Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

hãy nghe những lời chân thật!

From: Hung Bui, G Tran chuyển tiếp. 
Sent: Wednesday, November 26, 2014 8:56 PM
Subject: Lá Thư HỒI ÂM CHÂN THẬT NHẤT THẾ KỶ !


Thư HỒI ÂM CHÂN THẬT NHẤT THẾ KỶ !
Lá thư quá hay !!!

 Bạn thân mến,

 
Lâu lắm rồi giới trẻ chúng tôi mới nhận được một bài viết nói lên sự thật ở đất nước tôi, dù sự thật ấy làm chúng tôi hết sức đau buồn.
Xin cám ơn bạn. Ở đất nước tôi có câu “sự thật mất lòng” nhưng cũng có câu “thương cho roi cho vọt”, “thuốc đắng đả tật”.
Bức thư của bạn đã làm thức dậy trong tôi niềm tự ái dân tộc lâu nay được ru ngủ bởi những bài học giáo điều từ nhà trường như Chúng ta tự hào là một nước nhỏ đã đánh thắng hai cường quốc Pháp và Mỹ.

 Bạn đã nói đúng:
“Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt, khó lắm. Thật vậy sao?”

Bạn biết đặt câu hỏi như thế là bạn đã có câu trả lời rồi. Những gì tôi viết sau đây chỉ là những lời tâm tình của một người trẻ thiếu niềm tin, với một người bạn đến từ một đất nước vững tin vào dân tộc mình, vào chính bản thân mình.
 Bạn nói đúng. So với nước Nhật, nước Việt chúng tôi đẹp lắm. Đối với tôi không có tấm bản đồ của nước nào đẹp như tấm bản đồ của nước tôi. Tấm bản đồ ấy thon thả đánh một đường cong tuyệt đẹp bên bờ Thái Bình Dương ấm áp. Trên đất nước tôi không thiếu một thứ gì cho sự trù phú của một dân tộc .
Nhưng chúng tôi thiếu một thứ
.
 Đó là Tự Do, Dân Chủ.
Lịch sử của chúng tôi là lịch sử của một dân tộc buồn.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Người đã từng nhận được đĩa vàng tại đất nước Nhật của các bạn năm 1970 (bán được trên 2 triệu bản) với bài hát “Ngủ Đi Con” đã từng khóc cho đất nước mình như sau:
Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm nô lệ giặc Tây
Hai mươi Năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt buồn
”.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong “hai mươi Năm nội chiến từng ngày” ông sống tại miền nam Việt Nam nên nỗi đau của ông còn nh hơn nỗi đau của người miền Bắc chúng tôi. Ông còn có hạnh phúc được tự do sáng tác, tự do gào khóc cho một đất nước bị chiến tranh xâu xé, được “đi trên đồi hoang hát trên những xác người” được mô tả người mẹ điên vì đứa con “chết hai lần thịt xương nát tan”.
 
Nếu ông sống ở miền Bắc ông đã bị cấm sáng tác những bài hát như thế hoặc nếu âm thầm sáng tác ông sẽ viết như sau:
Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm nô lệ giặc Tây
 Bảy mươi năm Cộng Sản đọa đày
Gia tài của mẹ, để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt Buồn
Bị đô hộ bởi một nước Tàu tự coi mình là bá chủ ở phương Bắc, bị một trăm năm Pháp thuộc . Một ít thời gian không bị ngoại bang đô hộ chúng tôi không có minh quân như Minh Trị Thiên Hoàng ở nước bạn. Huống gì thay vào đó chúng tôi bị cái xui là một trong những nước hiếm họi bị thống trị bởi một chế độ bị coi là quái vật của thế kỷ.
 
Tại sao người Việt tham vặt.
Vì họ đã từng đói kinh khủng.Trong cuộc chiến tranh gọi là chống Mỹ chống Pháp người dân miền Bắc chúng tôi đã
đói đến độ mất cả tình người. Vì một ký đường, một cái lốp xe đạp, vài lạng thịt người ta tố cáo nhau, chơi xấu nhau dù trước đó họ là người trí thức.
 Cho nên ăn cắp là chuyện bình thường.
Tôi cũng xin nhắc cho bạn , năm 1945 hàng triệu người Việt miền Bắc đã chết đói vì một lý do có liên quan đến người Nhật các bạn đấy. Xin bạn tìm hiểu phần này trong lịch sử quân Phiệt Nhật ở Việt Nam.
Tất nhiên người Việt vẫn nhớ câu “nghèo cho sạch, rách cho thơm” nhưng “thượng bất chính , hạ tắc loạn”.
Khi chấm dứt chiến tranh. Người Việt biết họ phải tự cứu đói mình chứ không ai khác. Kẻ có quyền hành tranh dành nhau rừng vàng biển bac, kẻ nghèo xúm lại hôi của những xe chở hàng bị lật nhào .
 Thật là nhục nhã, thật là đau lòng.
Bạn bảo rằng ở nước bạn người dân giữ gìn vệ sinh công cộng rất tốt. Còn ở Việt Nam cái gì dơ bẩn đem đổ ra đường.
Đúng vậy. Nhưng Tự Do , Dân Chủ đã ăn vào máu của các bạn để các bạn ý thức rõ đây là đất nước của mình.
 Còn chúng tôi? Chúng tôi chưa thấy nước Việt thực sự là của mình.
Ngày trước Nước Việt là của Vua , Có khi nước Việt thuộc Tàu, rồi nước Việt thuộc Pháp, rồi nước Việt là của Đảng Cộng Sản.
 
Rung của cha ông để li đã từng trở thành của của hợp tác xã, rồi ruộng là của nhà nước chỉ cho dân mượn trong một thời gian nhất định. Đất là của nhà nước nếu bị quy hoạch người dân phải lìa bỏ ngôi nhà bao năm yêu dấu của mình để ra đi. 
Cái gì không phải là của mình thì người dân không cảm thấy cần phải gìn giử.
Nhưng sự mất mát đau lòng nhất trên đất nước chúng tôi là mất văn hóakhông còn nhuệ khí.
Biết làm sao được khi chúng tôi được dạy để trở thành công cụ chứ không được dạy để làm người.
Tiếc thay bản chất thông minh còn sót lại đã cho chúng tôi nhận ra chúng tôi đang bị dối gạt. Nhất là trong những giờ học về lịch sử, văn chương.
Lớp trẻ chúng tôi đã mất niềm tin và tìm vui trong những trò rẻ tiền trên TV trên đường phố.
Nhớ năm nào nước của bạn cất công đem hoa anh đào qua Hà Nội cho người Hà Nội chúng tôi thưởng ngoạn. Và thanh niên Hà Nội đã nhào vô chụp giựt , bẻ nát cả hoa lẫn cành , chà đạp lên chính một nơi gọi là “ngàn năm Thăng Long văn hiến”.
 
Nhục thật bạn ạ. Nhưng lớp trẻ chúng tôi hầu như đang lạc lối, thiếu người dẫn đường thật sự chân thành thương yêu chúng tôi, thương yêu đất nước ngàn năm tang thương , đau khổ.
Thật buồn khi hàng ngày đọc trên báo bạn thấy giới trẻ nước tôi hầu như chỉ biết chạy theo một tương lai hạnh phúc dựa trên sắc đẹp và hàng hiệu. Họ không biết rằng nước Hàn có những hot girls, hot boys mà họ say mê còn là một quốc gia cực kỳ kỷ luật trong học hành, lao động.
 
Bạn nói đúng. Ngay cả bố mẹ chúng tôi thay vì nói với chúng tôi “con hãy chọn nghề nào làm cuộc sống con hạnh phúc nhất” thì họ chỉ muốn chúng tôi làm những công việc , ngồi vào những cái ghế có thể thu lợi tối đa dù là bất chính.
Chính cha mẹ đã chi tiền để con mình được làm tiếp viên hàng không, nhân viên hải quan, công an giao thông… với hy vọng tiền thu được dù bất minh sẽ nhiều hơn bội phần.
Một số người trẻ đã quên rằng bên cạnh các ca sĩ cặp với đại gia có nhà trăm tỉ, đi xe mười tỉ còn có bà mẹ cột hai con cùng nhảy sông tự tử vì nghèo đói. Mới đây mẹ 44 tuổi và con 24 tuổi cùng nhảy cầu tự tử vì không có tiền đóng viện phí cho con. Và ngày càng có nhiều bà mê tự sát vì cùng quẩn sau khi đất nước thái bình gần 40 năm.
Bạn ơi. Một ngày nào chúng tôi thực sự có tự do, dân chủ chúng ta sẽ sòng phẳng nói chuyện cùng nhau. Còn bây giờ thì :
 
“trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.

