Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

nhà báo Bùi Bảo Trúc - (28-8-2013)


"Thư Gửi BẠN TA" là một trang nhà gồm các bài viết của nhà báo Bùi Bảo Trúc dành riêng cho các độc giả trên mang lưới toàn cầu, xuất hiện đều đặn trên các báo Việt tại hải ngoại trong nhiều năm qua. Các báo Việt ngữ khác muốn phổ biến xin liên lạc trực tiếp với tác giả qua địa chỉ "tgbt@yahoo.com".



Ngày 28 tháng 8 năm 2013

Bạn ta,
Một tờ báo trong nước, tờ Kiến Thức trong số đề ngày 27 tháng 8 cho biết theo thống kê của Cục Kiểm Tra Văn Bản Qui Phạm Pháp Luật thì trong thời gian 10 năm qua, từ năm 2003 đến 2013, có khoảng 50 ngàn văn bản sai trái đã được "xử lý" ở các mức độ khác nhau.
Nói cách khác, đã có 50 ngàn thứ luật lệ, qui định bị dẹp bỏ vì bị coi là bố lếu bố láo, bị dân chúng phản đối, thẳng tay đòi thu hồi, vô hiệu hóa.
50 ngàn là một con số không nhỏ. Chia đều cho 10 năm thì mỗi năm có khoảng 5 ngàn , và như vậy thì mỗi ngày có hơn 13 văn bản luật pháp hay qui định bị dẹp bỏ, không còn được áp dụng nữa sau khi ban hành.
Luật lệ gì mà quái đản như vậy! Nay ban hành, mai thu hồi, dân chúng ai biết đâu mà lần. Thiếu gì cảnh công an cảnh sát đem những thứ luật nhảm nhí đó ra làm khó người dân để ngay sau đó lại phải hủy những biện pháp vừa được áp dụng để tạo khó khăn cho đời sống người dân.
Mới đây nhất, hai bộ trong chính phủ lại lôi một đề nghị từng bị dẹp cách đây không lâu ra để thảo luận trở lại. Chuyện thảo luận chưa đi đến đâu thì tin tức lộ ra ngoài, tin thì nói đó là ý kiến của bộ Y Tế, tin thì nói đó là việc của bộ Giao Thông Vận Tải, thế là đồng đổ bóng, bóng đổ đồng bên nọ chối, bên kia né, không bên nào nhận là đã đưa ra đề nghị quái đản về chuyện lái xe gắn máy. Đại khái theo những đề nghị này thì muốn được cấp bằng lái xe gắn máy 50cc, thì ứng viên phải cao hơn 1m45, nặng hơn 40 kg , và ngực phải đo được hơn 72cm.
Thực ra, năm 2008, bộ Y Tế đã đưa ra Quyết Định số 33 với những điều kiện như vừa kể nhưng sau đó, văn bản này đã bị thu hồi thì nay lại được lôi ra thảo luận.
Theo những giải thích của bộ Y Tế thì những đòi hỏi đó được đưa ra để bảo đảm là người sử dụng các loại xe này có đủ sức khỏe để điều khiển xe. Người sử dụng phải có tay chân đủ sức để bóp embrayage, điều khiển tay gas, chân phải đủ sức để sang số và đạp thắng. Nếu không đủ sức để sử dụng các bộ phận kể trên của xe thì có thể dễ gây tai nạn. Điều đó có thể đúng. Nhưng đưa thêm qui định về vòng ngực thì có thể là vô lý. Vòng ngực 72 cm không hề bảo đảm cho sức mạnh của bàn tay và cánh tay.
Những chiếc velo solex máy đặt ở phía trước không bao giờ đòi hỏi người sử dụng nó phải có bộ ngực đo được bao nhiêu centimét mà có bao giờ loại xe này gây nguy hại cho sức khỏe người sử dụng đâu.
Rõ ràng việc đề ra những quy định này chỉ là việc làm của một bọn vô công rồi nghề, bịa ra những chuyện ngu xuẩn vớ vẩn cho có chuyện để làm rồi sau đó lại thu hồi nhũng thứ luật lệ quái đản đó mà thôi.
Muốn lo cho sức khỏe của người dân, muốn tránh những thảm họa cho người tiêu thụ thì sao không ngăn chặn thịt thối tuồn vào thành phố, rau tươi tưới bằng các hóa chất độc hại, trái cây tẩm thuốc độc cho chóng chín?
Cấm ngực nhỏ lái xe 50cc, lại còn cấm luôn cả những người bị bệnh da liễu, vẩy nến, vẩy cá, nấm … thì còn ai được cấp bằng lái để ra đường cho các anh cảnh sát giao thông chặn lại làm tiền chôm chĩa với nhau rồi ra luật cấm chụp hình quay phim các anh cảnh sát giao thông đòi hối lộ kiếm kế sinh nhai cho được?
Chao ôi, luật với lai chẳng lệ trong cái đất nước tệ lậu ngày nay nữa?
Tưởng tượng đang lái xe lại bị các anh cảnh sát giao thông liêm chính vẫy lại hỏi đủ các thứ giấy tờ rồi lại rút cái thước ra đo bộ ngực omega của tôi, kế đến lại đòi cái … đồng hồ giữ làm kỷ niệm thì nói năng thế nào với mẹ cháu ở nhà đây!

Ngày 29 tháng 8 năm 2013
Bạn ta,
Tại Cần Thơ đang có một cuộc triển lãm mà giấy mời ghi rõ là để ghi nhớ ngày kỷ niệm 68 năm diễn ra cuộc cách mạng tháng Tám và đồng thời cũng là ngày quốc khánh 2 tháng 9 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Cuộc triển lãm còn kéo dài cho đến hết ngày 15 tháng 12 với hàng trăm cổ vật tìm thấy được trong một con tầu đắm ở ngoài khơi Cà Mau, những bình cổ, chén bát bằng sứ nhiều món còn nguyên vẹn sau bao nhiêu năm nằm dưới đáy biển. Con tầu chở những sản phẩm gốm của thời Ung Chính nhà Thanh đang trên đường đi Âu châu thì đắm ở Cà Mau. Các hiện vật này, khoảng hơn 130 ngàn món, được tìm thấy hồi năm 1998 và tuần này được đem tới trưng bầy ở Cần Thơ.
Nguyên việc đem những cổ vật tìm thấy ở Cà Mau trưng bày tại Cần Thơ cũng đã là không thích hợp rồi. Phải là những thứ xuất xứ ở Cần Thơ trong giai đoạn lịch sử ấy, và phải là những thứ có dính dáng đến cuộc cách mạng tháng Tám và ngày 2 tháng 9 chứ.
Mấy món chai lọ, bình bát, tô chén vớt được ở vùng biển ngoài khơi Cà Mau thì liên quan gì đến cách mạng, và đến thành phố Cần Thơ ?
Mà đó lại là những món sản xuất tại Trung quốc thời nhà Thanh đang trên đường đem bán sang Âu châu.
Giải thích như thế nào về sự có mặt của mấy món đồ sứ đó trong phòng triển lãm về cuộc cách mạng tháng Tám và ngày 2 tháng 9?
Việc đưa những món cổ vật này ra trưng bầy trong phòng triển lãm là một việc làm hoàn toàn sai trái. Những cái chén bát cổ đó không có bất cứ một lý do nào để được đem ra bầy tại cuộc triển lãm kỷ niệm hai biến cố của nước Việt Nam.
Nhưng nguy hiểm hơn là việc đem trưng bầy những món cổ vật ấy chắc chắn sẽ khiến cho người xem coi chúng có những liên hệ với lịch sử Việt và ngày quốc khánh của Việt Nam.
Chúng là những cổ vật xuất xứ từ Trung quốc, lại cũng chẳng ra đời hay xuất hiện, hay được tìm thấy trong thời điểm diễn ra cuộc cách mạng tháng Tám hay nhân ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Việc có mặt của những món cổ vật của nhà Thanh chỉ có thể hợp lý nếu Việt Nam là một phần của nước Tầu. Nhưng không phải là như thế. Vậy thì sao lại đem bầy những cái tô cái chén đó tại phòng triển lãm cách mạng tháng Tám và quốc khánh Việt Nam?
Việc đem những món đồ gốm của đời nhà Thanh chỉ có thể là một việc làm tự coi quốc khánh Việt Nam, cách mạng tháng Tám là những sinh hoạt của Tầu, của nước Tầu.
Vào lúc đang diễn ra những chuyện không hay giữa Việt Nam và Tầu, và trong khi bọn thực dân xâm lăng mới đang tìm mọi cách khiêu khích, bắt nạt, lấn át, lộ rõ tham vọng xâm lấn đất đai của Việt Nam thì bọn ngu xuẩn dốt nát tổ chức cuộc triển lãm đầu Ngô mình Sở với những món cổ vật tầm bậy tầm bạ vớt từ một chiếc tầu buôn Trung quốc trên đường đi Âu châu.
Giá như chiếc tầu ấy đem bán những thứ trên tầu để lấy tiền giúp cách mạng Việt Nam thì cũng tạm hiểu được đi.
Nhưng đem những thứ vớ vẩn như vậy trưng bầy nhân kỷ niệm cách mạng tháng Tám và quốc khánh 2 tháng 9 thì ngu khong để đâu cho hết ngu là vậy.
Khách đến thăm tha hồ được thấy tận mắt nước ta và nước Tầu chỉ là một. Bằng cớ rõ ràng, không chối vào đâu được rồi nhé.
Thảo nào ông Điếu Cầy chỉ cần phản đối bọn Tầu cướp đất, cướp biển là bị đem đi giam mút chỉ.
Bọn ngu xuẩn ở Cần Thơ, như vậy, chỉ kỷ niệm cuộc cách mạng tháng Tám và ngày quốc khánh của bọn Cộng sản chúng nó chứ không bao giờ là của nước Việt Nam cả.

