho các trí thức miền Nam đã được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Võ Ba, người tham gia tổ chức lớp học này, kể: “Chính quyền tưởng rằng sau lớp học sẽ có được một tầng lớp trí thức của chế độ cũ yêu mến và phụng sự chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, nếu như Marxism đã từng được các trí thức miền Nam quan tâm như là một môn khoa học thì giờ đây họ lại nghe những giảng sư miền Bắc nói về Marx hết sức giáo điều. Chưa kể, những người đứng lớp còn rao giảng với tư thế của người chiến thắng, tự tôn, tự đắc”. Những đảng viên tham gia lớp học như ông Võ Ba cũng thừa nhận: “Trước giới trí thức Sài Gòn, chính quyền đã thất bại ngay trong lần trình diễn đầu tiên”.

Chưa kết thúc lớp học, Tiến sỹ Nguyễn Văn Trung, một giáo sư triết học nổi tiếng của Sài Gòn, một người được coi là “hằn học với Giáo hội”, đã coi cộng sản cũng là “một giáo hội”. Tiến sỹ Nguyễn Văn Trung cho rằng hình thức “kiểm điểm” mà cộng sản áp dụng trong sinh hoạt chính là một thứ “xưng tội man rợ”. Về đường lối, ông cho rằng: “Có thể có những điều Lenin nói đã đúng vào năm 1916, nhưng sau bảy mươi năm mà ta áp dụng là không lý trí”. Còn Giáo sư Châu Tâm Luân thì khi nghe các giảng sư miền Bắc say sưa nói về con đường “tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản” đã mỉa mai: “Sao không tìm hiểu xem sau chủ nghĩa cộng sản là gì để nhân tiện bỏ qua, mình bỏ qua luôn hai, ba bước”.
Giáo sư Châu Tâm Luân lấy bằng tiến sỹ về kinh tế nông nghiệp ở Đại học Illinois, Mỹ, năm hai mươi lăm tuổi, trở về dạy cùng lúc ở hai trường đại học Minh Đức và Vạn Hạnh. Ông là một trong những trí thức phản chiến hàng đầu, bị chế độ Sài Gòn bắt giam đầu năm 1975 cho tới những ngày cuối tháng 4-1975 mới được Chính quyền Dương Văn Minh thả ra. Giáo sư Châu Tâm Luân là một thành viên của nhóm “sứ giả” được ông Dương Văn Minh phái vào trại Davis300 và được giữ lại ở đây cho đến trưa ngày 30-4-1975. Sau giải phóng, chính quyền xếp ông vào diện “người của ta”. Ông là đại biểu khóa I Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Về phía mình, Giáo sư Châu Tâm Luân cũng là một trong những trí thức kỳ vọng nhiều vào chế độ mới. Mấy tháng “sau giải phóng”, giá cả sinh hoạt tăng vọt lên, trong khi dân tình lo âu thì ông lại cho là giá tăng vì “tâm lý”, giống như cách giải thích thời ấy của chính quyền301. Sau khi cho rằng nhà nước không thể dùng ngoại tệ để nhập hàng như trước đây, Giáo sư Châu Tâm Luân viết: “Giờ đây không còn bọn tay sai đem máu của con em nhân dân đổi lấy đô la nữa thì cần phải tiết kiệmtối đa số ngoại tệ mà dân phải lao động đổ mồ hôi mới đem về được cho quốc gia… Vì vậy ngoài sự tiếp tay chánh quyền kiểm soát gian thương, chúng ta cũng cầnkềm hãm bớt kẻ địch ở ngay trong lòng mình…”302.
Khi trao cho Giáo sư Châu Tâm Luân nhiều trọng trách, Chính quyền nghĩ đơn giản ông là người “dùng” được. Nhưng, cũng như nhiều trí thức Sài Gòn, ông đã không hành xử như là một công cụ. Từ năm 1976, Giáo sư Châu Tâm Luân không được đứng lớp vì kiến thức kinh tế của ông là “kinh tế tư bản”, tuy nhiên, ông vẫn còn được để ngồi trong Hội đồng Khoa học của trường. Chỉ ít lâu sau, Đảng ủy trường nhận xét ông muốn “tranh giành lãnh đạo với Đảng”.
Giáo sư Châu Tâm Luân kể: “Tôi ngạc nhiên, chế độ cũ hai lần giao chức cho tôi mà tôi có màng tới đâu”. Nhưng té ra vấn đề không phải là “ghế”, mà là những ý kiến của ông ở Hội đồng Khoa học luôn luôn khác với ý kiến của chi bộ.


Trong một cuộc họp, khi nghe ông Đỗ Mười thao thao nói về “hợp tác hóa”, về chủ trương phải đưa những người bần cố nông lên làm lãnh đạo hợp tác và “phải đào tạo họ”, Giáo sư Luân hỏi: “Nhà nước định đào tạo trong bao lâu?”. Ông Đỗ Mười nói: “Tình hình gấp rút, đào tạo ba ngày”.
Giáo sư Châu Tâm Luân nhớ lại: “Tôi bắt đầu ngao ngán vì muốn thay đổi thì phải bắt đầu từ cái đầu mà… những ‘cái đầu’ thì như thế”. Sau lần gặp ông Đỗ Mười, nhà kinh tế nông nghiệp Châu Tâm Luân được đưa về Viện Khoa học Xã hội.
Không chỉ có những đụng độ tại cơ quan. Ở Hội đồng Nhân dân, Giáo sư Châu Tâm Luân là trưởng Ban Nông nghiệp. Trong một phiên họp toàn thể thảo luận về các chương trình khoa học của Thành phố, sau khi nghe ông Luân tranh luận, một đại biểu trong Hội đồng mặc quân phục đứng dậy xin ngưng cuộc cãi vã, và lớn tiếng: “Các chuyên viên đã để ra rất nhiều thời giờ soạn thảo, đại biểu đó tư cách gì mà đòi sửa qua sửa lại”. Ông Luân cố dằn lòng: “Tôi xin ngưng cuộc thảo luận, bởi như vị đại biểu vừa nói, đã có các chuyên viên nghiên cứu cho chúng ta rồi thì chúng ta chỉ còn là chuyên viên giơ tay thôi”. Chủ trì phiên họp, ông Mai Chí Thọ không nói gì, chỉ yêu cầu biểu quyết. Nhìn thấy ông Luân không giơ tay, ông Mai Chí Thọ hỏi: “Ai không chấp thuận?”. Ông Luân cũng không giơ tay, ông nói: “Toàn thể chấp thuận, một phiếu trắng”.
Một số cán bộ cách mạng tốt bụng bắt đầu lo lắng cho vị giáo sư trẻ tuổi này, một trưởng Ban Đảng khuyên: “Tôi sáu mươi tuổi, người ta vẫn xem tôi như con nít, phải ăn nói thận trọng lắm. Anh nhớ, anh chỉ mới hơn ba mươi tuổi”. Giáo sư Châu Tâm Luân kể: “Tại diễn đàn của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tôi đề nghị phải áp dụng ‘kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước’. Ông Xuân Thủy nghe, nói với tôi: ‘Anh phải có người đỡ đầu, anh về nói với Sáu Dân đi’. Tôi trả lời ông Xuân Thủy: ‘Nếu tôi nói đúng thì các anh phải nghe chứ sao lại cần người đỡ đầu?’.