Dù sao cũng biết ơn bạn đã dám nói ra những sự thật dù có mất lòng.
Và chính bạn đã giúp tôi mạnh dạn nói ra những sự thật mà lâu nay tôi không biết tỏ cùng ai.
 
Thân ái.
Tiểu My

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

cách 'lí giải' của một Học Sinh Miền Bắc


Hồi nhỏ cứ tưởng… lớn lên mới biết



- Hồi nhỏ cứ tưởng học lịch sử là để biết về tổ tiên nòi giống,

Lớn lên mới biết cộng sản láu cá nhồi sọ;

- Hồi nhỏ cứ tưởng ráng học thành tài để phục vụ đất nước,

Lớn lên mới biết thành tài chỉ được phục vụ Nga Tàu và nước khác;



- Hồi nhỏ cứ tưởng công an bắt cướp, giúp dân,

Lớn lên mới biết công an ăn cướp, hại dân;

- Hồi nhỏ cứ tưởng công an là bạn dân,

Lớn lên mới biết công an là khuyển ưng của đảng;

- Hồi nhỏ cứ tưởng Cờ đỏ sao vàng là Cờ tổ quốc,

Lớn lên mới biết đó là Cờ Phúc Kiến bên Tàu;

- Hồi nhỏ cứ tưởng Mỹ-Ngụy là ác,

Lớn lên mới biết cộng sản mới ác;

- Hồi nhỏ cứ tưởng bán vàng giàu nhất,

Lớn lên mới biết bán nước giàu hơn;

- Hồi nhỏ cứ tưởng đánh trận, lập công lớn mới được lên tướng,

Lớn lên mới biết lòn cúi, hèn với giặc ác với dân cũng lên tướng;

- Hồi nhỏ cứ tưởng chống Tàu là yêu nước (1),

Lớn lên mới biết chống Tàu là phản quốc;

- Hồi nhỏ cứ tưởng đảng giải phóng miền Nam đói rách,

Lớn lên mới biết là đảng cướp miền Nam giàu có;

- Hồi nhỏ cứ tưởng bác Hồ là người Việt Nam,

Lớn lên mới biết bác là người Tàu Hẹ;

- Hồi nhỏ cứ tưởng bác Hồ ‘đi xa’ nhằm ngày 03 tháng 9,

Lớn lên mới biết bác chết trùng ngày Quốc khánh, tháng 9 mồng 2;

- Hồi nhỏ cứ tưởng cán bộ là đầy tớ lo cho dân no ấm,

Lớn lên mới biết dân là đầy tớ lo cho cán bộ ấm no;

- Hồi nhỏ cứ tưởng yêu nước là yêu tổ quốc,

Lớn lên mới biết yêu nước là phải yêu đảng;

- Hồi nhỏ cứ tưởng những đồng bào Boat People là Việt gian,

Lớn lên mới biết đó là khúc ruột ngàn dặm;

- Hồi nhỏ cứ tưởng hy sinh xương máu đánh Mỹ là đánh cho dân tộc,

Lớn lên mới biết là đánh cho Liên Sô, đánh cho Tàu cộng;

- Hồi nhỏ cứ tưởng Lê Văn Tám, Tô Vĩnh Diện, Hồ Thị Kỷ là anh hùng,

Lớn lên mới biết đó là sản phẩm tuyên truyền bố láo;

- Hồi nhỏ cứ tưởng Trần Dân Tiên và T. Lan là hai nhà văn nào đó viết về bác Hồ,

Lớn lên mới biết cả hai đều là bí danh của bác Hồ tự ca tụng mình;

- Hồi nhỏ cứ tưởng CB là Carte Bleue (thẻ tín dụng bên Pháp),

Lớn lên mới biết CB cũng là bút danh Của Bác dùng khi viết báo trên tờ Nhân Dân, trong đó có bài Địa chủ ác ghê (2);

- Hồi nhỏ cứ tưởng đảng viên cán bộ hẳn phải cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư như lời bác Hồ trên giấy,

Lớn lên mới biết trong thực tế, đảng viên cán bộ cấp càng cao càng trây lười hoang phí, càng trí trá tham tàn, càng thiên vị bè lũ;

- Hồi nhỏ cứ tưởng trí thức xhcn là tầng lớp tinh hoa chính trực, uy vũ bất năng khuất,

Lớn lên mới biết chỉ là học giả, hương nguyện;

- Hồi nhỏ cứ tưởng CH xhcn VN là Độc lập, Tự Do, Hạnh Phúc,

Lớn lên mới biết là trừ (-) độc lập, trừ (-) tự do, trừ (-) hạnh phúc;

- Hồi nhỏ cứ tưởng công lý xhcn là bà cô thiết diện vô tư,

Lớn lên mới biết Công Lý là một ông chú diễn viên hài;

- Hồi nhỏ cứ tưởng bác Hồ vì nước vì dân nên trọn đời không vợ, không con,

Lớn lên mới biết là đếch phải vậy;

- Hồi nhỏ cứ tưởng Hoàng Sa, Trường Sa, thác Bản Giốc, Ải Nam Quan là của Việt Nam,

Lớn lên mới biết bác và đảng đã ‘cầm cố’ cho Tàu cộng từ lâu;

- Hồi nhỏ cứ tưởng muốn thành tiên thành thánh thì phải tu thân tích đức,

Lớn lên mới biết gian manh xảo trá, độc ác nướng vài triệu người như bác Hồ, bác Giáp cũng được thành thánh thành tiên;

- Hồi nhỏ cứ tưởng tiền cứu trợ thiên tai là dành cho dân,

Lớn lên mới biết là để cứu trợ cán bộ;

- Hồi nhỏ cứ tưởng Cờ vàng là Cờ của bọn “Ngụy”,

Lớn lên mới biết Cờ vàng đã có từ thời Vua Thành Thái;

- Hồi nhỏ cứ tưởng đảng tàn sát địa chủ trong Cải Cách Ruộng Đất là để chia ruộng, chia đất cho dân nghèo,

Lớn lên mới biết đó là để đảng thu gom về cho riêng đảng;

- Hồi nhỏ cứ tưởng đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ đất nước,

Lớn lên mới biết đảng lãnh đạo nhà nước, quản lý nhân dân, làm chủ đất nước;

- Hồi nhỏ cứ tưởng Quốc hội là vì dân,

Lớn lên mới biết tất cả chỉ là Bonzaï của đảng;

- Hồi nhỏ cứ tưởng Hiến Pháp là văn kiện pháp lý cao nhất của tổ quốc,

Lớn lên mới biết Cương lĩnh đảng còn cao hơn nhiều;

- Hồi nhỏ cứ tưởng mình đang sống ở ngưỡng thiên đường xhcn,

Lớn lên mới biết “còn lâu dài lắm, đến hết thế kỷ (21) này không biết đã có chxn hoàn thiện hay chưa”.

[…]


___________________________________________________

(1) Lời nói đầu Hiến pháp 1980:[ Vừa trải qua ba mươi năm chiến tranh giải phóng, đồng bào ta thiết tha mong muốn có hoà bình để xây dựng Tổ quốc, nhưng lại phải đương đầu với bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng ở Cam-pu-chia. Phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, quân và dân ta đã giành được thắng lợi oanh liệt trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống bọn phản động Cam-pu-chia ở biên giới Tây Nam và chống bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình.]. 


(2) HCM Toàn tập, gồm 10 tập (ấn bản đầu tiên), Nxb Sự Thật xb từ năm 1980 đến năm 1989: Từ tập 1 đến tập 7 đã có sơ sơ 40 (bốn chục) bài ký tên C.B.//
.

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

lá Cờ vàng - BS Trần Mộng Lâm


 CỜ VÀNG  
         *           
                       


 
TRẦN MỘNG LÂM
Đã từ lâu, chúng tôi liên tiếp viết nhiều bài để báo động người Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, về hiểm họa mất nước vào tay Trung Cộng. Nhiều người cho rằng việc này không thích hợp với tôi, trong tư thế một người bác sĩ, vốn không rành chuyện chính trị cũng như luật pháp.

Gần đây, trong dịp ông Điếu cầy được hay bị trục xuất sang Mỹ, dư luận ồn ào quanh việc ông ta không chịu cầm lá cờ vàng mà người ta đã trao cho ông. Kẻ công kích, người bênh vực, tất cả chú trọng vào một nhân vật, mà thực ra cá nhân ông ta, chả có gì là quan trọng. Hãy bàn về vận mệnh Việt Nam.
Việt Nam đang đi vào con đường diệt vong !!Mật ước Thành Đô không thể bị tiết lộ một cách tình cờ.