Ngày 30 tháng 8 năm 2013
Bạn ta,
Một tờ báo tiếng Anh ở Hán Thành, tờ Korea Times vừa tiết lộ một chuyện khá lý thú. Và nếu trò này được nhiều người bắt chước làm theo thì có thể số người chống đối sẽ không phải là con số nhiều lắm.
Trong những năm gần đây, bất cứ cái gì từ Hàn quốc tung ra đều được hưởng ứng rất kỹ. Phim ảnh, ca nhạc, thời trang Hàn quốc được đông đảo người Việt ở trong nước hết sức ưa chuộng. Vài ba ngôi sao Hàn quốc đến thăm Việt Nam đều được đón tiếp rất nồng nhiệt. Một tài tử điện ảnh nọ, theo tờ Tuổi Trẻ, trong một chuyến đi Hà Nội cách đây mấy tháng, khi vừa rời khỏi chiếc ghế ngồi tại một buổi gặp gỡ các cuồng "fan" thì lập tức cả chục người nhào đến ôm lấy cái ghế hít lấy hít để.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những lúc được ái mộ nhất cũng không được dành cho những cái hít hà như thế.
Người ta bắt chước tất cả mọi thứ xuất xứ từ Đại Hàn. Có nhiều thứ bắt chước cũng đúng. Đại Hàn trong có vài chục năm đã phát triển vượt bực về nhiều mặt, và nay đã trở thành một cường quốc đáng nể về kinh tế cũng như quân sự tại vùng đông bắc Á. Bắt chước để tiến lên như Đại Hàn thì tại sao lại không?
Tờ Korea Times cách đây mấy hôm cho biết phụ nữ, và luôn cả một số đàn ông Đại Hàn đã đua nhau kéo đến các trung tâm giải phẫu thẩm mỹ để nhờ các chuyên gia giải phẫu thẩm mỹ giúp tạo cho họ những nụ cười và để cho những nụ cười luôn luôn đậu ở trên môi. Một đường cắt ở khóe miệng, hai ba mũi khâu là có ngay một nụ cười trên môi. Khuôn mặt sáng hẳn ra.
Trò giải phẫu này được thực hiện rất thành công đã đem lại những nét khả ái cho nhiều phụ nữ trẻ, và luôn cả rất nhiều người đàn ông.
Thế là sau những dịch vụ gọt hàm, độn cằm, cắt mí, làm cho đôi mắt biết cười, nay đến những nụ cười được tạo ra cho những khuôn mặt bí xị lúc nào cũng như ngủ chưa đã mắt, lúc nào cũng như thiếu ngủ trở thành dễ coi hơn, ở nhà cũng như lúc ra đường.
Hy vọng sẽ nhiều người Việt Nam đổ xô đi nhờ dao kéo để "em về điểm phấn tô son lại, ngạo với nhân gian một nụ cười" như trong hai câu thơ của Thái Can.
Những khuôn mặt hình sự thường trực nhăn nhó khó khăn có thể sẽ dần biến đi trên những khuôn mặt quê hương (?) "đi qua nửa đời không có một ngày vui" (TCS) sẽ sáng lên một chút.
Không phải là chỉ ở trong nước, mà luôn cả ở những nơi ở ngoài nước cũng vậy. Nhất là ở nam California nơi rất đông người Việt đang sống vui vẻ hạnh phúc. Nhưng nhiều người lại rất … hình sự khi ra đường.
Hình như những người này đã tâm nguyện với mình là ra đường phải khó đăm đăm mới đúng điệu, mới hợp thời trang thì phải.
Tôi đã gặp không ít những nhan sắc ấy.
Vào ngân hàng, đẩy cái cửa , giữ lấy cánh cửa chờ người phía sau, nhưng người "đi qua đời tôi" vẫn cứ nghiêm và buồn. Tự nhiên tôi được quí nhân ấy tìm ngay cho công việc giữ cửa cho các ngài.
Lái xe đi trên đường, nhường cho xe của quí nhân đi từ parking lot tiến ra, lại một khuôn mặt không vui khác.
Đang xếp hàng chờ đến lượt mình thỉnh thoảng cũng thấy một người Việt hồn nhiên tiến vào, cắt ngang chen lên phía trước. Đi chợ, đi ăn trả tiền cũng gặp nhiều đồng hương như thế. Có thể cấu trúc của những cái mặt khiến cho những người có những khuôn mặt ấy giống như những người anh em họ xa của chúng ta khi vừa ăn một củ gừng to tổ chảng chăng?
Nhưng nay, các dao kéo Đại Hàn sẽ có thể giải quyết những trường hợp ấy để quăng đi vĩnh viễn những củ gừng cho biến luôn những nét hình sự đó cho rất nhiều người được nhờ.
Cuốn phim dựa trên một tác phẩm của Francoise Sagan, Un Certain Sourire có một câu hát rất hay: nụ cười nào đó ấy sẽ ám ảnh mãi trong tâm tưởng của bạn hoài hoài.
Có thể vì nó vừa được sửa bằng dao kéo rồi chăng?
Bùi Bảo Trúc

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

một anh Bộ đội viết thư ...

Thư của Bộ đội "cụ Hồ" gửi anh lính Miền Nam
Anh Chổi, 

Trước hết tôi xin phép anh, thú thật, nhờ đọc những bài viết của anh suốt mấy năm nay, từ Cu Tèo trong mục “Bác cháu ta lên mạng” đến Kỵ Binh rồi Nguyễn Bá Chổi, tôi biết được anh từng là một người lính trong Quân đội Việt Nam Cộng Hòa trước 30 tháng Tư 1975, và biết được tuổi anh với tôi cũng xêm xêm nhau. Tôi viết “xêm xêm” theo kiểu nói người Miền Nam các anh hay dùng để anh hay rằng tôi, một bộ đội cụ Hồ thập thành trước kia nay đã tự giác tự nguyện tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc trên con đường Ngụy-quân hóa và Mỹ-cút hóa (con cháu tôi bây giờ học tiếng Mỹ thay vì tiếng Nga, như đảng ta đã bái bai Kinh Tế Tập Trung đói meo chạy theo Kinh Tế Thị Trường béo bở, bỏ đồng Rúp núp đồng Đô - theo văn phong kiểu anh viết vậy).

Bởi vì sau khi giải phóng Miền Nam , tôi khoái quê hương của anh quá xá rồi xin chọn nơi này làm quê hương luôn đó anh. Xin anh đừng buồn hay thấy bị xúc phạm khi tôi dùng chữ “Ngụy” trong thư này, lý do giản đơn là, một phần do quen mồm quen mép, một phần khác quan trọng hơn là, nhờ ở lại Miền Nam, sống giữa đồng bào Miền Nam mà tôi đã chuyển biến từ sai lầm đáng tiếc căm thù khinh bỉ Ngụy thành khoái cụ tỷ Ngụy, bái phục văn hóa “đồi trụy” Ngụy, và nhất là Quân đội Miền Nam các anh có anh hùng Ngụy... Văn Thà, trong khi Thủ tướng Miền Bắc của chúng tôi tự cho mình là chân chính lại ký công hàm bán nước, dâng Hoàng Sa và Trường Sa cho Tàu cộng, mà bây giờ nhờ đọc qua loạt bài “Những sự thật không thể chối bỏ” của Đặng Chí Hùng kèm theo những hình ảnh tư liệu dẫn chứng, tôi mới biết được thực sự ai ngụy ai ngay, nhưng đây không phải là nội dung tôi muốn đề cập đến trong thư này.
Thưa anh Chổi, điều tôi muốn đề cập với anh hôm nay là cám ơn các anh đã... thua cuộc chiến tranh mà trước kia chúng tôi hăm hở gọi là “giải phóng Miền Nam”.
Thực tế cho thấy đó là “giải phóng Miền Bắc”. Nói thế nghe ra là ”phản động”, nhưng thực chất là vậy.
Nếu bác Hồ từng nói “Nước Việt nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi” – cứ cho bác Hồ nói đúng đi, mặc dầu theo sách giáo khoa Cách mạng dạy thì Việt Nam ta không chỉ có một mà có tới 53 dân tộc (trong Nam các anh gọi là 53 sắc tộc, xem ra đúng hơn), thì ta cũng có thể nói, nhờ chiếm được Miền Nam mà Miền Bắc được giải phóng, sông có thể cạn núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy nay đã hiển nhiên không thể chối cãi.
  •  Thực tế đó là gì?
Cũng giản đơn và dễ dàng như tòa án Hải Phòng vừa xử phạt tù anh em Đoàn Văn Vươn là nạn nhân, và phạt tù treo đám thủ phạm tép riu, còn đám đầu sỏ chủ mưu thì hoàn toàn vô can, trong vụ cưỡng chế tài sản nhân dân mà chính Thủ tướng kết luận “hoàn toàn trái pháp luật”.Nếu các anh không thua cuộc chiến thì bộ đội cụ Hồ chúng tôi đâu có thu được hàng tỷ khối chiến lợi phẩm mang về làm náo nức nhân dân Miền Bắc, trong đó có cậu bé 13 tuổi quê hương Xô Viết Nghệ Tĩnh sau này là nhà báo Huy Đức ghi lại:
“Những gì được đưa ra từ những chiếc xe đò Phi Long thoạt đầu thật giản đơn:
-       Mấy chiếc xe đạp bóng lộn xếp trên nóc xe;
-        Cặp nhẫn vàng chóe trên ngón tay một người làng tập kết vừa về Nam thăm quê ra;
-         Con búp bê nhựa - biết nhắm mắt khi nằm ngửa và có thể khóc oe oe - buộc trên ba lô của một anh bộ đội phục viên may mắn.

-Những cuốn sách của Mai Thảo, Duyên Anh... được các anh bộ đội giấu dưới đáy ba lô đã giúp bọn trẻ chúng tôi biết một thế giới văn chương gần gũi hơn Rừng Thẳm Tuyết Dày [1], Thép Đã Tôi Thế Đấy [2]…
- Những chiếc máy Akai, radio cassettes, được những người hàng xóm tập kết mang ra, giúp chúng tôi biết những người lính xa nhà, đêm tiền đồn còn nhớ mẹ, nhớ em, chứ không chỉ có “đêm Trường Sơn nhớ Bác”.
Có một miền Nam không giống như miền Nam trong sách giáo khoa của chúng tôi.” (Bên Thắng Cuộc).