Sau đó, ông Mai Chí Thọ nhắc: ‘Cậu đúng, nhưng áp dụng như vậy thì phức tạp quá, làm sao chúng tôi quản lý được. Muốn làm phải có những người như cậu. Mà nói thật chúng tôi chưa thể tin hoàn toàn những người như cậu’”.Theo ông Luân: “Những năm ấy, tôi chê ông Võ Văn Kiệt nhát, ‘xé rào’ là vá víu; phải ‘phá vỡ’ để áp dụng kinh tế thị trường chứ không thể phá những đoạn rào. Ông Mai Chí Thọ nghe, nhắc: ‘Phải giữ chính quyền trước hết, chính sách sai thì còn sửa được chứ mất chính quyền là mất hết’. Về sau tôi mới thấy ông Mai Chí Thọ đã nói rất thật lòng, họ đã ngủ rừng hàng chục năm để có chính quyền, làm sao họ để mất cái mà họ vừa giành được đó”.
Hai vợ chồng Giáo sư Châu Tâm Luân đều học ở Mỹ. Trước năm 1975, gia đình ông đã định cư ở một nước Bắc Âu, nhưng cả hai đều chọn con đường về nước. Sau năm năm cố gắng chòi đạp trong chế độ mới, ông không tìm thấy một cơ may thay đổi nào. Đầu năm 1979, ông vẫn còn được trả lời phỏng vấn các phóng viên nước ngoài, nhưng càng về sau thì không thấy nhà báo nào gặp ông nữa. Giáo sư Châu Tâm Luân nói: “Tôi bắt đầu có dự cảm bất ổn. Khi tình cờ gặp một vài phóng viên, nghe họ nói mấy lần đến Việt Nam xin gặp tôi đều được chính quyền trả lời là Giáo sư Châu Tâm Luân đang đi công tác xa. Tôi biết tôi đang dần dần bị cô lập”.
Dù từng hoạt động trong các phong trào chống đối dưới chế độ Sài Gòn, ông Huỳnh Kim Báu vẫn phải thừa nhận: “Trước 1975, mặc dù chính quyền bị coi là bù nhìn, nhưng trí thức vẫn được trọng dụng, họ có quyền thực sự trong chuyên môn. Sau giải phóng, chính quyền được nói là của mình nhưng trí thức gần như chỉ được dùng như bù nhìn, trong khi đa phần họ là những người khảng khái”.
Năm 1977, có lần hệ thống nước máy của Thành phố bị đục, ông Võ Văn Kiệt mời các nhà trí thức tới hiến kế. Nhiều người phát biểu, riêng ông Phạm Biểu Tâm ngồi im. Ông Kiệt hỏi: “Sao vậy anh Tâm?”. Ông Phạm Biểu Tâm nguyên là chủ tịch Hội Sinh viên Hà Nội trước 1945. Năm 1963, con gái Ngô Đình Nhu là Ngô Đình Lệ Thủy thi y khoa đã bị ông đánh rớt dù bị nhà Ngô gây áp lực. Ông là một nhà giáo được sinh viên kính nể. Ông Tâm được nói là rất quý ông Kiệt, nhưng có lẽ do quá bị dồn nén, ông đứng dậy nói: “Từ ngày mấy anh về, cái đầu trí thức khỏe, vì cái gì cũng đã có mấy anh nghĩ hết. Nước là chuyện mấy anh đâu phải chuyện tụi tui”.
Một thời gian sau, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ trả lại chức hiệu phó. Trường sợ mang tiếng không nhận, ông khóa phòng, giao chìa khóa, tự chấm dứt vai trò “chim kiểng” của mình. Theo ông Võ Văn Kiệt, Thành ủy vẫn để Giáo sư Phạm Hoàng Hộ hàng năm sang Pháp dạy học. Trong một lần đi Pháp, ông ở lại luôn bên đó rồi viết thư về cho ông Kiệt nói rằng, công việc nghiên cứu nhiều, ông cần phải ở nơi có phương tiện cho ông làm việc, khi nào đất nước thực sự cần, ông sẽ về.
Còn Giáo sư Châu Tâm Luân, nhân một buổi tối rủ ông Võ Ba tới nhà chơi, đã đưa cho Võ Ba coi một tập đánh máy hai mươi trang về “tình hình kinh tế nông nghiệp miền Nam”, rồi nói: “Võ Ba ơi, mình rất mừng vì bản báo cáo này của mình đã được Mặt trận Tổ quốc đánh máy gởi đi. Hai lần trước thì họ không chịu đánh máy. Nhưng, Võ Ba ạ, họ đánh sai hết, những thuật ngữ như ma trận họ đánh thành mặt trận ông ạ”. Mấy hôm sau, Võ Ba chạy qua nhà Giáo sư Luân thì thấy cửa đóng, bên trong thấp thoáng bóng mấy công an đến “chốt nhà”. Cho dù, sang tới Thái Lan ông bị các thuyền nhân khác đánh rất đau, khi viết thư về, trả lời câu hỏi của ông Huỳnh Kim Báu, “liệu vượt biên có phải là một quyết định sai lầm”, Giáo sư Châu Tâm Luân vẫn cả quyết: “Không, Báu! Dù phải trả giá đắt, mình vẫn thấy đi là đúng”.

Trong số các trí thức miền Nam, ông Võ Văn Kiệt “xếp” Giáo sư Châu Tâm Luân vào hàng “khó tính”. Tuy nhiên, ông kể: “Đến nhà Châu Tâm Luân mình rất thích vì ảnh thẳng thắn, nghĩ sao nói vậy, có khi như búa bổ. Ảnh hy vọng khi đất nước hòa bình, với sự phì nhiêu của đất đai miền Nam, sẽ có dịp thi thố giúp phát triển nền nông nghiệp. Nhưng một thời gian sau, thấy cơ chế như thế thì không thể nào đóng góp được”.
Một người khác từng quen biết Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt nhưng cũng phảivượt biên là Kỹ sư Phạm Văn Hai, giám đốc nhà máy dệt Phong Phú. Ông Phạm Văn Hai là người đưa kỹ nghệ nhuộm vào miền Nam. Ông có hai người con, một người được đặt tên là Phạm Chí Minh, một người là Phạm Ái Quốc. Sau ngày 30-4, ông Phạm Văn Hai vẫn nhiệt tình tư vấn để phục hồi ngành dệt và nghiên cứu chất kích thích cây cỏ. Nhưng năm 1977 ông quyết định “đi”. Vượt biên hai lần, cả hai lần đều bị bắt. Lần đầu bị bắt ở Kiên Giang, Thành ủy lãnh. Lần hai, bị bắt ở thành phố, ông Võ Văn Kiệt vào thăm, ông Hai nói: “Cho dù anh quan tâm nhưng như thế này thì không làm được”. Ông Võ Văn Kiệt thừa nhận: “Những người như Kỹ sư Phạm Văn Hai, như Giáo sư Châu Tâm Luân…, nếu chỉ khó khăn về cuộc sống họ sẽ vượt qua, nhưng nếu bị đặt vào hoàn cảnh không thể đóng góp thì họ không chịu được. Tôi cũng không biết làm gì hơn, chỉ đề nghị mấy ảnh đừng vượt biên nguy hiểm”.