Có cả một kế hoạch đem nó ra ánh sáng.

Dĩ nhiên người ta đã dự trù sự công kích lúc ban đầu. Nhưng với thời gian, dần dần người Việt Nam sẽ làm quen với sự hiện diện của nó, không còn ngỡ ngàng như trước nữa. Nên nhớ chính quyền Hà Nội vẫn lửng lơ con cá vàng, không hề có một tiếng nói chính thức nào cải chính hay bác bỏ những tin đồn liên quan tới Mật Ước này.

Nếu như đến thời điểm nào đó, năm 2020 chẳng hạn, Bắc Kinh và Hà Nội cùng công bố quyết định Việt Nam trở thành một quận lỵ của Trung Quốc, là ván đã đóng thuyền. Khi đó, chúng ta sẽ như Tân Cương, Tây Tạng, hết đường cục cựa, và các tòa án quốc tế, các tòa án về Biển, sẽ không còn một lý do nào can thiệp vào chuyện này nữa, vì nó đã trở thành việc nội bộ, của một quốc gia có tên CHINA !!!

Năm nay là năm 2014, nghĩa là chỉ còn vỏn vẹn ít năm nữa mà thôi.

Đảng Cộng Sản Việt Nam, một đảng hoàn toàn bị thống trị, chi phối bởi đảng CS Trung Cộng, chỉ là một công cụ để thi hành kế hoạch này. Chúng ta phải bỏ hẳn cái ảo tưởng là sẽ có nhiều người yêu nước trong Đảng CS Việt Nam bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam.

Tôi đã cùng một luật sư tên tuổi tại Montréal thảo luận nhiều lần về vấn đề này. Theo người luật sư này, thì trong tình hình hiện tại, người Việt Nam chỉ , trên căn bản luật pháp (nghĩa là chúng ta chỉ dùng lý trí 100%, không dùng tình cảm, ủng hộ hay không ủng hộ) trông cậy vào Lá Cờ Vàng.

Đây là một biểu tượng của một Quốc Gia được Quốc Tế công nhận, hiện diện tại Miền Nam, mang tên Việt Nam Cộng Hòa.

Việt Nam Cộng Hòa không ký một văn kiện nào về Trường Sa, Hoàng Sa với Bắc Kinh.

Việt Nam Cộng Hòa không liên quan gì đến Mật Ước Thành Đô.

Năm 1975, với súng đạn, Miền Bắc bức tử VNCH. Việc thống nhất Việt Nam hoàn toàn không do một cuộc Trưng Cầu Dân Ý nào, cho nên, người Miền Nam , công dân của 
VNCH, trong và ngoài nước, có thể phản đối trên căn bản luật pháp về những gì liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng, và lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa nói chung.

Bởi vậy cho nên, người Việt Nam nào yêu nước, muốn bảo vệ Việt Nam bằng Pháp Lý (Tránh cho trong tương lai,các thế hệ sau, phải làm những cuộc nổi dậy đẫm máu), không còn một lựa chọn nào khác, là cùng nhau đứng dưới Lá Cờ Vàng, dù thích hay không thích lá cờ này, vì lý do này hay lý do khác.Hãy hồi phục lại một tập thể các công dân của Việt Nam Cộng Hòa.
Tổ Quốc Trên HếtXin gửi đến những nhà ái quốc Việt Nam câu nói trên, để mọi người suy nghĩ.Tổ Quốc chúng ta đang lâm nguy.

Xin mọi người nhớ rõ điều này và dẹp bỏ tất cả những tỵ hiềm cá nhân, chọn lá cờ vàng.
Tôi xin nói rõ lại, là việc lựa chọn này hoàn toàn là lý trí chứ không nhất thiết vì tình cảm. Chúng ta không còn giải pháp nào khác. //







Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

thêm tài liệu viết về Hồ Chí Minh - Phạm Quế Dương

Lại thêm tài liệu viết 'Chủ tịch' Hồ Chí Minh là người Trung Quốc – Phạm Quế Dương

Chân dung mẹ của Hồ Tập Chương. Gia đình người Hẹ từ Đài Loan vừa di cư đến Hồng Kông.
Chân dung mẹ của Hồ Tập Chương. Gia đình người Hẹ từ Đài Loan vừa di cư đến Hồng Kông.
 