Còn chính bộ đội cụ Hồ như chiến sĩ gái Dương Thu Hương háo hức bao nhiêu trên đường giải phóng Miền Nam thì sau 30/4/75, khi vào đến Sài Gòn đã... Ta thử đọc trích đoạn cuộc trao đổi giữa cô với nhà báo Đinh Quang Anh Thái (*)
“Đinh Quang Anh Thái: Bà từng viết rằng, ngày 30 tháng Tư năm 1975, khi các phụ nữ khác trong đoàn quân của bà trầm trồ trước sự trù phú vật chất của miền Nam thì bà ngồi khóc trên lề đường Sài Gòn. Bà có thể nhắc lại tâm trạng của bà lúc đó?
-Dương Thu Hương: (thở dài) Điên rồ thì tôi có nhiều thứ điên rồ. Khóc thì tôi có hai lần khóc.
Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cà mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc.  Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy dẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette.
Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giấc mơ. Ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do nhà nước quản lý.
Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh Trung Quốc.
Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói.
Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ... nếu người ta muốn.
Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải.”

Rồi chuyện ông bác sĩ bộ đội cụ Hồ mà anh gặp tại nhà người bạn chiến hữu của anh ở Tân Định ngay sau khi mới giải phóng Sài Gòn trông như người ngoài hành tinh mới đến, cứ ngơ ngơ ngáo ngáo, bảo “có vào đây mới biết đồng bào Miền Bắc ngoài đó quá khốn khổ”.

Anh Chổi ơi, vài mẩu chuyện trên đây là của vài ba cá nhân lẻ tẻ nhưng là đại diện cho tâm trạng chung của tuyệt đại bộ phận đoàn quân “đại thắng mùa xuân” ngay sau khi mèo mù vớ được cá rán Miền Nam đó anh. Bây giờ thôi những mẩu chuyện cá nhân để nhìn vào tổng thể sờ sờ trước mắt.
Giá như ngày đó Mỹ không chịu cút, Ngụy không chịu nhào và các anh cứ tiếp tục giữ vững Miền Nam với chế độ Tư Bản một mình thì chúng tôi, tức Miền Bắc, cứ vẫn xếp hàng cả ngày và chỉ được tiêu chuẩn “mỗi năm ba tấc vải thô, lấy gì che kín cụ Hồ em ơi”, Ba Ếch cứ tiếp tục trốn chui trốn nhủi trong rừng tràm U Minh, đêm du kích ngày chích mông, chứ làm gì có nhà thờ họ hoành tráng lừng lựng giữa Rạch Giá như bây giờ.
Nói chung không nhờ Miền Nam các anh thua thì làm gì chúng tôi được nếm mùi bã Tư bản để được như ngày nay.
Không nhờ các anh bỏ của chạy lấy người thì của đâu cho Cách Mạng lấy làm giàu như bây giờ. Không nhờ các anh thua cuộc thì ngày nay chắc chắn Miền Bắc chúng tôi còn tệ hơn nước anh em XHCN Bắc Triều Tiên của cậu Giun Kim Ủn bây giờ.
Nói tóm lại, kỷ niệm ngày 30 tháng Tư 75 là để mừng cho Miền Bắc chúng tôi được giải phóng, chứ Miền Nam các anh thì bị một vố phỏng dai’ nhớ đời này qua đời khác.
Nhưng ở đời này, anh còn lạ gì, khốn nạn của người này là hạnh phúc của người kia.
Thôi thì Miền Nam các anh đã hưởng lâu rồi, nhiều rồi, nhường cho đồng bào Miền Bắc chúng tôi được giải phóng một ti’, cho công bằng.

Cảm ơn anh đã đọc hết thư này của một người cựu thù cùng máu đỏ da vàng, cùng quê hương “ông bác” mà ngày nay mỗi lần nghe nhắc đến là tôi muốn độn thổ vì xấu hổ.

Trân trọng chào Anh,

Một cựu bộ đội cụ Hồ trong đoàn “giải phóng quân” 1975.
Sài Gòn, năm thứ 38 ngày Giải phóng Miền Bắc.

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Điệp viên (VC) Phạm Xuân Ẩn: "Xin đừng chôn tôi gần cộng sản!"

From: Tuan Nguyen  chuyển; cám ơn -tn- 

Điệp viên Phạm Xuân Ẩn: Xin đừng chôn tôi gần cộng sản!
  • Tác giả: PV người Mỹ, Time Magazine  (đồng nghiêp của PX Ẩn)
Người gián điệp và nhà báo trầm lặng – Phạm Xuân Ẩn và cuộc đời hư thực.
Phạm Xuân Ẩn, phóng viên chiến tranh tài hoa của tạp chí Time bí mật làm gián điệp cho Hà Nội vừa qua đời ngày 20 tháng 9, 2006. Những lời cáo phó rất tử tế. Người ta nhớ đến Ẩn như một nhà báo ưu tú, ban ngày viết cho Time, ban đêm gởi mật mã và microfilm cho Việt Cộng đang quanh quẩn ở các khu rừng ngoại thành Sài Gòn.
 
Nhưng lời cáo phó còn thiếu, không đề cập đến việc Ẩn – người mà Hà Nội đã công kênh thành “Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân” – chán ghét cái chế độ chính trị ông đã giúp cướp được chính quyền.

Tôi gặp Phạm Xuân Ẩn lần đầu vào năm 1972, khi vừa bước chân đến Việt Nam, năm mới 24 tuổi làm phóng viên chiến trường cho Tạp chí Time. Lúc ấy, Ẩn là một huyền thoại, một tay phong lưu vui tính được mệnh danh là “Tướng Givral” theo tên tiệm bán bánh và cà phê nổi tiếng trên đường Tự Do ông thường lui tới.
Mọi người đều tin tưởng Ẩn bất kể không khí ngờ vực phủ kín Sài Gòn thời đó. Khi cuộc chiến đột ngột chấm dứt cuối tháng tư 1975, gia đình Ẩn và các nhân viên khác của tạp chí Time muốn chạy thoát đều được di tản trong Khi Ẩn ở lại tiếp tục làm việc cho Time tại Sài Gòn. Ẩn điện về New York, “Tất cả phóng viên người Mỹ đã được di tản vì tình trạng khẩn trương, Văn phòng tạp chí Time hiện do Phạm Xuân Ẩn điều động”. Time tán dương quyết định ở lại của Phạm Xuân Ẩn và đăng hình ông, với vẻ căng thẳng, đứng hút thuốc giữa con phố vắng ở Sài Gòn.
Tôi gặp gia đình của Ẩn ở tại tị nạn Pendleton tại California và giúp đưa họ về Arlington, Virginia – định cư ở đó. Cuối cùng, sau một năm im lặng, vợ của Ẩn nhận được điện tín bảo bà phải trở lại Việt Nam. Dù lòng đầy lo âu và nghi ngại vợ Phạm Xuân Ẩn đã quay về theo lệnh. Đưa gia đình về lại Việt Nam xác định lòng trung thành với chính quyền cộng sản nhưng Ẩn vẫn phải đi học tập cải tạo 10 tháng ở Hà Nội (Theo Lâm Lễ Trinh, tháng 8/1978 Ẩn phải đi học tập mười tháng tại Viện Chính trị, Bộ Quốc phòng, một loại trại tẩy não về chủ nghĩa Mác-Mao dành cho cán bộ trung và cao cấp.– TM)
Năm 1979, tôi trở lại Việt Nam. Đây là chuyến đầu trong suốt 24 lần tôi đến đây trong 5 năm năm liền. Việc đi lại giữa Sài Gòn của một ký giả ngoại quốc không phải là chuyện dễ trong khoảng thời gian đó, nhưng cuối cùng tôi đã thực hiện được vào năm 1981. Thành phố, Sài Gòn mà tôi biết, lúc ấy rất ảm đạm, lạnh lùng. Khách sạn đầy những “người Mỹ không đô la” (dân Việt Nam gọi người Đông Đức, người Bulgary, người Nga như thế). Công an theo sát bước của tôi đến mọi nơi mọi chỗ. Hàng ngàn người (miền Nam) Việt Nam không được việc làm vì có liên hệ với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đang vượt biển bỏ lại quê hương. Những người ở lại phải bán dần gia sản để sinh tồn.
Mục đích của tôi là đi tìm Ẩn, nhưng đây không phải chuyện dễ làm. Tất cả bản đồ Sài Gòn cũ đã bị tịch thu, đốt bỏ. Những con đường lớn đã đổi tên.
Nhà vẫn có số đấy, nhưng chúng không theo một thứ tự nào khiến không thể tìm nhà được dù có địa chỉ trong tay. Cuối cùng, trong tuyệt vọng, tôi hối lộ quan chức Hà Nội bằng thuốc bổ và tã cho trẻ con mua ở Bangkok và tôi được số điện thoại của Ẩn. Tôi gọi Ẩn. Chúng tôi hẹn gặp nhau ở chợ chim, Ẩn nói, “Tôi sẽ dẫn theo con chó của tôi”.
Ẩn cũng dặn tôi không được nói hay làm gì khi thấy nhau vì công an đang theo dõi. Dường như, đến ngay cả anh hùng, người chỉ huy cả lực lượng tình báo ngoại giao, cũng không thoát khỏi lưới theo dõi. Chợ chim thực ra là lề đường (Huỳnh Thúc Kháng – TM) hai bên chồng chất hàng trăm lồng chim, người mua để thả đi lấy phúc hay nuôi làm chim cảnh. Ẩn đến, dắt theo con béc-giê, chỉ gật đầu khi đi qua mặt nhau. Ẩn và tôi lên hai cái xích lô khác nhau của hai người lính cũ miền nam nghèo khổ. Tôi theo anh ấy về nhà.
Khi đã ở trong nhà, Ẩn bày tỏ nỗi buồn nản, thất vọng ê chề trước hoàn cảnh đất nước của anh. Ẩn thở dài, “Tại sao tham gia cả cuộc chiến chỉ để thay người Mỹ bằng người Nga à?”
Ẩn cũng cho tôi biết, đã hai lần anh đưa gia đình vượt biển, đi trốn và thất bại. Lần đầu, tàu hư máy. Lần thứ hai, người lái tàu không đến, dù tàu tốt, đủ sức vượt biển. Trốn đi bây giờ lại càng khó hơn nhiều, anh nói, vì con trai Ẩn sắp được gởi đi học ở Moscow. Ẩn yêu cầu tôi sang Singapore tìm gặp một người Hoa bí ẩn, nếu được trả đúng giá, sẽ tổ chức cuộc vượt biển. Ẩn nói anh tuyệt vọng rồi.
Tôi viết một thư dài cho Time và gởi phó bản cho tất cả phóng viên của Time đã một thời phục vụ tại Việt Nam. Dự án khá nguy hiểm vì tiếng tăm của Ẩn, tôi viết. Một tướng nổi tiếng và gia đình đi trốn, làm xấu mặt đảng CSVN, nếu thất bại chắc chắn họ sẽ xử tử. Tôi cảnh cáo Time đừng làm những gì có thể xảy ra ngoài tầm kiểm soát của mình.
Time quyết định không tham dự vào dự án đưa người đi trốn, đầy nguy hiểm. Người tị nạn, vượt biển đã đang là mồi ngon cho hải tặc ở vịnh Thái Lan. Tàu đánh cá Thái Lan đâm vào, đánh chìm thuyền người tị nạn, chỉ vớt những thiếu nữ làm đồ tiêu khiển, làm hàng đổi chác giữa các đoàn thuỷ thủ đến khi nạn nhân chết hay phải tự sát. Đây là một quyết định rất khó khăn chúng tôi phải chấp nhận, nhưng tôi hay bất cứ ai khác ở Time đều không có kinh nghiệm đối đầu với quân hải tặc và khả năng rủi ro cho thuyền vượt biển rất lớn trong tình cảnh lúc bấy giờ.
Ẩn ở lại Việt Nam, chờ một ngày sáng sủa hơn. Cuối cùng, ngày ấy đến năm 1986 với chương trình Đổi mới của Hà Nội. Tôi quay lại Việt Nam thăm Ẩn và vợ anh, Nguyễn Thị Thu Nhạn, giữa thập niên 1990 và thấy cả hai có vẻ lạc quan hơn. Đúng như Ẩn lo ngại, con trai anh, Phạm Xuân Hoàng bị gởi đi Moscow, nhưng sau đó lại được phép đi sang North Carolina và cuối cùng tốt nghiệp luật ở Đại học Duke University. Dù được tập đoàn luật sư nước ngoài thuê làm việc với lương 4.000 USD/tháng, Phạm Xuân Hoàng làm việc cho Sở Quan hệ Ngoại giao ở thành phố Hồ Chí Minh với số lương 200 USD/tháng. Không như bố, Hoàng không phải là đảng viên đảng cộng sản.
Tuần qua (2006), Ẩn được an táng tại nghĩa trang Sài Gòn. Lời yêu cầu sau cùng của Ẩn: đừng chôn anh gần người cộng sản.//
A-Đừng nghe hãy nhìn xem