Ông Võ Văn Kiệt nhớ lại: “Tôi tiếc đứt ruột khi để những anh em trí thức ấy ra đi, nhưng biết là nếu họ ở lại thì cơ chế hiện thời cũng chưa cho phép mình sử dụng họ”. Trước khi vượt biên, ông Dương Kích Nhưỡng, một công trình sư cầu cống, thủy điện, nói với ông Võ Văn Kiệt: “Ước mơ của các anh rất đẹp, nhưng các anh làm như thế này là không được. Đi đâu cũng nghe nói tới nghị quyết, làm cái gì cũng chỉ theo tinh thần nghị quyết này, chủ trương kia thay vì theo pháp luật. Trị nước mà bằng nghị quyết và chỉ thị chung chung thì không được”.
Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước Huỳnh Kim Báu nhớ lại: ông Kiệt biết là các trí thức bắt đầu vượt biên, ông gọi tôi lên và dặn “Nghe ngóng, nếu có anh em trí thức bị bắt ở đâu, anh phải lãnh về”. Khi nhận được tin công an Bình Thuận bắt giam Kỹ sư Dương Tấn Tước, ông Kiệt cấp giấy cho ông Báu ra Bình Thuận xin “di án về Thành phố”. Ông Báu kể: “Công an Bình Thuận thấy giấy của Thành ủy thì cho nhận ‘can phạm’. Nhưng khi anh Tước thấy tôi mừng quá định kêu lên, tôi đã phải giả vờ làm mặt lạnh, bước tới, còng tay anh Tước. Dọc đường, tôi cứ phải làm thinh mặc cho Kỹ sư Dương Tấn Tước ngơ ngác. Qua khỏi Bình Thuận, tôi mới mở còng và giải thích: Công an Bình Thuận mà biết, người ta chụp đầu cả tôi”.
Đích thân ông Kiệt cũng nhiều lần đến các trại giam để bảo lãnh các trí thức.
Theo ông Phạm Văn Hùng và Nguyễn Văn Huấn, hai người giúp việc thời đó của ông, hình thức “xử lý” đối với những trí thức vượt biên của “Anh Sáu Dân” là kêu tụi tôi đích thân đi làm lại hộ khẩu và sổ gạo cho họ. Nhưng phần lớn các trí thức đã ra đi lặng lẽ. Giáo sư Châu Tâm Luân kể: “Tôi đi tất cả sáu lần. Lần bị giữ lâu nhất là ở Rạch Giá, cả tháng trời. Nhưng tôi không khai mình là ai. Như bốn lần trước, ở nhà cứ lo một cây vàng thì được thả”.
Có những người không chịu nhờ Thành ủy, hoặc “lo” bằng vàng. Theo ông Huỳnh Kim Báu, khi vượt biên bị bắt, Giáo sư Lê Thước đã tự sát.//



 

 

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

THƠ - Ngô Minh Hằng (1-9-2013)

Sunday, September 1, 2013

QUÊ HƯƠNG AI CHẲNG MUỐN VỀ
   
 
Quê hương ai chẳng muốn về thăm
Trăm nhớ ngàn thương lệ ướt đằm
Thấm cả vào thơ, từng chữ nghẹn
Lời sầu, nghĩa tủi, ý băn khoăn...
*
 
Quê hương ai chẳng muốn về thăm
Bà mẹ đường gân những vết bầm
Máu bán từng ngày khô cạn máu
Ngã vùi bên lộ buổi đầu năm
*

Quê hương ai chẳng muốn về thăm
Áo gấm khoe sang giữa bụi lầm
Trí tuệ khoe giầu, khoe hạnh phúc
Khoe quyền, khoe lực, chẳng khoe tâm !
*
 
Quê hương ai chẳng muốn về thăm
Em gái mười ba đã má hồng
Phủ lớp son sầu lên tuổi ngọc
Thả đời trên đỉnh ngọn cuồng phong
*
 
Quê hương ai chẳng muốn về thăm
Em bé mồ côi góc chợ nằm
Bà lão chực chờ tô nước phở
Và người khách lạ thản nhiên ăn
*
 
Quê hương ai chẳng muốn về thăm
Khi giới công nhân lệ rớt thầm
Bởi bọn cầm quyền và đám chủ
Dập vùi,  bóc lột quá  vô tâm !
*
 
Quê hương ai chẳng muốn về thăm
Nghĩa địa thành ra chỗ nhảy đầm
Ruộng lúa, vườn cây thành khách sạn
Âm sầu, dương hận đã bao năm
*
 
Quê hương ai chẳng muốn về thăm
Ôi lệ hờn đau khó thể cầm
Người lính cô đơn  ôm chiếc nạng
Bị thương thời Việt cộng xâm lăng ...
*
 
Quê hương ai chẳng muốn về thăm
Bản Giốc, Nam Quan đã nát bằm !
Hỏi có đau lòng khi đất nước
Tây Nguyên, Hoàng Ðảo ngập hờn căm ?
*
 
Quê hương ai chẳng muốn về thăm
Ngặt nỗi oan khiên chửa lấp bằng
Ðời sống dân ta đầy tủi nhục
Ta về, thấy cảnh, có vui chăng???

Ngô Minh Hằng


QUE_HUONG_AI_CHANG_MUON_VE_THAM_(2).mp3

* Song Chi - cảnh chùa chiền hiện nay (!)

VN- sự ô trọc, đôi khi, lan cả vào nhà chùa
  • Song Chi

Song Chi

Ở VN, trừ những người chính thức theo một tôn giáo nào đó như Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao đài, Hòa Hảo, Hồi giáo…, phần đông người dân vẫn tự cho mình là những người không có tín ngưỡng, trong bản khai lý lịch phần tôn giáo họ cũng thường trả lời “Không”, mặc dù mỗi năm cũng có vài lần đi đến các địa điểm tôn giáo như nhà thờ, chùa...