- Trước đây tôi đã viết bài về cuốn sách “Tìm hiểu về cuộc đời Hồ Chí Minh.” của tác giả Hồ Tuấn Hùng, người Đài Loan, Thái Văn dịch ra tiếng Việt. Cuốn sách khẳng định ông Nguyễn Ái Quốc đã mất năm 1932, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Đài Loan, họ tộc với tác giả.
Bây giờ tôi lại vừa đọc tập tài liệu “Giặc Hán đốt phá Nhà Nam“, dày 141 trang khổ lớn của tác giả Huỳnh Tâm, cũng là người Trung Quốc, xác định Chủ Tịch Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương.
Tài liệu viết: “Theo hồ sơ của nhà tù Hương Cảng, Nguyễn Tất Thành đang lâm nguy, bởi bị nhiều bệnh do trác tráng, say đắm phong trần làm cơ thể hao mòn, mang bệnh truyền nhiễm cấp độ cao hết thuốc trị liệu, có thể chết bất cứ giờ nào và nghiêm trọng hơn, ông ta mắc phải nghiện ngập với “Nàng tiên nâu”.
Năm 1932, Nguyễn Tất Thành qua đời tại nhà tù Hương Cảng, hưởng dương 40 tuổi (1892-1932).
Năm 1932, Nguyễn Tất Thành qua đời tại nhà tù Hương Cảng, hưởng dương đúng 40 tuổi (1892-1932).
Năm 1932, Nguyễn Tất Thành qua đời tại nhà tù Hương Cảng, hưởng dương đúng 40 tuổi (1892-1932).
Người thân tên Hzyen Buhb (Hồ Vinh-Nguyễn Vinh) đến nhận xác và tất cả vật dụng cá nhân của tử tù và đem đi hỏa táng. Tro cốt vủa Nguyễn Tất Thành (mã số 00567) lưu trữ tại nghĩa trang Kuntsevo Moscow Rusian … Tài liệu này được lưu trữ tại nhà tù Hương Cảng.
Nghĩa trang Kuntsevo Moscow Rusian
Nghĩa trang Kuntsevo Moscow Rusian
Ghi chú gia phả và sự nghiệp của Hồ Tập Chương trong Hồ sơ HTC 4567 lưu trữ tại Quân ủy Trung ương (CPC) và tình báo Hoa Nam Trung Quốc như sau:
“Đương sự được đảng cộng sản Trung Quốc huấn luyện hơn một thập niên tại Học viện Hoàng Phố, Vân Nam.Việc đào tạo một điệp viên xuất sắc rất công phu và phải kiên nhẫn trước tình hình chính trị. Kết quả Trung Quốc dốc hết nhân lực, tài khí, tài vật lập ra một thế lực mới tại Việt Nam và tình báo Hoa Nam thổi lên một Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa “.
Kèm theo đó, tài liệu đưa ảnh chân dung mẹ Hồ Tập Chương, gia đình người Hẹ từ Đài Loan vừa di cư đến Hồng Kông và ảnh Hồ Tập Chương cùng em trai thời niên thiếu (nguồn ảnh: Tư liệu Đô Sảnh Hồng Kông và tình báo Hoa Nam).
Chân dung mẹ của Hồ Tập Chương. Gia đình người Hẹ từ Đài Loan vừa di cư đến Hồng Kông.
Chân dung mẹ của Hồ Tập Chương. Gia đình người Hẹ từ Đài Loan vừa di cư đến Hồng Kông.
Cuốn sách này còn có những dòng sau đây:
“Chúng ta cùng nhau khám phá một tài liệu hiếm có về việc “Trăm năm trồng người.” của Mao Trạch Đông chỉ thị cho Hồ Chí Minh thực hiện tại Việt Nam. Hồ Chí Minh hăng hái, đẩy mạnh việc giáo dục thiếu nhi lên hàng đầu, xem đó là một chân lý hoàn hảo một chiến lược dài hơi trong việc Hán hóa Việt Nam, và từ đó âm thầm đưa đất nước Việt Nam mỗi lúc một xa dần đặc tính của dân tộc mình …”
Khẩu hiệu “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người.” xuất hiện theo hướng dẫn của cộng sản họ Mao. Cùng lúc lấy thời gian che khuất dân trí Việt Nam, bằng cách đẩy mạnh chiến tranh. Một lần nữa họ Hồ hối hả mở cửa Aỉ Chi Lăng và lách qua biên giới mời Đảng Cộng Sản Trung Quốc tràn vào lãnh thổ bằng đường bộ, đường biển, v v… hậu động thủ hỗ trợ cho Hồ Chí Minh thực hiện tốt mệnh lệnh “Tiêu diệt kẻ thù không đồng chủng.”.
“Hồ vay nợ chiến tranh cao ngất trời, phải nhượng những phần đất cho Trung Quốc với tổng số trên 14 làng xã từ Tây Bắc qua Đông Bắc. Trung Quốc rất hài lòng với cách trả nợ của người vay nợ, đổ quân ào ạt vào Việt Nam, theo công bố tháng 11 năm 1968 của Nhà nước Trung Quốc.
Hồ Chí Minh xuất thân từ lò huấn luyện Hoàng Phố, thề trung thành với bản quốc, cúc cung phụng sự Quốc tế Cộng Sản, chấp nhận chiến dịch liên quân với Trung Quốc. Nhìn lại lịch sử thành lập ĐCSVN, bắt đầu từ lúc xây dựng lực lượng quân sự, Hồ Chí Minh là ai mà tự dưng có quân đội, vũ khí, tài chính, hệ thống tuyên truyền vv…nếu không phải do người Hán. Không có Trung Quốc thì lấy đâu ra người và vũ khí vì thuở ấy người Việt Nam theo cộng sản chẳng có mấy ai. Quân binh của Hồ Chí Minh hầu như là con số không, do đó, tất cả mạng sống đều được Trung Quốc bảo đảm, cung cấp và nuôi dưỡng”.
“Cho nên Mao Trạch Đông mạnh miệng lấy quyết định thay cho người chủ nhà tuyên bố, vì họ Hồ chỉ có hai bàn tay trắng: Hoa Kỳ đưa quân vào Việt Nam, đối với tôi được coi như cuộc xâm lược và tấn công biên thùy Trung Quốc”.
Điều này cho thấy Việt Nam đã mất chủ quyền từ lời tuyên bố của Mao Trạch Đông vào ngày 01/10/1965.
Mao Trạch Đông  - Hồ Chí Minh
Mao Trạch Đông – Hồ Chí Minh
Tài liệu còn đăng tấm ảnh nhà ga Bích San với chú thích: “Trước năm 1940 nhà ga Bích San thuộc lãnh thổ của Việt Nam, chính Hồ Chí Minh đã nhượng phần đất này cho Trung Quốc để đổi lấy viện trợ…”
“Nếu họ Hồ không phải là người Hán tất nhiên việc đi cầu viện sẽ về tay không. Đằng này mà mỗi khi ông ta chỉ xin viện trợ có một, tức thì lại được mười. Trung Quốc quá phóng khoáng trong viện trợ cho họ Hồ, dĩ nhiên trong tính cách phóng khoáng ấy phải theo quyết sách quốc gia”.
“Hồ Chí Minh vừa đến “Biệt điện” Bắc Kinh gỡ bộ râu cải trang, mặc áo bông nguyên Hán, ông ta khoe khoang với Chu Ân Lai về bộ râu và nhại : San trừ nhiêu râu rậm dung lực đích đã”. Hàm ý họ Hồ: Gỡ bỏ được râu, tất nhiên, đất nước Việt Nam gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi …”.
“Ngày 19/4/1961, Chu Ân Lai khẩn bách có mặt tại biên giới Việt Trung, triệu họ Hồ đến Cao Bằng báo cáo thành bại chiến trường.
Chu Ân Lai - Hồ Chí Minh
Chu Ân Lai – Hồ Chí Minh
Mùa xuân năm 1965, Hồ Chí Minh lại bí mật đi Trung Quốc, theo kế hoạch của tình báo Hoa Nam để gặp Mao Trạch tại quê nhà của Mao Trạch Đông ở Hồ Nam để xin ý kiến.
Tôi rất quí trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn tự hào 45 năm được làm “Người lính Bác Hồ”. Tôi đã nhiều lần vào Nghệ An thăm quê Bác và lễ mộ thân mẫu Bác. Đọc quyển sách của Hồ Tuấn Hùng đã rất bất bình. Nay lại đọc tập tài liệu này của Huỳnh Tâm tôi càng bức xúc. Tại sao Trung Quốc cho phổ biến công khai những tài liệu này! Ý đồ của họ là gì?
Thời nay là thời đại thông tin, trẻ già trong nước ngoài nước rất nhiều người biêt, chắc hẳn bộ máy của Đảng và Nhà nước cũng phải biết rõ. Nhưng, sao lại lặng im vô trách nhiệm đến thế. Tôi đề nghị các vị lãnh đạo và cơ quan chức năng cần làm sáng tỏ và công bố rộng rãi để sự thực được bảo vệ và tôn trọng.
Hà Nội,ngày 10/6/2014
Phạm Quế Dương
Hình Ảnh và Tư liệu:
Giặc Hán đốt phá nhà Nam – Kỳ 9 (Huỳnh Tâm)

họ Tập coi chừng, thủ Dũng VC nói "hợp tác" nhưng sẽ "đánh lén" đó !!

“VỪA HỢP TÁC, VỪA ĐẤU TRANH VỚI KẺ THÙ XÂM LƯỢC … ĐƯỢC SAO ?


Đỗ Minh Tuyên

 
” Vừa hợp tác…vừa đấu tranh” với kẻ thù luôn gây hấn và xâm lược biển đảo của Đất nước mình… và đối với Trung quốc chúng ta là láng giềng và mãi mãi là láng giềng dù cho mưa bão…. đó chính là lời phát biểu của người đứng đầu chính phủ Nhà nước Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng…?.

Người dân Việt Nam mãi cho đến ngày hôm nay thật sự vẫn không thể nào hiểu được lý do tại sao trước những hành vi gây hấn và xâm lược trắng trợn của kẻ thù xâm lược Trung quốc… các vị lãnh đạo đảng và lãnh đạo Nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam vẫn luôn cúi đầu một cách nục nhã và vô cùng khó hiểu…?

Tất cả các vị lãnh đạo đảng và lãnh đạo Nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam đã và đang trong tình trạng thiểu năng nên không thể phân biệt giữa tình bạn và kẻ thù… giữa láng giềng và quân xâm lược…? hay giữa họ và kẻ thù xâm lược còn những điều gì khuất tất không thể giải bày với người dân của Đất nước mình…?

Tất cả mọi người chúng ta đều biết rất rõ và cũng đã mục kích tất cả những gì mà Nhà cầm quyền cộng sản Trung quốc đã gây ra cho Việt Nam chúng ta…từ việc tấn công tàu bè, cướp bóc tài sản và đánh đập hành hung hết sức dã man ngư dân của Việt Nam… cho đến việc ngang nhiên xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam qua việc đặt để giàn khoan Hải Dương 981 của họ ngay trong thềm lục địa và khu vực thuộc đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam… cũng như ngang nhiên tiến hành xây dựng các hạ tầng cơ sở, các căn cứ quân sự và cơ quan hành chính ngay trên các quần đảo Hoàng sa và Trường sa vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam… hành vi xấu xa như thế có thể xem là bạn… là láng giềng được chăng… trừ phi các Nhà lãnh đạo đảng và lãnh đạo Nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam không phải là người Việt Nam hoặc có ý định bán rẻ lương tâm, và bán rẻ Đất nước cho giặc…?
Đã đến lúc mọi người dân Việt Nam chúng ta lẫn trong và ngoài nước cần phải một lòng đoàn kết ngăn chặn mọi hành vi có thể làm nghèo và nguy hại Đất nước từ giới lãnh đạo cộng sản cầm quyền hiện nay tại Việt Nam bằng mọi cách… bao gồm việc khởi xướng và kêu gọi đồng bào Việt Nam tập trung xuống đường phản đối mọi hành vi mờ ám bán rẻ lương tâm, bán rẻ Đất nước của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam… phát động chiến dịch nhằm có thể phơi bày mọi tội ác của giới lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam ra trước công luận trong và ngoài nước… vận động mọi áp lực từ Cộng đồng Quốc tế…kết hợp cả trong và ngoài nước nhằm đạt đến mục tiêu cuối cùng là xóa bỏ độc tài đảng trị và đổi mới hoặc thay đổi thể chế cộng sản bạo tàn hiện nay… Sự kiên nhẫn của mọi người chúng ta đã là giới hạn cuối cùng… Vìì thế không thể cứ mãi chần chừ nếu không muốn Đất nước Việt Nam rơi vào tay giặc.