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

đến lượt Tàu cộng lo sợ!

Cộng sản Trung Quốc lo sợ sụp đổ
Cộng sản Trung Quốc phổ biến nỗi lo sợ diệt vong
Sự sụp đổ tương tự như đã xảy ra ở Liên Xô trước đây đang đe dọa Trung quốc? Điều này những ai thường xuyên theo dõi hệ thống tuyên truyền của Trung quốc trong những ngày vừa qua đều có thể nhận định được. Theo chỉ thị của cấp tối cao, hệ thống truyền thông nhà nước Trung quốc đã bắn “ những trái pháo hạng nặng nhắm tới các nhà phê bình chế độ.” Họ cùng một luận điệu “kết tội” trí thức Trung quốc đã dùng các phương tiện truyền thông xã hội “lan truyền tin đồn và tin xấu để tạo ấn tượng về sự sụp đổ sắp xảy ra.” Các nhà phê bình muốn vận động dân chúng đứng lên làm một cuộc bạo động. Báo chí nhà nước đe doạ rằng: “Nếu tình trạng bất ổn xảy ra ở Trung Quốc, thì nó sẽ tồi tệ hơn ở Liên Xô rất nhiều.”
corruption of china
“Gieo hoang mang và phao tin thất thiệt”, đó là lời “kết tội” (các nhà phê bình chế độ) của một cựu quan chức cao cấp tên là Bảo Tông. Ông Bảo Tông đã từng là cựu bí thư trung ương đảng vào năm 1989, trong năm đó đã xảy ra một cuộc đàn áp đẫm máu phong trào ủng hộ dân chủ. Cựu đảng trưởng Triệu Tử Dương là người ủng hộ cải cách đã xác định các nguyên nhân tạo ra căng thẳng ở Trung Quốc là: “ ô nhiễm môi trường mang tính chất chính sách, tham nhũng tràn lan, bất công xã hột một cách có hệ thống”đồng thời khoảng cách giữa người giàu và người nghèo mỗi ngày mỗi gia tăng cao.
Một điều chắc chắn rằng, sự kết thúc Liên bang Xô viết và Đảng Cộng sản Liên Xô vào năm 1991 làm người Cộng sản Trung Quốc nhức đầu cho tới ngày hôm nay.
Tân Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình cảnh cáo đảng của ông là phải “rút tỉa bài học sâu sắc” từ sự sụp đổ của Liên bang Xô viết: “một lý do quan trọng là niềm tin và lý tưởng của họ bị lung lay”. Các nhà quan sát cho rằng đó là một dấu hiệu của sự hoảng hốt – và là một nỗ lực để bịt miệng các nhà phê bình chế độ. Bởi vì sự bất mãn ngày càng gia tăng do tình hình kinh tế (không sáng sủa). “Tôi chắc rằng bất ổn xã hội gia tăng cao hơn trong vài năm tới đây”, Nicholas Bequelin thuộc Human Rights Watch cho biết như trên. Cũng như các chuyên gia khác, nhà nghiên cứu về Trung Quốc đoán chắc tình hình nhân quyền trong tương lai (tại Trung quốc) sẽ tồi tệ hơn.

Nguyễn Hội dịch

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Việt cộng Con!

“Việt cộng con”

image
Viết theo lời kể của một cô gái người Bắc.

Đương nhiên, tên của tôi không phải là “Việt Cộng Con” rồi.

Và tôi cũng không phải là Việt Cộng, xin bảo đảm một trăm phần trăm.

Tên tôi là Trinh, Trần Thị Ngọc Trinh. Tôi lấy chồng là một người Lính Việt Nam Cộng Hòa. Con trai tôi tên là Nam, cháu nay đã được năm tuổi rồi. Mỗi lần về thăm nhà, cháu luôn luôn hãnh diện khoe với ông bà ngoại:

“Ông ơi, bà ơi, cháu là con của Lính Cộng Hòa đấy.”

Tức là, tôi không có dính dáng gì đến Việt Cộng cả. Vậy thì tại sao tôi lại có cái tên... “Việt Cộng Con”?

Theo lời bố tôi kể lại, bố mẹ tôi quê quán ở Phú Thọ, sau chuyển về Hà Giang. Đến năm 1979 thì mới về Hà Nội ở. Lúc đầu, gia đình tôi không có "hộ khẩu", phải sống tạm bợ ở gầm cầu. Hàng ngày, ba mẹ tôi đi ra chợ, bến xe hàng hay là bến xe lửa xuyên Việt đứng chờ công việc làm, ai nhờ việc gì thì làm việc nấy, thông thường là khuân vác, đẩy xe, cưa cây... Kiếm được việc làm không phải dễ, vì ba mẹ tôi là dân mới tới, thường bị đám người sống lâu năm ở chợ tranh dành đuổi đi đừng ở nơi xa chứ không cho đứng ở gần chợ.

Một hôm, có một đoàn người gồm đa số là đàn bà từ miền Nam vào, nhờ đẩy hàng đi Hà Giang. Hà Giang cách Hà Nội cả trăm cây số, đám đầu nậu không biết địa thế, hơn nữa, vì Hà Giang gần núi, có nhiều sơn lam chướng khí, nên không ai dám nhận đi hàng, bọn chúng mới gọi bố mẹ tôi đến mà bố thí cho việc làm. Tưởng đi đâu chứ Hà Giang thì bố mẹ tôi sống ở đó từ nhỏ, biết từng góc rừng, từng con đường mòn xuyên qua núi. Thì ra đó là những người vợ, con của Lính Cộng Hòa bị đi tù cải tạo. Từ Hà Nội đến Hà Giang thì có xe hàng, nhưng từ Hà Giang tới các trại tù thì phải gánh hàng đi bộ nhiều ngày mới tới.

image

Bố mẹ tôi chịu cực khổ đưa những người khách hàng đến tận nơi, chờ họ gặp người thân xong xuôi rồi lại đưa họ trở về ga Hàng Cỏ Hà Nội. Những người này cám ơn bố mẹ tôi và tặng tiền nhiều lắm. Sau chuyến đi đó, bọn đầu nậu đứng bến có vẻ nể nang bố mẹ tôi, không dám dành mối như trước nữa. Thực ra, cũng vì không có đứa nào biết đường đi nước bước ở Hà Giang và những vùng xa xôi có trại tù cải tạo, nên bố mẹ tôi hầu như được độc quyền đưa đón thân nhân những người tù cải tạo. Những người này vừa tử tế lịch sự, vừa cho tiền thưởng khá, vì thế, cuộc sống của gia đình tôi mới đỡ vất vả. Nhờ có ít tiền, bố mẹ tôi mới... mua được hộ khẩu ở Hà Nội và cho anh em chúng tôi đi học. Trong thời gian đưa đón những người Miền Nam này, bố mẹ tôi đã được họ tin tưởng, vui vẻ nói chuyện và còn chỉ dẫn cách nấu những món ăn ở Miền Nam, như là bánh xèo, bánh phồng tôm, chả giò... Đã có một lần, một nhóm người vì phải mang theo nhiều hàng, lại già yếu bệnh tật, nên đã nhờ bố mẹ tôi vào Nam để mang hàng từ đó ra ngoài Bắc cho họ. Nhân dịp này, họ đã đưa bố mẹ tôi đi chợ mua những món hàng cần thiết và đãi bố mẹ tôi ăn một bữa no say.
image
Đến khi những người đi thăm thân nhân tù cải tạo vơi đi dần, bố mẹ tôi liền giải nghệ mà mở một quán ăn nhỏ, chuyên bán những “Món Ngon Miền Nam”. Thời gian đó, bất cứ món hàng nào có xuất xứ "Miền Nam" đều được dân miền Bắc thèm muốn, mua bằng hết, từ cây kim sợi chỉ, nói chi tới những Món Ngon Miền Nam. Cửa hàng của bố mẹ tôi vì thế mà lúc nào cũng đông khách.
image

Học xong đại học, tôi xin đi làm cho chính phủ, thời gian rảnh thì phụ bố mẹ tôi trông coi công việc. Cửa hàng bán những món ăn Miền Nam của bố mẹ tôi càng ngày càng phát triển, không những chỉ bán hàng ăn, bố mẹ tôi còn mở công ty, mua nhiều loại hàng ở Miền Nam đem ra Bắc bán nữa.