Song nếu xét trên tổng thể thì số người có khuynh hướng nghiêng về Phật giáo vẫn chiếm đa số. Nghĩa là đầu năm, ngày rằm tháng giêng, tháng tư, tháng bảy… đều có đi chùa, cúng bái, thỉnh thoảng ăn chay niệm Phật.

Tuy nhiên, nếu so sánh với các quốc gia láng giềng như Thái Lan, Myanmar, Cambodia, Lào…tinh thần tôn giáo của người Việt có vẻ không mạnh bằng, thường chỉ chú trọng mặt thờ cúng mà ít quan tâm phần giáo lý, triết học.

Ngay trong đám đông những người siêng năng đi chùa, thì số người thực sự vì nhu cầu tôn giáo, thực sự am hiếu những tư tưởng triết học sâu sắc, cao đẹp của Phật giáo chắc chắn sẽ ít hơn số người vì những lý do thực dụng như cầu an, cầu may…Thậm chí, không hiếm kẻ ăn ở ác, làm giàu bằng những con đường bất chính hoặc trên đường hoạn lộ tay dính máu người, cũng thường tìm đến cửa chùa như một hình thức sám hối, hoặc chí ít, để lương tâm được tạm yên ổn.

Xã hội ngày càng bất ổn, kinh tế khủng hoảng, tội phạm gia tăng thì số người tìm đến đình, chùa cúng bái ngày càng nhiều. Tôn giáo bị biến tướng thành đủ kiểu mê tín dị đoan.

Xã hội ngày càng trở nên ô trọc, cái ô trọc ngoài đời khiến người tu hành cũng khó mà tĩnh tâm tu cho được. Không thiếu những cảnh tượng khó coi như ngay trước cửa một ngôi chùa, mọc lên những quán bán thịt cầy, cảnh nấu nướng ăn nhậu nhem nhuốc diễn ra ngay đó, hoặc quán karaoke, thậm chí quán café chiếu phim sex (“Quán café gần chùa chiếu phim sex giữa ban ngày”, Tâm Điểm). Có khi bên ngoài cửa chùa, ban đêm là các cô gái ăn sương đứng đợi khách v.v…

Sự sa sút, xuống cấp về mọi mặt của xã hội VN hiện tại, dường như cũng ảnh hưởng ít nhiều đến cửa chùa và một số người tu hành. Đôi khi chúng ta lại phải đọc, xem, nghe thấy những thông tin về sự lố lăng, trần tục của những người tưởng như đã thoát khỏi hỉ nộ ái ố tham sân si của cuộc đời.

Một số người đã xuất gia tu hành nhưng vẫn rất tự nhiên tham gia những hoạt động của người đời. Khi thì một nhà sư, thật ra mới là chú tiểu, đang tu học ở chùa Huỳnh Kim (Gò Vấp, Sài Gòn) ham vui đi theo trang điểm cho các người đẹp thi Hoa hậu VN 2012, và còn chụp hình chung với các người đẹp. Trước sức ép của dư luận chú tiểu đã phải quyết định cởi áo về đời để được làm công việc mình yêu thích.



Khi thì một ni cô đang tu ở một ngôi chùa ở Quảng Ninh, đi thi Việt Nam Idol 2012. Khi thì một số ni cô hóa trang mặc quân phục lên sân khấu tham gia một chương trình văn nghệ tại chùa Pháp Hải, huyện Bình Chánh, Sài Gòn, ngay trong mùa an cư kiết hạ. (“Xung quanh vụ việc “Ni cô mặc quân phục biểu diễn văn nghệ”, báo Giác Ngộ).



Trên mạng còn lan truyền một video clip của một nhà sư đứng trước đám đông hát nhạc chế tâm sự về đời sống của những người đi tu, chế từ bài “Đời tôi cô đơn” thành “Đời tôi đi tu nên tôi đây phải ăn chay, đời tôi đi tu nên tôi đây phải cạo đầu, đời tôi đu tu nên tôi đây mặc áo nâu, tôi không mặc áo màu và cằm tôi không để râu…” (!)

Không chỉ xuề xòa, thiếu đi sự nghiêm cẩn, oai nghi, một số nhà sư còn có những hành vi rất không phù hợp với người đã tu hành.

Khi đại đức Thích Tâm Mẫn thực hiện hành trình “nhất bộ nhất bái” xuyên Việt trong 4 năm (từ 2009-2013), hàng chục đệ tử, các tiểu sư thầy đi theo “tháp tùng” đã có những hành vi khiến người dân nhiều lúc…ngỡ ngàng. Như phi thân tung chưởng, ném mũ cối, thổi còi dẹp đường, làm ác tắc giao thông, thậm chí xô xát với người dân hiếu kỳ đổ ra đường xem (“Bất ngờ với cảnh tiểu sư thầy ném mũ cối trên phố”, Dân Trí).




Một trong những scandal ầm ỹ của ca sĩ họ Đàm trong thời gian qua là vụ hôn tay một nhà sư và hôn môi nhà sư khác trong một chương trình ca nhạc từ thiện. Trong khi ca sĩ họ Đàm chỉ bị phạt 5 triệu thì cả hai nhà sư đã bị các chư tăng phạt “biệt chúng”, không cho ra khỏi phòng tiếp xúc với người bên ngoài, trong thời gian 3 tháng.



Không những thế, nhà sư nhận nụ hôn môi của ca sĩ họ Đàm đã bị dằn vặt nội tâm nặng nề đến độ muốn tìm quên trong giấc ngủ, may có người phát hiện đưa đi cấp cứu, sau đó nhà sư đã trả tam y tỳ kheo và bình bát lại cho nhà chùa, xin hoàn tục. Dù sao nhà sư này cũng có lòng tự trọng hơn rất nhiều người thường, quan chức, làm sai nhưng cương quyết không từ bỏ chức vụ, từ bỏ những đặc quyền đặc lợi đang có!

Đáng buồn hơn, một số nhà sư đã không vượt qua được những ham muốn tầm thường, trần tục, phạm vào giới luật của đạo Phật và luật pháp của xã hội.

Một nhà sư vay mượn tiền tỷ của nhiều phật tử, cầm sổ đỏ của nhà chùa, gây thiệt hại tổng cộng hơn 3 tỷ đồng, cuối cùng bị trục xuất khỏi nhà chùa sau hơn 50 năm tu hành tại đây (“Trục xuất sư thầy nợ hơn 3 tỷ đồng của phật tử”, báo Người đưa tin).

Một vị sư trụ trì chùa Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội, đánh người, dời tượng cổ, thay tượng Phật cổ bằng bức tượng giống mình (“Phẫn nộ vụ sư đánh ngườiđúc mình làm tượng thờ ở Hà Nội”, Đời Sống và Pháp luật).