Chúng tôi đặc biệt kêu gọi sự nhận thức từ công luận… kêu gọi hành động khẩn cấp từ mọi tầng lớp nhân dân kết hợp với tất cả các Tổ chức Tôn giáo lẫn Tổ chức Dân sự Xã hội hiện nay tại Việt Nam… hãy khởi đầu bằng một sự chuẩn bị chu đáo cặn kẽ và có hệ thống nhằm dẫn đến một cuộc tổng xuống đường rầm rộ quy mô và kéo dài… mà đồng bào Việt Nam chúng ta đã từng thể hiện trong những tháng gần đây khi bức xúc trước hành vi xâm lược trắng trợn của Trung quốc ngay trong thềm lục địa và khu vực đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam. Hoàng sa và Trường sa là lãnh thổ lãnh hải thiêng liêng của Dân tộc Việt Nam…vì thế không một ai có thể tùy tiện hiến dâng hay bán rẻ cho kẻ thù xâm lược…

Đó chính là lý do duy nhất cho lời kêu gọi ngày hôm nay đến mọi người dân Việt Nam… hãy cùng nhau hành động trước khi mọi sự việc trở nên quá muộn… và trước khi biển đảo và chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam rơi vào tay của Nhà cầm quyền cộng sản Trung quốc.

(Nguồn: Đỗ Minh Tuyên, Blog)
Nguồn : Trí Nhân Media
———————————–
Đọc thêm:
Việt – Trung ‘vừa hợp tác, vừa đấu tranh’ , BBC

người Việt tỵ nạn đắc cử Thị trưởng Garden Grove !

BẢO NGUYỄN THẮNG CỬ CHỨC THỊ TRƯỞNG GARDEN GROVE

Bao Nguyen, Thị trưởng Garden Grove
Bao Nguyen, Thị trưởng Garden Grove

Lê Bình - Garden Grove, California- Ủy Viên Học Khu Garden Grove Bảo Nguyễn đã thắng cuộc bầu cử cho chức vụ thị trưởng Garden Grove. Bảo Nguyễn đã giành chiến thắng sát nút 15 phiếu trước thị trưởng đương nhiệm Bruce Boardwater, tạo nên một cuộc tranh đua sát nút nhất tại California. Ủy Viên Bầu Cử Quận Cam Quận Cam dự định sẽ xác nhận kết quả bầu cử vào ngày mai.
Kết quả bầu cử chung cuộc có thể xem tại:

http://www.ocvote.com/fileadmin/live/gen2014/results.htm
“Tôi rất hào hứng bắt đầu công việc xây dựng những cải tổ chung, và thay đổi văn hóa làm việc tại Tòa Thị Chính để trở nên toàn diện hơn, hiệu quả hơn và minh bạch hơn,” Bảo Nguyễn nói. “ Tôi rất biết ơn cư dân của thành phố đã đặt niềm tim cho tôi, và tôi đã sẵn sàng làm việc với những đồng sự mới tại Hội Ðồng Thành Phố, để đưa Garden Grove tiến lên phía trước. Tôi cũng xin cảm ơn Thị Trưởng Bruce Boardwater về những năm tháng mà ông đã phục vụ cho thành phố của chúng ta.”
Mặc dù có sự thua thiệt trước Thị Trưởng và Nghị Viên lâu đời, Bảo Nguyễn khởi đầu chiến dịch tranh cử của mình với sự ủng hộ mạnh mẽ của Orange County Register, Liên Ðoàn Lao Ðộng Quận Cam, Hội Cứu Hỏa Garden Grove, và Ðảng Dân Chủ Quận Cam. Khi tuyên thệ nhậm chức, Bảo Nguyễn sẽ là Thị Trưởng Mỹ gốc Việt do dân bầu thứ hai của một thành phố Hoa Kỳ, và là Thị Trưởng Mỹ gốc Việt do dân bầu đầu tiên của một thành phố Hoa Kỳ với trên 100,000 cư dân. Ở tuổi 34, Bảo Nguyễn cũng trở thành người thị trưởng trẻ tuổi nhất trong lịch sử Garden Grove.
Bao-2-400

Bảo Nguyễn hiện đang đại diện cho hơn 90% cư dân Garden Grove như là một Ủy Viên của Học Khu Garden Grove. Trong Hội Ðồng Học Khu, Bảo Nguyễn đã dẫn dắt thành công việc phê chuẩn và thực hiện chương trình Ấn Chương Song Ngữ của California, một văn bằng công nhận dành cho học sinh tốt nghiệp trung học đạt được thành quả cao trong học tập những ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh. Bên cạnh công việc trong Hội Ðồng Học Khu, Bảo Nguyễn còn nằm trong Hội Ðồng Quản Trị Hội CHợ Quận Cam, và cũng là thành viên Ủy Ban Ða Tôn Giáo Giáo Phận Orange.
Ra đời tại trại tị nạn, Bảo Nguyễn đến Hoa Kỳ khi chỉ mới ba tháng tuổi. Bảo Nguyễn có bằng cử nhân Khoa Học Chính Trị tại UC Irvine, bằng cao học Phật Học Tây Tạng- Ấn Ðộ của Ðại Học Naropa, và có khả năng sử dụng 3 thứ tiếng Anh, Tây Ban Nha và Việt Ngữ.//
*

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Tuyên giáo CSVN ngụy tạo 'cờ tổ quốc'!

Tuyên giáo CSVN mắc bệnh tâm thần nặng

Phạm Trần (Danlambao) – Quân đội Nhân dân của đảng Cộng sản kỷ niệm 70 năm thành lập (22/12/1944 – 22/12/2014) là chuyện bình thường, nhưng Ban Tuyên giáo Trung ương do Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh đứng đầu đã ngụy tạo thành tích cho là cờ Đỏ Sao Vàng để tuyên truyền và che giấu tội ác của quân đội CSVN đã gây cho nhân dân miền Nam trong 20 năm chiến tranh.
Tất cả những việc này đã thể hiện trong “Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam” ngày 07/11/2014 nhằm mục đích đề cao vai trò bảo vệ đảng, bảo vệ Tổ quốc và nhân dân của Quân đội qua các thời kỳ lịch sử, nhưng lại không dám nói đến những thành tích chống Tàu cộng trong hai cuộc chiến biên giới 1979-1989, cuộc chiến ở Trường Sa tháng 3/1988 và làm ngơ chủ quyền biển đảo.
Chuyện lá cờ ngày 30-4-1975
Trước hết, khi nói về biến cố ngày 30/04/1975 tại Dinh Độc Lập ở Sài Gòn, Đề cương viết: “5 giờ sáng ngày 30/4/1975, quân ta mở đợt tiến công cuối cùng. Vào lúc 10 giờ 45 phút, phân đội xe tăng thọc sâu của Quân đoàn 2 tiến vào dinh Độc Lập. Quân ta bắt toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn, buộc Tổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Cờ Tổ quốc tung bay trước tòa nhà chính của dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút.”
Nhưng “Cờ Tổ quốc” nào? 
Riêng chuyện nhỏ bé này thôi cũng đủ để vạch ra tính ngụy tạo lịch sử của Chính phủ Cộng sản miền Bắc mang tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với cái gọi là “quân đội giải phóng” ở miền Nam Việt Nam sau Hiệp định đình chiến Geneve 1954 chia đôi đất nước.
Theo Chính phủ Việt Nam Cộng hòa thời Tổng thống Ngô Đình Diệm thì có khoảng 35000 quân đội chính quy của Cộng sản vẫn ở lại miền Nam sau Hiệp định Geneve, nhưng không có tài liệu nào xác minh số quân thật sự của miền Bắc đã rời miền Nam.
Theo bài viết của Lê Liên (Phòng GDCC, Bảo tàng Lịch sử quốc gia) ngày 31/10/2014 nhân kỷ niệm “60 năm ngày tập kết ra Bắc - Cuộc chuyển quân lịch sử” (1954-2014) thì:
“Trong điều khoản của Hiệp định Genève đã quy định lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời để lực lượng hai bên tập kết, quân đội nhân dân Việt Nam tập kết ra phía Bắc, quân đội liên hiệp Pháp ở phía Nam. Giới tuyến quân sự chỉ có tính chất tạm thời, không có giá trị ranh giới hay lãnh thổ.
 
Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã có quyết định mang tầm chiến lược là đưa một số lượng không nhỏ con em cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc để tiếp tục học tập, nhằm đào tạo lực lượng cán bộ cho sự nghiệp cách mạng lâu dài của Đảng. Đợt chuyển quân tập kết ra Bắc này đã bắt đầu từ ngày 06/10/1954 và kết thúc 29/10/1954. Đây không chỉ là đợt chuyển quân thông thường mà còn là đợt chuyển quân mang trong đó những chủ trương, chính sách về quản lý, đãi ngộ, sử dụng và bồi dưỡng – đào tạo một đội ngũ cán bộ, chiến sĩ vừa góp phần cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, vừa chuẩn bị lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam sau này.”
Nhưng thành phần nào đã ra Bắc và người nào ở lại miền Nam? 
Lê Liên tiết lộ:
 
“Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, chỉ tập kết lực lượng quân sự, vì vậy để hợp lý hóa, cán bộ, học sinh và con em gia đình cách mạng đều phải mang quân trang, quân phục khi xuống tàu ra Bắc. Hiệp định cũng đã quy định rõ ba khu tập kết: 
 
- Khu tập kết 80 ngày ở Hàm Tân (Bình Thuận), Xuyên Mộc Bà Rịa-Vũng Tàu). 
 
- Khu tập kết 100 ngày ở Cao Lãnh, Đồng Tháp Mười (tỉnh Long Châu Sa) nay là tỉnh Đồng Tháp). 
 
- Khu tập kết 200 ngày ở Chắc Băng, Cà Mau.
 
Tổng kết về việc thực hiện nhiệm vụ đón tiếp trao trả tù binh và cán bộ, chiến sĩ, đồng bào, học sinh miền Nam ra tập kết, Thanh Hóa đã đón nhận 1.869 thương, bệnh binh, 47.346 cán bộ, 5.922 học sinh và 1.443 gia đình cán bộ tập kết ra Bắc. Không kể số quân đội do Bộ Tư lệnh nhận, Thanh Hóa đã tiếp nhận ở Sầm Sơn 16.191 đồng bào và cán bộ bị giặc bắt và tù đày. Trong số này có 15.066 người thuộc miền Bắc vĩ tuyến và 1.125 người thuộc miền Nam vĩ tuyến.” 
Như vậy rõ ràng số quân đội Cộng sản ở miền Nam đã không được thống kê đã thể hiện âm mưu đánh phá miền Nam sau này của Chính phủ Hồ Chí Minh.
Tài liệu tuyên truyền của Ban Tuyên giáo ghi trong Đề Cương (đã dẫn ở trên) xác nhận:
“Ở miền Nam, tháng 6/1954, Mỹ dựng chính phủ Ngô Đình Diệm và ráo riết thực hiện chính sách khủng bố tàn bạo, gây ra những tổn thất nặng nề cho cách mạng miền Nam. Trước tình hình đó, tháng 1/1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) mở rộng đã xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam và vạch rõ con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là sử dụng bạo lực cách mạng. 
 
Ngày 28/8/1959 nhân dân nhiều xã trong huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) nổi dậy giành chính quyền. Ngày 17/1/1960, nhân dân các huyện Mỏ Cày, Minh Tân, Thạnh Phú tỉnh Bến Tre nhất loạt nổi dậy, phá thế kìm kẹp, tạo nên phong trào “Đồng khởi” lan rộng ra nhiều tỉnh ở Nam Bộ, Khu 5. Từ phong trào “Đồng khởi”, lực lượng vũ trang và hệ thống chỉ huy quân sự các cấp của ta từng bước hình thành. Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Ngày 15/2/1961, Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, bộ phận trực tiếp của Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở miền Nam.”
Vậy mà trong các cuộc đàm phán với Mỹ và Chính phủ Việt Nam Cộng hòa tại Hội nghị Paris từ 1968 đến 1973, phía Bắc Việt (Chính phủ VNDCCH) vẫn chối bai bải không có quân đội miền Bắc xâm lăng miền Nam và đòi cho bằng được quân Mỹ và quân đội đồng minh phải rút hết toàn bộ lực lượng ra khỏi miền Nam Việt Nam.
Sau khi Hiệp định “chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” được 4 bên ký kết tại Paris ngày 27/01/1973 (Mỹ, Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (miền Bắc) và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Mặt trận Giải phóng miền Nam, Việt Cộng) thì khoảng 300, 000 quân miền Bắc và Cộng sản miền Nam (du kích miền Nam) vẫn đóng quân ở miền Nam.
Ngụy tạo danh nghĩa
Nhưng trong suốt 20 năm chiến tranh xâm lăng VNCH thì lá cờ Đỏ Sao Vàng của miền Bắc không hề được trưng ra ở miền Nam. Quân lính Cộng sản chỉ mang lá cờ được “chế ra” gọi là của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (MTDTGPMN ra đời ngày 20/12/1960 và đã bị đảng CSVN giải thể ngày 31/1/1977 để nhập vào Mặt trận Tổ quốc do đảng CSVN lãnh đạo).
Cờ của MTGP hình chữ nhật, chia đôi với phần trên mầu đỏ và phần dưới mầu xanh, ở giữa là ngôi sao 5 cánh mầu vàng.
Khi quân Cộng sản tấn công vào Sài Gòn thì trên nhiều xe tăng và xe chở lính đều có cắm cờ được gọi nôm na là “cờ Việt Cộng”, tuyệt nhiên không thấy bóng dáng lá cờ Đỏ Sao Vàng của miền Bắc.
Vì vậy không làm gì có chuyện “Cờ Tổ quốc tung bay trước tòa nhà chính của dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút.”
Hãy đọc Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Bùi Quang Thận (1948-2012) là người lính Quân đội Nhân dân Việt Nam đầu tiên cắm lá cờ chiến thắng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên nóc dinh Độc Lập vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975.”
Trong số ra ngày Thứ Hai, 25/06/2012 báo Dân trí đưa tin:
 
“Ngày 24/6/2012, Đại tá Bùi Quang Thận, người cắm cờ trên Dinh Độc Lập vào ngày 30/4/1975 lịch sử, đã đột ngột qua đời tại quê nhà xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình…
 
…Trưa ngày 30/4/1975, ông chỉ huy xe tăng T54 mang số 843 đi đầu đội hình tiến vào Dinh Độc Lập. Khi xe tăng 843 bị kẹt lại tại cổng phụ và xe tăng 390 húc đổ cổng chính, Bùi Quang Thận nhảy xuống, mang cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cắm trên nóc Dinh Độc Lập. 
 
“Khi lên đến nơi, tôi hạ cờ ngụy xuống. Nhưng do cờ được buộc chắc chắn nên phải cắn bằng răng, sau đó treo cờ giải phóng vào. Kéo cờ mình lên, tôi lại hạ xuống, đưa tay xem đồng hồ. Tôi thận trọng ghi: 11h30 ngày 30/4 và ký tên Thận lên góc lá cờ Tổ quốc. Song, kéo cờ lên lại. Tôi quay đầu bước đi, rồi lại quay lại nhặt lá cờ của ngụy với ý định làm vật kỷ niệm trong cuộc đời chiến đấu”. 
Theo lời kể này thì chính ông Thận cũng lầm tưởng lá cờ MTGPMN là “lá cờ Tổ quốc” vì nó đã được Chính ủy của đơn vị dậy lính như thế. Cũng như nếu có bị bắt thì cứ khai ngang là bộ đội quân “giải phóng”!
Tiếc thay cho “lá cờ Tổ quốc” trá hình của ông Thận và hàng ngũ người miền Nam trong đoàn quân du kích tay sai và Chính phủ bù nhìn Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời ngày 8/06/1969 (lãnh đạo then chốt: Nguyễn Hữu Thọ (Chủ tịch Mặt trận) – Huỳnh Tấn Phát (Thủ tướng) – Nguyễn Thị Bình (Bộ trưởng Ngoại giao), Trần Nam Trung (Bộ trường Quốc phòng), cùng với lá cờ hình chữ nhật “đỏ, xanh và ngôi sao vàng 5 cánh ở giữa” đã bị “chôn sống tức tưởi” không kèn không trống khi Việt Nam chính thức chỉ còn một lá cờ “Đỏ Sao Vàng” duy nhất từ ngày Quốc hội bỏ phiếu thống ngày 02/07/1976.
Như vậy rõ ràng Ban Tuyên giáo Trung ương đã bịa ra chuyện “Cờ Tổ quốc tung bay trước tòa nhà chính của dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút”, khi trong thực tế bộ đội Cộng sản miền Bắc đã núp dưới lá cờ Việt Cộng để đánh phá và giết hại hàng triệu đồng bào miền Nam từ 1959 đến 30/4/1975.
Có lẽ cũng muốn tránh mang tiếng viết sai sự kiện lịch sử xâm lăng miền Nam không chối cãi được nên Nhà Thơ nổi tiếng Trần Đăng Khoa của Đài Tiếng nói Việt Nam mới nhập nhằng viết “Chuyện đời thường – Người cắm cờ trên Dinh Độc Lập” ngày 01 Tháng Năm 2013:
“Có lẽ trong chúng ta, ai cũng biết anh Đại Đội trưởng xe tăng Bùi Quang Thận, người đã cắm lá cờ trận mạc trên nóc Dinh Độc Lập buổi trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975. Nhưng xung quanh việc cắm cờ này, còn có khối điều thú vị mà không phải ai cũng có thể biết hết. Chính Bùi Quang Thận cũng không thể ngờ được mình đã làm nên kỳ tích lịch sử chỉ bằng có… hai bàn tay không…
 