Trong thời gian làm việc, tôi đã được tiếp xúc với một số bạn bè đi du học trở về, đa số đều nói ngoại ngữ rất khá, và đều vào Sàigòn làm việc, chứ không chịu ở lại ngoài Bắc, dù rằng Hà Nội mới là thủ đô. Tôi bắt chước bạn bè, xin bố mẹ tôi cho vào Nam làm việc, nhân tiện làm đầu cầu mua hàng trong Nam đem ra Bắc.

Vào tới Sàigòn rồi, đi làm một thời gian rồi, tôi mới thấy là giữa những người giữ chức vụ cao, được gọi là "lãnh đạo cơ quan" mặc dù là học thức kém, tầm mức hiểu biết về việc làm rất là hạn chế, nhưng lại là những người ngồi mát ăn bát vàng, hống hách với dân chúng nhiều nhất. Càng tỏ ra khó khăn, họ càng được hối lộ và lấy đuợc nhiều tiền trong công quỹ. Những người có bằng cấp, biết làm việc và phải tiếp xúc với dân chúng nhiều như chúng tôi thì lại bị đẩy cho làm việc thật là nhiều. Và cũng vì sự hống hách quan liêu của cấp trên, mà chúng tôi bị vạ lây, bị dân chúng miền Nam ghét bỏ. Thậm chí, chỉ nhìn thấy chúng tôi, hoặc chỉ cần nghe giọng nói của chúng tôi thôi, họ đã bỏ đi, không quên nói nhỏ với nhau: "Cái đồ Bắc Kỳ... thấy ghét"
image

Mặc dù những điều kiện mà chúng tôi giải thích, là do cấp trên đòi hỏi, chứ chúng tôi không hề muốn làm như vậy.

Một vài lần, tôi được dịp may tiếp xúc với những người ngoại quốc tới làm việc chung với chúng tôi, họ có kiến thức rất cao, nói chuyện rất lịch sự. Cũng có những lần tôi được tiếp xúc với vài du khách đến nhờ làm thủ tục, tôi thấy họ nói chuyện cũng hòa nhã và rất hiểu biết. Tầm mắt và kiến thức của tôi được mở rộng, tôi muốn được đi du học để mở mang trí tuệ, và cũng để có thể giúp cho công việc làm ăn của gia đình tôi được phát triển hơn. Tôi đem việc này ra bàn với bố mẹ tôi, cả hai đều đồng ý, nhất là ông bà nội của tôi. Chọn nơi học mới là điều khó khăn hơn cả. Đa số các bạn bè của tôi chọn đi học ở Mỹ (nhất là những đứa có cha mẹ có quốc tịch đảng), tôi lại thấy Úc là xứ sở hiền hòa có nhiền nét về văn hóa nghệ thuật, nên tôi đã chọn môn học về Tài chánh ở trường Đại Học RMIT (Royal Melbourne Institute of Technology), Melbourne, nước Úc.

Dù là đã có một ít vốn liếng tiếng Anh đã học ở trường học cũng như trường đời, nhưng ngày đầu tiên đến giảng đưởng nghe giảng bài, thú thực là tôi như con vịt nghe sấm, chẳng hiểu ông Giảng viên tóc vàng nói cái gì cả, vì giọng của ông hoàn toàn là giọng Úc, khác xa với những phát âm theo tiếng Mỹ mà tôi đã từng nghe ở Việt Nam. Môn học kế tiếp thì tôi lại còn thua nặng hơn nữa, vì Giảng viên này gốc ngưởi Ấn Độ, tiếng Anh của ông còn pha nhiều âm thanh R R R thật là khó nghe.

Hai năm trời trôi đi thật nhanh, ngoài giờ học, tôi xin đi làm thêm ở những nhà hàng ăn ở đường Victoria, khu vực Richmond. Những nhà hàng này tuy bán món ăn Việt Nam nhưng đa số khách hàng lại là người da trắng, nên nhờ đó mà tiếng Anh của tôi đã khá hơn trước và cách phát âm cũng vì thế mà đổi hoàn toàn theo giọng Úc.
Cuối cùng, tôi đã học xong cái bằng Master và sửa soạn khăn gói về nước. Bạn bè của tôi đa số xin ở lại Úc làm việc và sinh sống, tôi không có ý định ở lại, chỉ muốn về phụ giúp gia đình mà thôi.
image
Hình minh họa

Tôi mua vé máy bay về Sàigòn trước, nghỉ ở đó một ngày gặp bạn bè rồi mới về Hà Nội ở luôn. Ngồi bên cạnh tôi là một người đàn ông trung niên, ông không bắt chuyện với tôi mà chỉ ngồi im lặng, lâu lâu lại nhìn vào cái hộp sắt gắn kín đang cầm trên tay. Mãi khi xuống phi trường Changi để nghỉ hai tiếng, ông mới mở miệng nhờ tôi cầm dùm cái hộp sắt để đứng lên lấy hành lý để trên khoang xuống. Cái hộp tưởng là bằng sắt nhưng lại là hộp bằng nhôm rất nhẹ.

Ngồi trên ghế chờ đợi, ông mới cho tôi biết đó là cái hộp đựng tro của vợ ông. Vợ ông mới qua đời tuần trước, đã được hỏa táng và ông đem về Việt Nam để ở nhà mẹ vợ, theo lời trăn trối của vợ ông trước khi chết.

Tới phi trường Tân Sơn Nhất, ông chào và cám ơn tôi một lần nữa rồi ai về nhà nấy. Tôi không biết tên ông là gì và ông cũng chẳng bĩết tôi là ai?

Một năm sau, tôi quay trở lại Úc để dự lễ phát bằng cấp cho đứa em tôi. Đang đi trên đường Victoria, thật là ngạc nhiên, tôi đã gặp lại ông khách đi chung máy bay hồi nào. Ông cho tôi biết đã đem tro tàn của người vợ về xong xuôi rồi, đã đi làm trở lại. Tôi cũng cho ông hay là tôi đã xin được việc làm và đang làm việc ở Sàigòn, nhân dịp dự lễ phát bằng cấp cho đứa em, tôi xin nghỉ một tháng để đi thăm những thắng cảnh Úc mà trong suốt hai năm đi học tôi không có thì giờ đi đâu cả. Lần này ông cho tôi số điện thoại và nói nếu tôi muốn đi chơi thăm phong cảnh, ông sẽ xin nghỉ đưa tôi đi cho vui.
image

Thế là chúng tôi quen nhau. Ông tên Thanh, là Lính Cộng Hòa, ngày cuối cùng của cuộc chiến, ông là một Chuẩn Úy 18 tuổi mới ra trường, đánh trận đầu tiên và cũng là trận cuối cùng của đời lính. Ông có hai đứa con nhưng chúng nó đi làm ở Tiểu bang khác, lâu lâu mới về thăm nhà, còn tôi, tôi ba mươi lăm tuổi rồi, và chưa có ý định gì về tương lai cả.

Về lại Sàigòn, chúng tôi vẫn tiếp tục emails qua lại với nhau. Có một lần ông về Việt Nam thăm tro tàn của vợ và nhân dịp đó đi chơi uống cà phê với tôi. Qua năm sau, tôi muốn trở lại Úc một lần nữa để đi thăm Đảo San Hô ở Queensland, Thanh cũng xin nghỉ để đi chơi cùng với tôi.

Thanh đã ngỏ lời muốn cưới tôi làm vợ. Suy đi nghĩ lại, tôi tuy còn độc thân nhưng đã lớn tuổi rồi (so với Thanh thì tôi còn nhỏ lắm), nên đồng ý làm vợ Thanh.

Thanh làm bữa tiệc gia đình để ra mắt tôi với hai đứa con và bạn bè. Hai đứa con của Thanh nói toàn tiếng Anh, tụi nó không có ý kiến gì, miễn thấy ba nó vui là được rồi. Lần đầu tiên gặp những người bạn của Thanh, tôi vui miệng kể lại cuộc đi chơi ở Đảo San Hô:

“Thật là... Hoành Tráng chưa từng thấy. Đi xem đảo xong, chúng em đi phố mua hàng, chỗ nào cũng bán Khuyến mãi, thích ghê..”

Cả nhà đang ồn ào, tôi chợt thấy không khí có vẻ im lặng sau khi tôi nói chuyện, những người bạn của Thanh nhìn tôi có vẻ e dè lắm, họ vẫn nói chuyện, nhưng hình như không có nói chuyện với tôi. Một bà vợ của người bạn thân của Thanh đã hỏi thẳng tôi:

“Cô là... du học sinh hả? Lấy chồng già để... được ở lại Úc hả?”
image
Khi vào trong bếp lấy thêm đồ ăn, tôi thoáng nghe một người nào đó nói nhỏ với Thanh:

“Mày lấy... Việt Cộng Con đấy à?”