Kinh hoàng hơn, một nhà sư còn giết bạn gái rồi giấu xác trong khuôn viên chùa, yểm bùa, trồng cây lên để phi tang (“Nhà tu hành sát hại người tình giấu xác”, VietnamNet)…

Xã hội đến hồi suy đồi, mạt vận đến mức Hiệu trưởng mua dâm học trò, thầy giáo cưỡng bức học trò, công an, điều tra viên dùng nhục hình tra tấn để bức cung người vô tội thành có tội, bác sĩ làm chết người xong vứt xác nạn nhân xuống sông, nay đến nhà sư bồ bịch, giết người!

Một số nhà sư thì tham gia chính trị, trở thành chính khách, đại biểu Quốc hội, kể cả được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh…Thật ra chuyện người tu hành tham gia chính trị không có gì đáng phê phán, trái lại là khác, nhưng ở VN, chúng ta biết, nhà nước cộng sản luôn luôn muốn kiềm chế, kiểm soát, “chính trị hóa” tôn giáo. Do đó những người tu hành một khi đã tham gia vào bộ máy của đảng và nhà nước cộng sản, cũng khó mà giữ nguyên sự khách quan, độc lập trong quan điểm, chính kiến, khó mà cất lời nói thật, nếu như muốn đường quan lộ được êm ả!

Hãy nghe những lời phát biểu của một trong những vị tu hành nay là đại biểu Quốc hội, trả lời phỏng vấn báo Công an Nhân dân về tình hình trật tự trị an, nhân quyền của VN:

“Tôi đã đi nhiều nước, kể cả những nước lớn trong và ngoài khu vực châu Á, tôi thấy tình hình an ninh, chính trị ở ta rất ổn định, an toàn. Rõ ràng, đời sống kinh tế, vật chất của ta còn những khó khăn nhưng an ninh quốc gia đảm bảo, chính trị ổn định, ngay người nước ngoài đến Việt Nam cũng vậy, họ rất yên tâm, không phải lo ngại việc này, việc kia…

...Trên thực tế, chính những kẻ tung ra các luận điệu bịa đặt, vu khống đó mới vi phạm dân chủ, nhân quyền nhất. Cái dân chủ, nhân quyền của Việt Nam phù hợp hoàn cảnh văn hóa, lễ nghi tôn giáo của người Việt Nam, họ không hiểu được hoặc cố tình không hiểu rồi cứ nhìn từ góc nọ sang góc kia…” . Vị hòa thượng này còn gọi công an là “đồng chí” và hết lời khen ngợi ngành công an!

(“Đại biểu Quốc hội - Thượng tọa Thích Thanh Quyết: Vật chất tuy còn những khó khăn, nhưng an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo”, báo CAND).



Hay một hòa thượng khác, Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam:

“Việt Nam là nước tôn trọng nhân quyền, là nước có tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo thực sự, hoàn toàn không giống như những luận điệu xuyên tạc của một số chính trị gia chống lại Việt Nam.

Gần đây, có một số kẻ xưng là người của tôn giáo này, tôn giáo kia, nhưng có hành vi vi phạm pháp luật, bị xử lý nên nói rằng Việt Nam không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. Nếu họ là tu sĩ chân chính, không vi phạm pháp luật thì chẳng bị xử lý. Bất kỳ ai vi phạm luật pháp của quốc gia nào đều bị xử lý theo luật pháp quốc gia đó." (“Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam:Tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng tại Việt Nam là rõ ràng” (báo QĐND)

Không biết, giữa sự suy đồi về mặt tinh thần, không nhìn thấy sự thật, khen ngợi một đảng cầm quyền, một chế độ luôn luôn đứng trên luật pháp, có “thành tích” đàn áp tôn giáo, vi phạm nhân quyền trầm trọng, với sự suy đồi trong hành động, vi phạm những giới luật, vi phạm pháp luật của xã hội, điều nào đáng buồn hơn?

Tin rằng những hiện tượng trên chỉ là số ít, trong khi những bậc chân tu thật sự với uy tín, đạo đức, phẩm hạnh không tì vết, vẫn chiếm đa số, trong môi trường Phật giáo VN. 

*Nguyên tựa bài là: VN- sự ô trọc, đôi khi, lan cả vào nhà chùa

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA UNESCO VÀ UNITED NATIONS – Nguyễn Thùy Trang

Posted on | Để lại phản hồi | Sửa

 

  KHI ĐẢNG THỔI KÈN– VIỆT NAM “TRÚNG CỬ” VÀO HỘI ĐỒNG LIÊN HIỆP QUỐC

SỰ KHÁC BIỆT
GIỮA UNESCO VÀ UNITED NATIONS
 
 
UN-0

UN-1
 
  • Chỉ có 4 nước xin vào GHẾ mà có “4 GHẾ” TRỐNG thì gọi gì là TRÚNG CỬ ? Nếu nói như vậy thì ngay cả thằng MỌI nó đi xin việc ở một thành phố 1 người ở thì nó cũng “TRÚNG CỬ” dễ dàng.
Chữ CỬ ở đây mang tính bầu cử và khi bầu cử thì có tính cạnh tranh, thi cử trong đó. Đằng nầy trong cuộc bầu thì chẳng có ai biểu quyết DƠ TAY hay DƠ CHÂN gì mà chỉ là filling the empty seats thì đâu gọi là TRÚNG CỬ được!
 
CHIẾC ÁO ĐÂU LÀM NÊN THẦY TU!. Ngay cả nước bạo tàn như TRUNG QUỐC hay BẮC TRIỀU TIÊN mà có ghế trống, thì nó cũng “TRÚNG CỬ” thì cái chức danh HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LHQ có ăn thua gì.
 
Đừng lầm điều nầy nhé, cái tên LIÊN HIỆP QUỐC là dùng cho UN (UNITED NATIONS) còn UNESCO (The United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization) là một bộ phận khác cũng dùng tên LIÊN HIỆP QUỐC nhưng không phải là diễn đàn dành cho các mục CHÍNH TRỊ.
 
Trong UNESCO có một nhánh là “The Office of the High Commissioner for Human Rights” thì Tổ chức nầy là tổ chức mà Việt Nam vừa “TRÚNG CỬ” vào. Chi nhánh “The Office of the High Commissioner for Human Rights” không có liên quan gì tới tổ chức UNITED NATIONS.
 
Tuy là tổ chức có trùng nhau danh từ (LIÊN QUỐC GIA) nhưng cách làm việc của UNITED NATIONS và UNESCO hoàn toàn khác nhau.
 
Sau khi UNESCO cho nước Palestine được làm thành viên thứ 195 thì Mỹ áp lực và cắt viện trợ cho UNESCO trong vòng 3 năm mất 220 triệu USD. Vì Mỹ không thèm đóng tiền nên UNESCO đã không cho Mỹ được quyền bầu bán trong tổ chức nầy nữa.
Tổng Giám Đốc của UNESCO là bà Irina Bokova trong khi đó Tổng Thư Ký của UNITED NATIONS là ông Ban Ki-moon.
Nguyên cái tổ chức UNESCO chỉ là một thành viên của United Nations Development Group (UNDG) chứ không phải UNESCO là UNITED NATIONS hay là một bộ phận của UNITED NATIONS mà nhiều người lầm tưởng.
 