…Trước mặt anh, lố nhố những xe tăng, xe bọc thép tuyến phòng ngự cuối cùng của địch bảo vệ Dinh với bao nhiêu súng ống đạn dược tối tân, còn anh, chỉ có hai tay trắng và chiếc xe tăng lổng nhổng vỏ đạn. Bùi Quang Thận giật phắt lá cờ trận mạc cắm trên xe tăng, quay lại bảo lái xe Lữ Văn Hóa, pháo thủ Thái Bá Minh:
 
- Các cậu ở lại, mình vào Dinh nhé. Nếu không thấy mình quay ra, cũng không thấy lá cờ này nhô lên, thì tức là mình đã chết ở trong Dinh rồi! 
 
Thế rồi, với hai bàn tay trắng, chỉ có lá cờ trận mạc ố xuộm khói đạn làm vũ khí, Bùi Quang Thận xông thẳng vào sào huyệt cuối cùng của kẻ thù.
 
Lên tầng thượng, hắn dẫn tôi đến cột cờ. Hóa ra cờ mình bé quá. Nó là cờ hiệu cắm trên nóc xe tăng. Trong không gian, ở trên đỉnh cái Dinh lồng lộng này, nó chỉ như cái mắt muỗi. Còn cờ địch to lắm, rộng đến mấy chục mét chứ chẳng ít, lại chằng buộc rất kỳ công bằng các nút dây thép, chừng hai mươi phân một nút. Tôi gỡ mãi mới được hai nút. Nhìn xuống dưới sân Dinh, xe tăng và quân ta bắt đầu tiến vào. Thế là tôi xé luôn lá cờ ấy, thay lá cờ của ta rồi kéo lên. Lúc bấy giờ là 11giờ 30 phút.”
Nhà Thơ nổi tiếng là “thần đồng” khi còn thơ ấu Trần Đăng Khoa mà cũng biết mánh mung không dám viết “lá cờ Tổ quốc” thì cũng đáng ghi thêm một nét ẩn ý với cái tên “lá cờ trận mạc” trong vụ treo cờ “của Việt Cộng miền Nam” trên dinh Độc Lập ngày 30/04/1975.
Mậu Thân 1968 – Việt-Tàu 1979-1989
Đến cái gọi là “thành tích” của Quân đội nhân dân (QĐND) trong cuộc tấn công đẫm máu Tết Mậu Thân 1968 ở miền Nam, Ban Tuyến giáo ba hoa: “Giữa lúc cuộc chiến tranh leo thang của đế quốc Mỹ đến đỉnh cao nhất, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) nhằm tạo bước ngoặt lớn, chuyển chiến tranh cách mạng miền Nam sang thời kỳ mới – thời kỳ giành thắng lợi quyết định. Chỉ trong một thời gian ngắn, quân và dân ta đã giành chiến thắng. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Xuân Mậu Thân 1968 trên toàn chiến trường miền Nam, cùng với việc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của giới cầm quyền Mỹ, làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, buộc Mỹ chấp nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Paris.” 
Đúng là Hoa Kỳ đã tìm cách kết thúc cuộc chiến sau vụ Mậu Thân, nhưng lịch sử đã chứng minh Mậu Thân không phải là lý do duy nhất. Lịch sử cũng đã ghi đậm nét tội ác của quân đội CSVN đã gây ra cho nhân dân miền Nam trong nhiều vụ tàn sát người dân vô tội, trong đó bi thảm và tàn bạo nhất là cuộc hạ sát tập thể trên 5, 000 thường dân và các viên chức chính phủ, đảng phái và tôn giáo tại cố đô Huế.
Vết đen này của QĐNDVN sẽ không bao giờ rửa được, cũng như Ban Tuyên giáo sẽ không chạy được tội tại sao chỉ biết lên án quân Khmer đỏ đã “gây ra nhiều cuộc thảm sát man rợ” khi “tập đoàn Pôn Pốt – Iêngxari phát động cuộc chiến tranh xâm lược vùng biên giới Tây Nam” trong tháng 4/1977.
Trong khi đó thì trong toàn Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của quân đội không thấy, dù chỉ 1 chữ, lên án quân xâm lược Tàu cộng đã tàn ác giết hại hàng ngàn dân vô tội, kể cả phụ nữ, cụ già và trẻ em khi chúng tràn qua biên giới đánh vào 6 tỉnh trong 2 cuộc chiến từ 1979 đến 1989?
Tuyên giáo viết: “Ở biên giới phía Bắc, ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã huy động 60 vạn (600000) quân tiến công trên toàn tuyến biên giới 6 tỉnh phía Bắc nước ta. Các lực lượng vũ trang địa phương, dân quân tự vệ đã phối hợp với một bộ phận bộ đội chủ lực cùng đồng bào các dân tộc vùng biên giới anh dũng chiến đấu, bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, buộc Trung Quốc phải rút hết quân vào ngày 16 tháng 3 năm 1979.”
Viết sơ sài như thế có ngụ ý gì là thắc mắc muốn hỏi ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyến giáo Trung ương?
Bởi vì Đề Cương đã không điếm xỉa gì đến tội ác “muôn đời không thể quên được” của nhân dân tại các mặt trận Lạng Sơn, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên và Quảng Ninh.
Hãy đọc một số đoạn trích từ tài liệu của Việt Nam về cuộc chiến này:
 
“Mặc dù Trung Quốc tuyên bố rút quân, chiến sự vẫn tiếp diễn ở một số nơi. Dân thường Việt Nam vẫn tiếp tục bị giết, chẳng hạn như vụ thảm sát ngày 9 tháng 3 tại thôn Đổng Chúc, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, khi quân Trung Quốc đã dùng búa và dao giết 43 người, gồm 21 phụ nữ và 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai, rồi ném xác xuống giếng hoặc chặt ra nhiều khúc rồi vứt hai bên bờ suối. Trong thời gian chuẩn bị rút quân, Trung Quốc còn phá hủy một cách có hệ thống toàn bộ các công trình xây dựng, từ nhà dân hay cột điện, tại các thị xã thị trấn Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn…” 
“…Tuy nhiên, quân Trung Quốc đã thực hiện nhiều hành động như giết chóc, đốt phá, ngay cả sau khi đã tuyên bố rút quân. Hầu hết các thị xã thị trấn mà Trung Quốc chiếm được đều bị phá hủy một cách có hệ thống. Tại thị xã Cao Bằng, quân Trung Quốc dùng thuốc nổ phá sập bất cứ công trình gì từ công sở đến bưu điện, từ bệnh viện đến trường học, từ chợ đến cầu. Tại Đồng Đăng, quân Trung Quốc lấy đi tất cả những gì có thể mang theo, từ xe đạp cho đến thanh ray tàu hỏa, những gì không mang được đều bị đập phá. Tại thị xã Cam Đường trên bờ sông Hồng, cách biên giới khoảng 10 km, ngoài việc phá hủy thị xã, quân Trung Quốc còn cho đốt cả mỏ apatit…”
“…Cuộc chiến cũng đã gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam: các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp. Khoảng một nửa trong số 3, 5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống.” 
Và ông Đinh Thế Huynh cũng phải trả lời tại sao tài liệu tuyên truyền đã không dám viết gì về cuộc kháng cự oanh liệt của bộ đội Việt Nam chống quân Tàu Cộng xâm lược chiếm 8 đảo và đá ngầm của Việt Nam ở Trường Sa tháng 3/1988?
Đã có ít nhất 64 lính Hải quân Việt Nam hy sinh ở đó.
Thiếu tướng Lê Mã Lương là cựu giám đốc bảo tàng Lịch sử quân sự CSVN, từng tham chiến trong cuộc chiến tranh Việt Nam, chiến tranh biên giới Việt-Tàu.
Ông tiết lộ tại cuộc hội thảo của Minh Triết Biển Đông hôm 14/6/2014: “Trước khi xảy ra trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, quân đội Việt Nam đã phải phải nhận lệnh ‘không được nổ súng’ trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa.”
Ông nói: “Chính vì thế khi Trung Quốc tấn công vào đảo Gạc Ma, nó chỉ có hơn 40 lính với mấy cái xuồng bằng hợp kim nhôm đổ bộ vào. Trong khi bộ đội ta, trong đấy có một người sau này được truy tặng anh hùng là thiếu úy Trần Văn Phương chỉ có mỗi tay không và giữ chặt lá cờ trên đảo Gạc Ma. Không có súng. 
 