Tôi nghe Thanh trả lời:

“Đâu phải ai nói giọng Bắc cũng đều là Việt Cộng hết đâu!”

Tiệc cưới của chúng tôi mới là phiền phức, mặc dù chúng tôi chỉ tổ chức đơn giản thôi, nhưng bạn bè của Thanh nhận thiệp mời, họ đều có vẻ ngại ngùng, không muốn tham dự. Thanh nói với tôi:

“Ông Hội trưởng của anh họp cả hội lại để lấy quyết định... có dự tiệc cưới của anh hay không? Họ quyết định... đi với tư cách cá nhân mà thôi, vì dù sao cũng là bạn bè.”

Tôi ngần ngừ nói với Thanh:

“Anh ơi... nếu thấy khó khăn quá, hay là... mình đừng có lấy nhau nữa... Sao họ lại... kỳ thị với em như vậy? Em nói tiếng Bắc, vì em sinh đẻ ở ngoài Bắc, chứ em đâu có tội tình gì đâu?”

Thanh an ủi tôi:

“Em cũng phải hiểu cho họ, họ cũng như anh, đều là những người bị bọn Cộng sản Bắc Việt xâm chiếm đất nước, bắt tù bắt tội sống chết đủ điều. Suốt ngày họ nghe cái giọng Bắc kỳ mạt sát họ, nó thấm vào đầu, nên không thể có cảm tình với cái giọng Bắc được. Anh hiểu em, nhưng họ chưa hiểu và chưa thông cảm cho em. Cứ để một thời gian, họ sẽ hiểu em đó mà.”
image
Tôi sinh đứa con trai đầu lòng, đặt tên cháu là Nam. Ngày thôi nôi, anh chị nó đến dự, vui vẻ thay phiên ẵm em, đứa con gái út của Thanh ẵm em vừa cười vừa nói:

“My... baby brother”

Những người bạn chúc mừng Thanh... “Đáo Mã Thành Công”.

Khi tôi tháo chiếc dây chuyền hộ mạng của tôi đeo vào cổ cho Nam, một bà ngạc nhiên nhìn sợi giây mà hỏi tôi:

“Cái gì vậy?”

“Dây chuyền hộ mạng của em đấy.”

“Đẹp quá nhỉ! Ai khắc mà đẹp quá, hình như là hai cái mặt chữ khắc trên gỗ đen thì phải.”

Chồng tôi biết tôi có sợi dây chuyền này, nhưng coi đó là đồ nữ trang của tôi thôi, nên chẳng để ý đến. Khi thấy ai cũng nhìn vào nó, tôi vui miệng kể lại lai lịch của sợi giây chuyền cho tất cả cùng nghe:

Tôi sinh ra ở Hà Giang. Nói là Hà Giang chỉ để cho có nơi có chốn trên bản đồ mà thôi, chứ thực ra, nơi tôi sinh ra không có tên trên bản đồ miền Bắc. Đó là một nơi ở giữa rừng núi âm u không có vết chân người.

Theo bố tôi kể lại, vào thời năm 1954, khi mọi người dân đều muốn di cư vào Nam, gia đình tôi gồm có ông bà nội, ba mẹ tôi và gia đình của các bác các chú đã gồng gánh từ quê lên Hải Phòng, để xuống tầu di cư vào Nam. Khi đang ở trên đường thì gặp một đám người khác cũng nhận là đi di cư và biết có một con đường tắt đi Hải Phòng rất gần, thế là cả bọn theo chân đám người này. Đến chiều tối thì có xe hàng tới chở tất cả, nói rằng đi xe cho chóng đến nơi. Xe chở đi tới một vùng rất xa, tài xế cho mọi người xuống mà nói rằng, nghỉ đỡ đêm nay, sáng mai sẽ có xe khác tới chở thẳng đến Hải Phòng. Ai cũng vui mừng trải chiếu ra ngủ qua đêm. Sáng hôm sau, có xe tới đón thật, nhiều xe lắm, xe nào cũng chở đầy người. Mọi người vui mừng kéo nhau lên xe đi Hải Phòng. Xe đi cả ngày trời vẫn không tới vùng biển như mọi người mong đợi, trái lại, xe chở mọi người tới một nơi đầy lính canh có súng. Những người lính này chĩa súng bắt tất cả ngồi im không được hỏi han gì cả, họ khiêng từng miếng vải nhà binh tới phủ kín xe rồi bắt đầu chạy suốt đêm. Đến sáng mới tói nơi, cả bọn được đẩy xuống xe để bị chỉa súng bắt đi bộ vào trong rừng. Tới nơi, cán bộ tập họp mọi người lại, kết tội cả nhóm là đã phạm tội phản lại nhân dân, bỏ trốn vào miền Nam, bị đầy vào đây đến bao giờ được cách mạng và nhân dân khoan hồng, sẽ được về với nhân dân.

Đến lúc đó, mọi người mới biết rằng đã bị bọn Cộng sản đưa người ra dụ dỗ đi theo chúng để rồi bị đi đầy vào vùng rừng núi âm u không biết ngày về. Lâu lâu lại có từng đoàn người khác hoặc được xe chở, hoặc bị xiềng xích đi bộ ngang qua để tới những nơi xa xôi hoang vắng khác được gọi là “Cổng Trời”.
image
“Cổng Trời”
Vào khoảng năm 1960, có thêm một nhóm tù nữa được đưa tới Cổng Trời, đám người này thỉnh thoảng được ra ngoài làm rừng, họ tự xưng là “Biệt Kích Miền Nam” được thả ra Bắc để hoạt động, chẳng may bị bắt.

Tôi sinh ra vào năm 1973 ở cái vùng rừng núi âm u, trại tù của những người muốn di cư vào Nam năm 1954 và trải qua thời thơ ấu ở giữa nơi núi rừng trùng điệp không bóng người này. Khi tôi được năm tuổi, một hôm đi theo cha chặt mây, đã bị ngã xuống hố sâu. Bố tôi bất lực nhìn thân xác của tôi mà không có cách nào để cứu. May thay, một nhóm Biệt kích đi ngang, thấy vậy đã thòng dây đu xuống tận vực xâu mà cứu tôi lên và đưa cả hai bố con tôi về tận nhà. Từ đó, lâu lâu những người Biệt Kích này lại đi ngang vào thăm gia đình tôi. Người Biệt kích cứu tôi nhận tôi làm con nuôi và đã gỡ sợi dây chuyền ông đang đeo để đeo vào cổ tôi mà nói:

“Tặng cho cháu cái bùa hộ mạng đó.”

Ông giải thích cho bố tôi biết, sợi dây chuyền này do ông đẽo gỗ trong rừng mà khắc thành hai chữ BK tức là Biệt Kích. Các chú này đã khuyên bố mẹ tôi nên tìm cách về thành phố mà sống, chứ đừng ở mãi nơi rừng hoang cô quạnh này mà bỏ phí cuộc đời của những dám con cháu.

Năm 1979, khi Trung cộng bắt đầu đánh Miền Bắc, những Biệt Kích đã bị đem đi nơi khác, bố mẹ tôi nhớ lời các Biệt Kích mà tìm đường trốn về Hà Nội, vì thế, tôi mới được đi học và sống cho đến ngày hôm nay.

Khi tôi kể xong câu chuyện, mọi người đều thay nhau cầm lấy sợi dây chuyền của con tôi một cách trân trọng và quý mến. Người bạn mà trước đây gọi tôi là “Việt Cộng Con” là người đầu tiên hỏi tôi:

“Gia đình của chị bị đưa đi... vùng kinh tế mới Cổng Trời đấy à? Chỉ vì muốn di cư mà bị đầy ải suốt hơn hai mươi năm trời đấy sao? Bọn Việt cộng chúng mày sao mà tàn ác thế! Cám ơn Trời Phật đã phù hộ cho gia đình chị, những người Việt Nam yêu Tự Do, còn sống được cho đến ngày hôm nay.”

Tôi mỉm cười nói thêm vào:

“Tôi cảm ơn Trời Phật và cảm ơn Chúa nữa. Ông bà chúng tôi không đi tìm Tự Do vào năm 1954 được, thì đến đời cháu tức là đời của chúng tôi, chúng tôi đã tìm được Tự Do rồi đấy. Nhờ các anh Biệt Kích Miền Nam mà tôi được cứu sống, nhờ lời khuyên của các anh mà bố mẹ tôi mới dám trốn vùng cải tạo để về được tới Hà Nội. Cũng nhờ những bà mẹ, bà vợ của những người Lính Miền Nam bị tù cải tạo mà bố mẹ tôi mói có cuộc sống đáng sống. Các anh chị thấy không, nhờ tình người, nhờ những người Miền Nam mà chúng tôi mới sống đến ngày hôm nay, chứ đâu có bác nào đảng nào cứu giúp chúng tôi đâu? Cũng vì thế mà dù có ai nói gì thì nói, tôi cũng cứ lấy người Lính Cộng Hòa mà tôi quý mến.”
image

Từ hôm đó, tôi thấy tất cả bạn bè của Thanh đã thay đổi thái độ với tôi. Các anh đã gọi tôi là “Chị Thanh” và các bà đã gọi tôi bằng “Trinh” hoặc là “Cô Em Gái Bắc Kỳ”.

Con tôi đã được năm tuổi rồi, cháu đã đi học mẫu giáo, tôi có thì giờ đi tìm một công việc tạm thời. Tôi tìm đến một văn phòng Luật Sư của người Việt để xin làm Điện Thoại Viên. Ông Luật Sư phỏng vấn tôi xong, nói với tôi:

“Để chú sắp xếp cho cháu làm hồ sơ nhé, còn công việc nghe điện thoại, chú sẽ tìm người khác”

Tôi thông cảm với ông Luật sư, mọi người vẫn còn... ác cảm, còn... kỳ thị với giọng nói Bắc Kỳ của tôi.