Những nước Cộng Sản như Trung Quốc và Việt Nam thích đánh lận con đen, đánh đồng giữa UNITED NATIONS và UNESCO nên mới mập mờ dùng tên là LIÊN HIỆP QUỐC chung cho nó OAI.

Nguyễn Thùy Trang

Posted by
Labels:
*

nhà báo Bùi Bảo Trúc – (11-11-2013)

 

Ảnh
“Thư Gửi BẠN TA” là một trang nhà gồm các bài viết của nhà báo Bùi Bảo Trúc dành riêng cho các độc giả trên mang lưới toàn cầu, xuất hiện đều đặn trên các báo Việt tại hải ngoại trong nhiều năm qua. Các báo Việt ngữ khác muốn phổ biến xin liên lạc trực tiếp với tác giả qua địa chỉ “tgbt@yahoo.com“.

Ngày 11 tháng 11 năm 2013
Bạn ta,
Đáng lý ra, tôi phải yêu những cái mũ liège lắm. Gọi nó là mũ liège vì nó được làm bằng liège, một thứ bấc, bọc bên ngoài bằng một lớp vải trắng, thỉnh thoảng phải dùng phấn nước đánh lên một lớp cho trắng.
Kiểu mũ ấy lại có lúc đi đôi rất hợp với chiếc áo dài trắng, quần trắng như trong mấy chiếc ảnh cũ của một người giáo sinh trường sư phạm Đông Dương ở Hà Nội mà tôi tìm thấy trong tập ảnh cũ của người đàn ông đầu tiên ở trong làng lên tận Hà Nội học để trở thành “chú giáo Bảo”, ông bố của tôi.
Kiểu mũ mà còn có người gọi là mũ thuộc địa ấy rất thông dụng trong những năm 30, 40, 50 ở Việt Nam mà chính tôi cũng có một cái và bị ông bố bắt phải đội mỗi lần ra khỏi nhà, đi học.
Và cũng chính vì thế mà tôi bắt đầu ghét nó. Tôi chỉ đội nó từ nhà đến nhà người bạn ở đầu xóm, gửi nó lại và để đầu trần đi học. Không đội nó vì bị mấy người bạn chế là đồ nhà quê. Từ đó, tôi không bao giờ đội nó nữa, trong suốt những năm ở trung học.
Kiểu mũ ấy thực ra rất tốt. Nó làm mát đầu người đội dưới cái nắng của một xứ nhiệt đới. Nhưng nó quả thật là “nhà quê” như những người bạn tôi nói. Nó xuất xứ từ Ấn độ khi nước này còn là thuộc địa của người Anh. Nó nhanh chóng tiến sang những quốc gia thuộc địa khác thuộc vùng nhiệt đới và đến Việt Nam cùng với người Pháp hồi những năm 30, và nó nhập ngay vào cách ăn mặc của người Việt. Nhưng có một chi tiết hơi khác giữa những cái mũ liège ở miền Bắc và những chiếc ở miền Nam. Những chiếc mũ liège ở miền Nam dầy hơn, to hơn những chiếc ở miền Bắc, trông như cái của ông Albert Schweitzer đội khi làm việc và sống ở Phi châu.
Ngay sau khi di cư vào Sài Gòn, tôi được dẫn đi mua một cái trong một tiệm trên đường Lê Thánh Tôn và bắt đầu ghét nó liền từ đó.
Nhưng tôi chỉ thật sự ghét nó, ghét cay ghét đắng nó, ghét như đào đất đổ đi, ghét luôn cả tông chi họ hàng nhà nó, ghét đến độ thành dị ứng với nó, cứ trông thấy nó là phải nhìn đi chỗ khác… là khi nó xuất hiện với mầu cứt ngựa trên những con đường Sài gòn hôm 30 tháng 4 gần bốn chục năm trước.
Sau đó, thỉnh thoảng tôi lại thấy nó trong những bức ảnh chụp ở Hà Nội, trong một tiệm sửa mũ nón, trên đầu của những người dân thường, lố nhố trong những đám đông trong mấy ngày lễ, Tết nhất quanh bờ hồ, gần đền Hùng, lối vào chùa Hương… Cứ thoáng trông thấy nó là khó chịu hết sức. Tôi hiểu những người dân thường ấy cần cái mũ che mưa che nắng để đội lên đầu chứ cũng chẳng là bộ đội bộ điếc gì. Tiền bạc không có, lấy gì kiểu cọ thay vì cái mũ cối ấy.
Nhưng tôi vẫn ghét nó.
Tôi không biết đến đời kiếp nghiệp lai nào thời trang mới ghé lại, tiền bạc mới dễ dàng hơn để người ta dẹp hẳn nó đi, thay nó bằng những chiếc mũ khác.
Trong thời gian chờ đợi ngày ấy đến, thì tôi đành phải tiếp tục ghét nó vậy.
Ngoài ra, còn có một lý do khác để ghét nó, đó là nó làm cho người đội nó xấu trai đi rất nhiều.