Tôi xin lỗi đã nói như vậy, nhưng thật sự tôi không biết dùng chữ gì để nói về hoàn cảnh của tôi.

Chồng tôi đã thông cảm với tôi, anh Thanh đã nói với tôi:

“Người ta nói “Cái áo không làm nên ông thầy tu” Nhưng thực sự cái áo đã làm cho người ta nhìn lầm nguời mặc nó là thầy tu. Em không những nói giọng Bắc, em còn dùng những từ ngữ mà cái đám Việt cộng thường dùng, ngay cả những người Miền Nam hay những người Lính Cộng Hòa mà nói cái giọng đó, cũng bị ghét, nói chi là Bắc Kỳ rặt như em.

Em cứ giữ cái giọng Bắc Kỳ của em, nhưng em đừng... Hoành Tráng, đừng... Bức Xúc nữa, có được không?”

Tôi suy nghĩ... Đúng! Chồng tôi nói đúng.

Nhập Gia Tùy Tục – Nhập Giang Tùy Khúc.

Tôi đã lấy chồng Lính Cộng Hòa rồi, mà tôi lúc nào cũng có cái giọng Bắc Kỳ Hai Nút (75, Bắc kỳ chín nút tức là Bắc kỳ 54) thì ai mà chịu nổi.

Bây giờ, tôi không còn... “Xử Lý” nữa, mà tôi phân tích, tôi tìm hiểu từng trường hợp mà giải quyết cho thỏa đáng. Mỗi khi đi ra ngoài đường, nghe tôi nói chuyện, không còn ai quay lại nhìn tôi rồi bỏ đi chỗ khác nữa.
image

Đôi khi, những ông bà bạn của anh Thanh vẫn gọi tôi là “Việt Cộng Con”

Nhưng họ nói chỉ để mà đùa dỡn mà thôi, chứ không còn châm chọc như trước nữa.

Riêng phần con tôi, cháu Nam, lúc nào cháu cũng khoe:

“Con là con của “Lính Cộng Hòa” mà!”

image
NGƯỜI VIỆT CỦA TÔI, LÀ THẾ ĐẤY.

Việt Nam Cộng Hòa là Ai?

From: G. Tran chuyển; cám ơn -Thiện ngôn-

Ai là Việt Nam Cộng Hòa?



Ba tôi, một quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nay đã ngoài “thất thập cổ lai hy”, ngay chính cái computer riêng để ngày ngày trầm ngâm ngồi đọc tin tức ba tôi cũng dùng lá cờ Vàng ba sọc đỏ làm nền (background). Đã nhiều lần tôi hỏi “Ba suy nghĩ gì về lá Cờ đó và Việt Nam Cộng Hòa” nhưng chưa một lần nào ba tôi trả lời, cho dù chỉ một tiếng, mà những lần như vậy thì từ đang sinh động trở nên trầm ngâm, có lúc trở nên bực dọc. Qua nhiều lần như vậy nên tôi không muốn khuấy rầy nữa.
Qua 16 năm, đã nhiều lần còn sống được là nhờ một trợ lực từ một bàn tay siêu hình nào đó, mang trên trán không biết bao nhiêu danh hiệu cao quý, nào là con Ngụy Quân Ngụy Quyền, nào là thành phần Phản Động, thành phần Xấu, thành phần Nguy Hiểm, rồi đến Bọn Phản Quốc, Vượt Biên, Bọn Thèm Bơ Thừa Sữa Cặn, Bọn muốn bám theo gót giày đế quốc Mỹ vân vân… với một đời sống Tù Là Nhà Lệnh Tha Là Giấy Phép dưới một chế độ ưu việt của một thứ chủ nghĩa Đỉnh Cao Trí Tuệ Của Loài Người do Bác du nhập vào Việt Nam và Đảng đã đem nó vào nhuộm đỏ nốt miền Nam sau khi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bỏ chạy, tôi đặt chân được đến nước Mỹ. Một trong những cảm giác nhẹ nhõm và thoải mái đầu tiên là trong đêm ngủ không còn bị nghe những tiếng đập cửa rầm rầm kiểm tra hộ khẩu nữa, không còn cái ám ảnh lúc nào cũng phải sẵn sàng để đứng nghiêm: “Tôi (họ và tên) , số giam (số tù), báo cáo cán bộ có mặt!”. Và chỉ bấy nhiêu cũng đã đủ với tôi: “À! Bơ thừa sữa cặn là đây rồi!”
Bơ thừa sữa cặn!
Vâng! Bơ thừa sữa cặn là đây rồi! Sống mà chẳng có hộ khẩu, đi đâu cũng chẳng cần đăng ký tạm vắng tạm trú. Nay ở đây, mai thích chỗ kia và nếu trong túi có tiền thì chỉ việc lái xe chạy tới đó mà chẳng có con ma nào hỏi mình từ đâu đến, hộ khẩu thường trú ở đâu, bản thân và ông bà cha mẹ qua hai thời kỳ kháng chiến làm gì, có tham gia gì cho địch và ta hay không… và cũng chẳng có ông trời con nào vô cớ mà hỏi mình bất kỳ một thứ giấy tờ gì!
Vâng! Bơ thừa sữa cặn là đó rồi!
Nhưng không hẳn thế! Có bơ thừa sữa cặn thật!
Tìm được một việc làm khá hơn ở một nơi khác, lúc đó còn thưa thớt người Việt nhưng lại có một nhóm gọi là Kháng Chiến! Tôi thì chẳng quan tâm hay để ý gì đến những cái này vì ngay trong gia đình tôi cũng đã có nhiều người ở Mỹ từ lâu rồi, người thân thuộc và bà con thì vô số nên cũng đã nghe nói rất nhiều về mấy cái vụ “Khiến Chán” này rồi.
Một hôm cũng không ngờ là trong một ngày nghỉ muốn tò mò xem một sự kiện mà tôi lấy làm lạ là vì  được nghe là “Bọn Việt Cộng qua đây tuyên truyền.” Cũng đến coi thử nhưng chưa kịp biết mô tê gì cả thì có một người đến vỗ vai bảo tôi ra ngoài đứng cầm cờ biểu tình với anh em, đồng thời đưa cho tôi một cái áo choàng có viết mấy chữ POW (tù nhân chiến tranh thì phải). Tôi nói là trước 1975 tôi còn nhỏ, chưa có lính tráng mà làm sao lại mang cái áo POW? Tôi từ chối và kể cả việc cầm cờ đứng biểu tình vì tôi có biết là biểu tình để làm cái chi chi mô! Ngày hôm sau đi làm về thì chuông điện thoại reo hết hồi này đến hồi khác mà câu hỏi cũng chung quy là tôi đã làm gì mà ở đây ai cũng nói tôi là Việt Cộng.
Chẳng hiểu mô tê gì hết! Cuối tuần thì một ông anh bạn trước kia là Đại úy Biệt Động Quân tới rủ đi đánh bi da và cũng thắc mắc về sự việc có nhiều người hỏi anh ta rằng tại sao thấy anh ta hay đi với thằng Việt Cộng đó (là tôi). Thiệt tình là cũng chẳng biết duyên cớ làm sao. Sau khi anh ta hỏi là lâu nay tôi có quan hệ hay động chạm gì với mấy cái “đám kháng chiến, khiến chán” nào đó ở đây hay không thì tôi mới vỡ lẽ ra. Anh ta xác định là đó rồi và cất mấy tiếng chửi thề.
Bơ thừa sữa cặn là đó rồi!
Tôi hỏi thăm và tìm tới ngay nhà của vị Nhóm trưởng nhóm kháng chiến tại vùng này và gặp ông ta.
Tôi hỏi ông ta là mục đích của Nhóm Kháng Chiến là gì, ông ta trả lời là Phục Quốc.
Tôi hỏi cái gì là Phục Quốc, ông ta trả lời “thì là vì mất nước nên mới phục quốc chớ cháu hỏi gì kỳ dzậy?” – Tôi với ông ta nói chuyện với tư cách chú cháu.
Tôi hỏi ông ta nước Việt Nam của chú ai cướp mất mà đi Phục. Ông ta trả lời là thì Cộng Sản chiếm lấy chớ còn ai?
Tôi hỏi Cộng Sản là một chủ thuyết chính trị chớ nó có hình tướng gì đâu mà đi cướp nước? Còn nếu nói là mất nước thì chú coi thử hiện nay có phải người Việt Nam cai trị người Việt Nam hay là người nước nào cai trị mà chú bảo là mất nước?
Tới đây thì kể như chủ đề đó có phần bế tắc. Tôi hiểu ý và không nói về vấn đề đó nữa mà chuyển sang vấn đề Việt Cộng.
Tôi hỏi những người hiện nay nằm trong nhóm Kháng Chiến của chú qua Mỹ đã bao lâu rồi thì được cho biết là hầu hết đều chạy qua hồi 1975. Lúc đó phần thì còn trẻ, phần thì cũng vừa mới thoát khỏi cái thiên đường Bác và Đảng chưa được bao lâu nên nghe qua là bị xốc ngay, cái nóng và cái bực nó nổi lên trong người, tôi nói thẳng “Nè chú, người thì người miền Nam mà Cộng Sản thì từ miền Bắc và chưa vào đã bỏ chạy rồi thì biết Cộng Sản là cái gì mà gặp ai cũng nói là Việt Cộng vậy chú?”
Bơ thừa sữa cặn là đó! Cái bầy Chống Cộng Tạp Nhạp Ruồi Bu là đó!
Lúc còn Việt Nam Cộng Hòa thì quần áo ủi hồ thẳng cứng và bóng loáng, quân hàm tướng tá gắn đầy mình rực rỡ, khi Cộng Sản vào chưa tới đâu cả thì đã bỏ lính như rắn không đầu ngoài chiến trường âm thầm chạy về tẩu tán vợ con và của cải để túm quần chạy, chưa hề biết Cộng Sản là cái quái gì, qua tới Mỹ rồi thì núp trong cái lô cốt an toàn khổng lồ của Mỹ mà quát cái miệng om sòm ra Chống Cộng với Chống Xuồng, hễ gặp người nào mà bảo họ làm theo ý mình không được thì chụp cho cái nón cối Việt Cộng.
Bơ thừa sữa cặn là đó! Cái bầy Chống Cộng Tạp Nhạp Ruồi Bu là đó!
Cái này tôi đã nói công khai và nhiều lần trên internet cách đây đã hơn 10 năm rồi. Lúc đó có kẻ gởi email tới đòi bắn tôi và tôi cũng đã chỉ chỗ tôi ngủ rất rõ ràng và rất dễ cho bọn chúng hành động nhưng chắc là nhờ phúc đức ông bà hay sao đó nên đến giờ này  tôi mới còn được ngồi léo ngoéo ở đây.
Việt Nam Cộng Hòa là cái gì?
Việt Nam Cộng Hòa không phải là những cái bầy Chống Cộng Tạp Nhạp Ruồi Bu như vậy!
Việt Nam Cộng Hòa không phải là những kẻ lúc được thời thì vỗ ngực xưng danh, lúc tất cả binh lính đang sống chết ngoài chiến trận thì âm thầm túm quần, gom của để bỏ chạy, mặc cho hàng triệu chiếc nón sắt trung kiên vung vãi một cách oan khiên nghiệt ngã trên khắp chiến trường.
Đêm ngày 19, rạng sáng ngày 20 tháng 11 năm 1873, lần thứ nhất thành Hà Nội mất vào tay giặc Pháp, Nguyễn Tri Phương bị thương, giặc Pháp cứu chữa nhưng ông xé bông băng, nhịn đói chết theo thành.
Rạng ngày 25 tháng 4 năm 1882, thành Hà Nội bị tấn công và rơi vào tay giặc Pháp, Hoàng Diệu cho binh lính giải tán để tránh tử thương rồi mới treo cổ tự tử trước võ miếu.
Thành mất thì tướng chết theo thành.
Nước mất, một trời đau thương tang tóc  thì Tổng Thống và nguyên một bộ sậu vẫn sống phây phây. Việt Nam Cộng Hòa là cái gì và ai là Việt Nam Cộng Hòa?
Việt Nam Cộng Hòa là ai?
“Ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại văn phòng Tư lệnh phó ở bộ chỉ huy của Quân đoàn 4, sau khi nói lời từ giã với gia đình và bắt tay từ biệt tất cả binh sĩ bảo vệ bộ chỉ huy, người được gọi là “Anh hùng tử thủ An Lộc” do những chiến tích trong Trận An Lộc đã dùng súng lục bắn vào tim tự sát vào lúc 20 giờ 45.” – Người này là  Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng.
“Việt Nam Cộng Hòa là ai?
Tư Lệnh Quân Đòan II & Quân Khu II.
Đã uống thuốc độc quyên sinh vào sáng ngày 29-4-1975
và chết tại bệnh viện Grall (Saigon) vào trưa ngày 30-4-1975. Hưởng dương 46 tuổi.” -  Người này là Thiếu Tướng Phạm Văn Phú.
Việt Nam Cộng Hòa là ai?
“Tư Lệnh Sư Đòan 5 Bộ Binh.
Đã tự sát vào trưa ngày 30-4-1975 tại bản doanh Sư Đoàn BB (Lai Khê). Hưởng dương 42 tuổi.
Sau khi nhận được lệnh phải đầu hàng, Tướng Vỹ đã tự sát bằng súng lục vào lúc 11 Giờ, ngày 30.04.75 tại tổng hành dinh ở Lai Khê.” – Người này là Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ.
Việt Nam Cộng Hòa là ai?
“Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh.
Đã uống thuốc độc quyên sinh vào chiều ngày 30-4-1975 tại bản doanh Sư Đoàn 7 Bộ Binh (Mỹ Tho Vùng IV). Hưởng dương 49 tuổi.
Vào đêm ngày ngày 30.04.75, Thiếu Tướng Hai đã tự sát tại trung tâm Ðồng Tâm” -  Người này là  Chuẩn Tướng Trần Văn Hai.
Việt Nam Cộng Hòa là ai? Là hàng trăm ngàn thân xác đã ngã xuống, cả hàng triệu bộ xương còn vung vãi một cách oan uổng trên khắp Việt Nam, là hàng trăm ngàn con người Thương Phế Binh đang vật vã ở quê nhà, và hàng trăm ngàn người đã phải đi vào những cái gọi là  “trại cải tạo” chỉ vì những kẻ bất tài, tham sinh úy tử mà lại đứng đầu guồng máy Chính Phủ của họ, nay họ vẫn đang sống thầm lặng, mặc dù chẳng bao giờ tham gia mấy cái tổ chức Chống Cộng Ruồi Bu nhưng họ là một lực lượng không nhỏ một khi đúng việc cần phải làm thì họ lại sẵn sàng ra tay.