Ngày 12 tháng 11 năm 2013
Bạn ta,
Hồi học lơp đệ Tam, tương đương với lớp 10 ngày nay, chúng tôi được dậy một bài văn của Rabelais nhan đề Mouton de Panurge.
Panurge là bạn của Pantagruel, và là con của Gargantua. Trong một chuyến đi xa với Pantagruel, Panurge có chuyện cãi nhau với một nhà buôn tên là Dindenault vì bị Dindenault lừa bán cho một món hàng với giá cắt cổ. Để trả thù Dindenault, Panurge mua một con cừu của Dindenault rồi quăng con cừu vừa mua xuống biển. Con cừu này kêu ầm lên và tiếng kêu của nó lôi kéo luôn cả bầy cừu của Dindenault và luôn cả Dindenault nhẩy theo xuống biển và Dindenault cuối cùng chết đuối dưới biển.
Mouton de Panurge trở thành một danh từ để chỉ những người làm theo, bắt chước những người khác một cách mù quáng bất kể những hành động bắt chước đó hay dở ra sao cũng cứ làm như những con cừu nhẩy xuống biển vì thấy con cừu của Panurge bị ném xuống nước.
Mới đây, một em-xi trong nước vừa bị một trận “vỡ mặt” chỉ vì nhắm mắt nhắm mũi nói một câu vô cùng vô duyên, câu “xin quí vị một tràng pháo tay” để cho “các đồng bào miền Trung đang bị bão lũ”.
Miền Trung bị bão Hải Yến kéo qua, tuy không bị nặng như ở Phi Luật Tân, nhưng trận thiên tai vẫn gây tàn phá, thiệt hại nghiêm trọng cho nhiều vùng. Các nạn nhân đang khốn đốn với trận bão thì em-xi xin “một tràng pháo tay” cho đồng bào.
Câu “xin một tràng pháo tay” là một câu vô duyên khủng khiếp nhưng lại được lôi ra dùng nhiều nhất. Hình như làm em-xi là phải lận lưng câu này để lúc nào bí, không biết nói gì, thì lôi ra dùng ngay. Câu xin xỏ này là một câu được những em-xi bạ đâu dùng đó, một thứ thuốc đem dùng để trị bách bệnh, nhưng không chữa được bệnh nào cả.
Đó là một câu khinh thường, nhục mạ các nghệ sĩ trình diễn và luôn cả khán giả nữa.
Vỗ tay là việc làm tự ý của khán giả để bầy tỏ sự tán thưởng gửi cho người trình bầy một bản nhạc, một bản đàn, một vở kịch hay một bài nói chuyện của diễn giả. Thế thì tại sao phải “xin quí vị một tràng pháo tay” cho ca sĩ, nhạc sĩ, kịch sĩ, diễn giả? Vì những người ấy quá dở, dở đến nỗi phải xin cho họ một tràng pháo tay để an ủi họ hay sao?
Xin xỏ như vậy là nhục mạ những nghệ sĩ trình diễn, những kịch sĩ, diễn giả… cho rằng họ tệ, họ dở, hát hỏng, đàn địch, nói chuyện, diễn thuyết không ra gì đến độ phải xin cho họ tràng pháo tay.
Còn về phía khán giả thì nếu thấy hài lòng, thán phục thưởng thức khả năng trình diễn, diễn xuất, hùng biện của các nghệ sĩ, diễn giả thì khán giả tất nhiên sẽ tự động bầy tỏ sự tán thưởng đó, không cần phải được nhắc nhở, chỉ vẽ. Ông Tú Xương đi nghe hát ả đào có bao giờ được yêu cầu đánh một hồi trống chầu để tán thưởng giọng hát của ca nhi đâu? Đề nghị ông cho một vài tiếng trống chầu thì có mà chết với ông, ông cho vào thơ bêu riếu cho mà xấu cả mấy đời.
Thế thì xin một tràng pháo tay của khán giả có khác gì nói với khán giả rằng này, các ông không biết thưởng thức gì hết cả, thực bất tri kỳ vị, miếng ngon ăn vào mồm cũng không biết, ca nhi, nhạc sĩ ca hát như thế mà cứ như là đàn gẩy tai trâu cả… Vỗ tay lên chứ, sao cứ ngồi trơ mắt ra như thế kia?
Câu “xin quí vị một tràng pháo tay” không biết do một người vô ý thức nào nghĩ ra, thế là những con cừu của Panurge nhao nhao lên giọng bắt chước, bất kể hay dở thế nào cứ thế mà “xin quí vị một tràng pháo tay”. Đang đứng đực mặt ra trên sân khấu, không biết nói gì… thế là em-xi “xin quí vị một tràng pháo tay” cho giọng hát, cho ban nhạc, cho chuyên viên ánh sáng, cho diễn giả…
Có lẽ những người xin làm em-xi, mà chuyện xin làm này là có thật, lúc vận động để được ban tổ chức cho lên sân khấu đều phải viết trong résumé xin việc rằng sẽ nói rất nhiều lần câu “xin quí vị một tràng pháo tay” và đã từng dùng câu này nhiều lần nên nay làm rất quen miệng thì phải.
Trong những trường hợp như thế thì “xin quí vị một tràng pháo tay” là rất nên, rất cần và rất đúng. Vì em-xi vô duyên và ăn nói dở ẹc như vậy thì cần cho một tràng pháo tay lắm đấy chứ.
Như cô em-xi ấm ớ ăn nói tầm bậy tầm bạ trong một chương trình nhạc ở Hà Nội mới đây bị chửi cho nát mặt vậy.

Ngày 13 tháng 11 năm 2013
Bạn ta,
Đã lâu lắm tôi không nghe bài hát ấy nên lục lọi trí nhớ mãi mà trong đầu cũng chỉ còn được một hai câu: “Em chỉ yêu có anh binh nhì, dầu rằng đồng lương của anh thì rất ít, mà tài chiến đấu của anh thì không ai bằng…”
Tôi đã vào trong internet cũng không tìm thấy được những chi tiết khác như tên tác giả hay lời đầy đủ của bài hát. Không thấy một ca sĩ hải ngoại nào hát và thu thanh nó.
Trong các video ca nhạc có những bài nhạc gọi là nhạc lính thì cũng chỉ thấy mấy bài với giọng nam thì quân phục toàn của các đơn vị dữ dằn, dây biểu chương trên vai, ở cổ áo ít ra thì cũng hai ba hoa mai vàng… giọng nữ thì cứ như mười chín đôi mươi, áo dài đẹp ơi là đẹp. Chỉ phải tội chàng thì hơi béo, bụng phệ, tóc tai nhuộm rất kỹ, còn nàng thì cũng son phấn hơi nhiều, lông nheo giả chớp lia lịa …
Hình như chúng ta đã quên họ rồi. Trong những lễ lạc thì gần như bao giờ cũng thấy lon lá đầy người, chẳng thấy cái cánh gà nào trên tay áo. Chắc nhiều người thấy mình chỉ có cái cánh gà nên cũng không muốn phải đứng cạnh những bông hoa trên cổ áo nên lại càng không muốn xuất hiện.
Thế nên những chiếc cánh gà và bài ca về tình yêu với anh binh nhì không còn trông thấy, nghe thấy nữa. Trong khi chính những người lính ấy mới là những người đóng góp nhiều nhất, nằm xuống nhiều nhất để lại thân thể nhiều nhất trên chiến trường. Nhưng không ai nhắc về họ. Những ca khúc thì hết “phi đạo chạy dài, anh cất cánh bay lên…” rồi lại hoa biển, tuyết trắng, trùng dương nổi sóng lắc lư con tầu đi… Hoàn toàn không thấy những bước chân tội nghiệp bám theo xích M-113, đu leo lên những chiếc xe 10 bánh lao vun vút trên những con đường bụi lầm.
Hai hôm trước là Ngày Cựu Chiến Binh Mỹ. Cũng có lễ lạc, diễn hành… nhưng người ta không chỉ thấy các quan to súng dài. Bức tượng ở gần bức tường chữ V bằng đá đen là tượng ba người lính, một da trắng, một da đen và một Hispanic nét mặt mỏi mệt đều là những người lính không lon lá gì.
Bức tượng Thương Tiếc ở ngoài nghĩa trang quân đội Biên Hòa tạc một người lính, cây súng trên đùi cũng vẻ mặt mỏi mệt. Nhưng bức tượng ấy cũng đã bị kéo đổ bây giờ không biết đã bị quăng đi đâu.
Bỗng nhớ Nguyễn Bắc Sơn vô cùng…
…Mai ta đụng trận ta còn sống
Về ghé sông Mao phá phách chơi
Chia sớt nỗi sầu cùng gái điếm
Đốt tiền mua vội một ngày vui
.
Ngày vui đời lính vô cùng ngắn
Mặt trời thoăt đã ở phương Tây
Nếu ta lỡ chết vì say rượu
Linh hồn ta chắc sẽ thành mây bay
.
Linh hồn ta chắc sẽ thành đom đóm
Vơ vẩn trong rừng động Thái An
Miền Bắc sương mù giăng bốn quận
Che mua dùm những nắm xương tàn…
.
Con đom đóm đã ở lại Thái An. Không còn ai nhắc đến nó nữa.

Ngày 14 tháng 11 năm 2013
Bạn ta,
Bão Hải Yến được coi là trận bão lớn nhất từ trước đến nay đã thổi vào Phi Luật Tân. Hơn 10 triệu người dân của đảo quốc này đã bị những ảnh hưởng tàn khốc mà trận thiên tai này gây ra. Điều này có nghĩa là khoảng 10% dân số Phi là nạn nhân của bão.
Theo Liên Hiệp Quốc thì con số người chết có thể lên đến 10 ngàn người, và số những người mất nhà cửa, lâm cảnh màn trời chiếu đất là hơn 600 ngàn người. Thiệt hại về tài sản hiện chưa biết là bao nhiêu nhưng nhất định không phải là nhỏ. Theo một con số ước lượng của Đức thì thiệt hại có lên đến hơn 10 tỉ đô la. Là một quốc gia không giầu có gì cho cam, Phi đang rất cần thế giới trợ giúp cấp thời để cứu sống các nạn nhân.
Liên Hiệp Quốc ước đoán Phi cần tới cả mấy trăm triệu đô la để giúp các nạn nhân làm lại cuộc đời, và nhất là sống qua những khó khăn rất lớn hiện nay.
Anh quốc cho biết sẽ gửi khoảng 15 triệu đô la. Úc gửi gần 10 triệu. Nhật cũng gửi 10 triệu. Indonesia, một nước không dư giả gì hứa gửi 2 triệu. Đại Hàn gửi 5 triệu. Liên Âu gửi 4 triệu. Tân Tây Lan gửi 2 triệu 500 ngàn. Canada hứa giúp 5 triệu. Hoa kỳ sẽ gửi 20 triệu ngoài các nỗ lực cứu trợ khác.
Mấy con số vừa kể là những chi tiết mới nhất theo những hãng tin quốc tế. Có thể những khoản tiền này sẽ tăng thêm trong những ngày tới. Trong khi đó, chưa thấy một con số nào từ các nước Ả Rập và liên bang Nga.
Đặc biệt Trung quốc hứa sẽ chuyển MỘT TRĂM NGÀN đô la và MỘT TRĂM NGÀN khác qua Hồng Thập Tự Trung quốc. Tổng cộng là HAI TRĂM NGÀN đô la để trợ giúp cho Phi Luật Tân.
Trung quốc có một nền kinh tế đứng thứ nhì trên thế giới và lúc nào cũng tuyên bố là láng giềng tốt của các nước trong vùng. Ai cũng biết giữa Trung quốc và Phi Luật Tân đang có những tranh chấp ở biển Đông. Trung quốc ngang nhiên lấn chiếm một số đảo của Phi và Việt Nam. Đáng lẽ vào lúc này, trong khi Phi đang tang gia bối rối, Bắc kinh xắn tay áo nhẩy vào trợ giúp, đóng góp cho nỗ lực cứu trợ thiên tai bằng tiền bạc và nhân lực thì hình ảnh của Trung quốc, một nước lớn lúc nào cũng chỉ hăm dọa các nước khác bằng võ lực sẽ bớt đi những điều xấu xa của một tên du côn chuyên cậy lớn bắt nạt người khác.
Trước nhu cầu cứu trợ hết sức lớn của Phi, số tiền HAI TRĂM NGÀN đô la bên cạnh những đóng góp nhiều gấp mấy chục lần như của Indonesia thì “anh lớn” hiện nguyên hình của một tên tham lam, ích kỷ khốn nạn chỉ biết đến mình, cậy khỏe bắt nạt yếu.
Trong khi đó, mở lại những trang báo cũ, cũng không lâu lắm, người ta thấy sau trận động đất ở Tứ Xuyên (12 tháng 5 năm 2008), thế giới đã xúm lại gửi tiền giúp Bắc kinh. Một nước như Lào cũng giúp 5 triệu 500 ngàn đô la như chính Tân Hoa Xã loan báo ngày 17 tháng 5 năm 2008. Nhật tặng gần 10 triệu, Đại Hàn 5 triệu.
Một nước nhiều xích mích với Trung quốc là Ấn độ gửi giúp 5 triệu.
Số tiền 200 ngàn đô la để giúp Phi sau trận bão khủng khiếp này là một sự lăng mạ, sỉ nhục khi để cạnh những trợ giúp của thế giới văn minh và tử tế dành cho Phi trong lúc khốn cùng. Số tiền 200 ngàn này đồng thời lại bầy ra hình ảnh của một tên du côn xấu xa cùng cực chỉ biết cậy lớn ăn hiếp các nước yếu.
Tinh thần của Khổng Tử đâu rồi? Những lời khuyên nhân ái và tử tế của cụ để mất rồi chăng?
Nhưng tại sao lại muốn xây một viện Khổng Tử ở Việt Nam và lại còn được bọn đười ươi ở Hà Nội đồng ý cho xây? Để dậy những trò lưu manh, bất lương, thiếu văn hóa thiếu đạo đức như người ta vừa thấy qua việc gửi 200 ngàn đô la cứu trợ cho Phi Luật Tân hay sao?
Tục ngữ Anh có câu “A friend in need is a friend indeed” gần giống như câu “nhà khó mới biết con có hiếu, nước loạn mới biết tôi trung“. Và bây giờ, cháy nhà ra mặt chuột, sau trận bão thì lòi mặt một bọn chó dại lúc nào cũng chỉ vục mặt vào ăn, đớp, lợi dụng bạn bè, bắt nạt hàng xóm, ăn trộm ăn cướp. Chúng nó đang ở Bắc kinh ấy mà.
Cũng cần nhắc ở đây một chi tiết nhỏ là chính phủ Phi đã gửi giúp Trung quốc 450 ngàn đô la sau trận động đất ở Tứ Xuyên, tức là hơn gấp 2 lần số tiền Bắc Kinh gửi cứu trợ bão Hải Yến cho Phi.

Bùi Bảo Trúc
Ảnh