“Sinh vi tướng, tử vi thần”
Có phải những cái gương trung liệt của những con người Việt Nam Cộng Hòa đó đã hy sinh để có những cái bầy Chống Cộng Tạp Nhạp sau này lợi dụng ngồi trong cái lô cốt khổng lồ an toàn hô hào Chống Cộng Chống Xuồng, để gặp ai không “tuân lệnh” của mình thì xúm nhau cho đó là Việt Cộng, gây chia rẽ, mất đoàn kết, tạo những khó khăn và trở ngại trong đời sống của họ?
Việt Nam Cộng Hòa là ai?
Ít ra cũng phải là người nói được câu: “Khi mình cho ai đó là Việt Cộng không chính xác tức là mình đã làm tăng quân số của Việt Cộng lên”.
Chẳng lẽ Việt Nam Cộng Hòa là những kẻ đã cuốn gói chạy khi Cộng Sản chưa vào, bỏ lại phía sau cả hàng trăm nghìn người phải đi vào các trại “cải tạo” và nay ngồi ghế xa lông lấy lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ làm cảnh trang trí để nói chuyện chính trị, hoặc có dịp thì vác cờ ra la làng la xóm như vậy, còn kẻ nào không thuận ta là Việt Cộng?
Cái gọi là “học tập cải tạo” đã tạo ra cho miền Nam Việt Nam cả một trời đổ nát, tang thương và bi đát đành rằng là do cái chủ nghĩa bất nhân và vừa do những cái đầu vừa hèn hạ vừa ngu dốt của giới Cộng Sản Bắc Việt thời đó gây ra, những ai đã trải qua những cảnh sống khốn nạn đó thì thù hận ngày càng ghê gớm là điều chẳng có gì lạ. Nhưng nếu chỉ có trách cứ hay căm thù Cộng Sản không thôi thì tôi mong là nên xem xét lại. Nếu có người mở cửa cho cọp vào nhà của quý vị thì chuyện gì sẽ xảy ra và rồi thì ngồi đó trách con cọp?
Nạn nhân vô duyên giữa hai cái gọng kìm khốn nạn Quốc Gia với Cộng Sản
“Tôi là con của 1 sỹ quan cấp tá chế độ cũ, cha tôi từng là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1/49, sư đoàn 25BB dưới thời Chuẩn tướng Lê Văn Tư (con người này hiện đang ở quận Cam, và rất thân với gia đình tôi). Cha tôi đi… tù cải tạo hơn 8 năm dưới chế độ CS, nhưng cha mẹ tôi đều nói cho tôi nghe rằng chế độ VNCH thối nát ra sao, và thực tế nó thối nát, nên nó mới thua CS năm 75. Có điều nói ra thì sẽ bị chụp mũ là “bưng bô”, nên tôi cũng đã câm lặng từ lâu, kể cả khi tôi ra hải ngoại.” -  Tamsaigon Nguyen
Sinh ra trong gia đình của một quân nhân phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đáng ra phải được cái gọi là Chính Phủ này bảo vệ cho đến lớn, nhưng chưa kịp lớn thì cái Chính Phủ đó đã bỏ chạy. Sống bơ vơ với Cộng Sản trong cái danh hiệu bị kỳ thị ít nhất là “Con Ngụy Quân Ngụy Quyền”, đến nay còn sống được là nhờ may mắn, thoát được qua Mỹ thì gặp cái bọn người lung tung vác cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tự xưng nào là người Quốc Gia nào là người Việt Nam Cộng Hòa chụp cho cái danh hiệu Việt Cộng để hòng gây khó dễ cho đời sống của mình. Tôi đã từng có cái cảm giác là nếu nước Mỹ là của mấy cái bầy Chống Cộng Tạp Nhạp Ruồi Bu này thì mình lại phải tìm chỗ khác để lánh nạn tiếp.
Mình là cái gì? Mấy cái bầy Tạp Nhạp đó là cái gì và đang làm những gì, tại sao phải sợ?
Thế hệ chúng ta sinh ra không phải người Quốc Gia cũng không phải người Cộng Sản, vậy chúng ta không phải là người Việt Nam?
Việt Nam Cộng Hòa Việt Nam Cộng Hòa với những mục đích cao cả và thiêng liêng từ khởi thủy là kiến dựng một nền Độc Lập, mang lại một thể chế Tự Do cho đồng bào và không chấp nhận Cộng Sản chứ không phải là những bầy người loác ngoác cái mồm Chống Cộng, lấy hình cờ Vàng làm biểu tượng cho mình (nhiều nhất là trên facebook) mà đi đâu cũng sử dụng những lời văng tục mất vệ sinh, và cả những cái bầy người học theo thói Việt Cộng loang oang cái mỏ ai không theo Ta là Địch, ai không phải người Quốc Gia là… Việt Cộng!
Muốn xưng mình là người Việt Nam Cộng Hòa thì cái tối thiểu phải biết những gì mình phải làm và những gì không được phép làm!
Quân đội Việt Nam Cộng Hòa không phải là một quân đội tùy tiện hay hổ lốn và lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ đâu phải là lá cờ dùng để đi kèm với những hành động hoặc ngôn từ văng tục mất vệ sinh!!!
Ai là Việt Nam Cộng Hòa?

Santa Ana, California
6 giờ chiều Chủ Nhật ngày 06 tháng 03 năm 2011

© Tiên Sa