Và rồi lính Trung Quốc bắn, nó đâm. Nó đâm hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh nhiều nhát trọng thương. Anh em cứ quần lộn với lính Trung Quốc như vậy.” 
 
Ông Lương không nói tên, nhưng Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh đã chỉ đích danh Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh thời kỳ này là thủ phạm đã ra lệnh “không được nổ súng” chống lại quân Trung Cộng.
Nhưng trên Lê Đức Anh còn có Tổng Bí thư đảng Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Đỗ Mười, hai người sau này đã dự Hội nghị bí mật đem bất lợi về cho Việt Nam ở Thành Đô (Trung Cộng) năm 1990.
Vậy chẳng lẽ Ban Tuyên giáo khi ra công tô son điểm phấn cho ngày kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội Nhân dân cũng đồng thời tạo dịp để xuyên tạc lịch sử về “lá cờ Tổ quốc” treo trên nóc dinh Độc lập ngày 30/04/1975 và chạy tội cho nước láng giềng Trung Cộng?
(11/014)

Nguyễn Minh Tánh - Thời gian cuối của Sư Ðoàn 5 BB !

Ngày Tàn Binh Nghiệp Của Tôi Hay Là Ngày Cuối Cùng Của Sư Ðoàn 5..”


Lời nói đầu.
Ngày tàn chiến cuộc Việt Nam cũng là ngày tạm ngưng hoạt động của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sau hơn 24 năm thành lập (Tôi nói tạm ngưng vì Quốc Gia chúng ta còn, chúng ta sẽ còn Quân Lực Quốc Gia). Ngày tàn binh nghiệp của chúng ta đã có những tướng lãnh tuẩn tiết hi sinh thân mình nêu danh hậu thế. Các vị này, đã tượng trưng tinh hoa, anh hùng tính dân tộc của chúng ta, xứng đáng được dựng bia để con cháu ngày sau tôn thờ. Các vị này thà tự giải quyết sinh mạng của mình chứ không muốn rơi vào tay giặc cũng như không muốn phí sinh mạng binh sỉ thuộc cấp một cách vô ich. Các vị anh hùng đó từ vị Tư Lệnh Quân Ðoàn IV,Trung Tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu Tướng Lê Văn Hưng Tư Lệnh Phó Quân Ðoàn IV,Thiếu Tướng Nguyễn Văn Phú cựu Tư Lệnh Quân ÐoànII/V2CT,Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hai Tư Lệnh Sư Ðoàn 7 Bộ Binh và cuối cùng là vị Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh đáng kính yêu của tôi, cố Thiếu Tướng Lê Nguyên Vỹ.
Các vị nầy nếu ra lệnh cho thuộc cấp tiếp tục chiến đấu thì chắc chắn tất cả sẽ tuân lệnh nhưng cũng chỉ tổn thất thêm sinh mạng một cách vô ích. Thiếu Tướng Hưng cũng từng là người hùng của trận An Lộc khi chỉ huy Sư Ðoàn 5 Bộ Binh năm 1972 người đã làm rạng danh Khóa 5 Vì Dân Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức của chúng tôi.
Có nhiều bạn bè tôi khi đi tù hàng chục năm về hơi khó tính từng nói là họ không tôn trọng và không xem các tướng lãnh rời miền Nam trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, trước khi miền Nam thất thủ, là các cấp chỉ huy của họ. Tôi thì thông cảm tình cảnh quí vị này nhất là những vị rời miền Nam ngay sau khi Dương Văn Minh đầu hàng. Một điều tôi và đa số bạn hữu đều công nhận là nhờ có những người thoát ra nước ngoài năm 1975 và hoạt động tranh đấu với quốc tế, với Hoa Kỳ và cả Cộng Sản Việt Nam nên “Chương Trình Ra Ði Có Trật Tự”(ODP) mới được thành hình và chúng tôi dân H.O mới sang được đất hứa.
Vì có những vị bỏ đi nên những người vĩnh viễn ở lại trong lòng quê hương, đã dùng những giọt máu đào của mình rải thắm đất mẹ rất xứng đáng được tôn vinh. Do đó chúng ta chỉ xếp hạng các người “hùng” và không “hùng” thôi. Chúng tôi chỉ xin quý vị sang trước đây, đã có một thời gian dài ổn định, con cái nên người, thành những người dân địa phương chánh gốc nếu không thể cưu mang các cựu chiến hữu của mình vì lý do nào đó đã ở lại miền Nam sau 30 tháng 4 năm 75,(có người đã chết trong các ngục tù Cộng Sản) bị đối xử tàn bạo trong các ngục tù cộng sản mới sang đây thiếu thốn mọi bề, thì cũng đừng tuyên bố những câu đau lòng về những người tuẩn tiết và chúng tôi là những “tên ngu dại không biết thời cơ.” Thế thôi! Nhân danh là một người tù cải tạo 10 năm và mới sang đây tôi cũng xin cám ơn quý vị đó một lần.
Ðã có nhiều người viết về ngày cuối cùng của Ngũ Hổ Tướng (Các tướng Nam, Phú, Hưng, Hai, Vỹ) đặc biệt về tướng Vỹ trong số KBC Ðặc Biệt vừa qua, nhưng còn nhiều chi tiết còn thiếu vì tác giả nghe người khác kể lại.
Hình Cố Thiếu Tướng Lê Nguyên Vỹ
Hình Cố Thiếu Tướng Lê Nguyên Vỹ

Hỏm nay tôi xin bổ túc về cái chết oanh liệt của cố Thiếu Tướng Lê Nguyên Vỹ vì chính tôi và một số sĩ quan cao cấp đơn vị trưởng của sư đoàn đã ở gần cố Thiếu Tướng Lê nguyên Vỹ trong những giây phút cuối cùng.
.
Cuối tháng 9 năm 1974 tôi được thuyên chuyển từ Thiết Ðoàn 8 Kỵ Binh thuộc Sư Ðoàn 23 Bộ Binh(đồn trú tại Ban Mê Thuột nhưng đang hành quân ở Vùng Pleiku KonTum), về chỉ huy Thiết Ðoàn 1 Kỵ Binh sau hơn 9 năm rời khỏi đơn vị nầy lúc đó là tôi là Ðại Úy Chi Ðoàn Trưởng Chi Ðoàn 3/1 Thiết Quân Vận.
.
Vì bất bình vị Tư Lệnh Sư Ðoàn 23 Bộ Binh khi vừa xuống trực thăng trong vùng hành quân Pleime (Pleiku) đã “xài xễ” tôi trước mặt các Sỉ Quan thuộc cấp và tăng phái do một lý do tôi không thể nào kiểm soát nổi hoặc chỉ huy được là Thiết Vận Xa bị mìn khi đơn vị được lệnh tiến nhanh, nên dò mìn không kỹ, tôi bỏ vào Bộ Chỉ Huy Hành Quân của tôi và đề nghị Chuẩn Tướng Lê Trung Tường Tư Lệnh tìm người khác thay thế tôi. Vị này đùng đùng bỏ về và bảo Ðại Tá Nguyễn Văn Ðồng Tư Lệnh Lữ Ðoàn II Kỵ Binh bổ nhiệm Thiếu Tá Nguyễn Văn Ðêm Thiết Ðoàn Phó Thiết Ðoàn 21 Chiến Xa M48 thay thế tôi và đặt tôi dưới quyền xử dụng của Lữ Ðoàn II Kỵ Binh dù tôi là quân số của Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp (nguyên Trưởng Khối Chiến Tranh Chính Trị BCH/TGB QLVNCH) trở lại chức vụ cũ của tôi vào tháng 4 năm 1974 là Thiết Ðoàn Trưởng Thiết Ðoàn 8 Kỵ Binh, đơn vị tôi phải rời bỏ cuối tháng 10 năm 1972 vì bị trọng thương.
.
Thiếu Tá Ðêm đã bị VC bắt làm tù binh khi chúng tấn công Ban Mê Thuột vào trung tuần tháng 3 năm 1975 và đã ở tù 7 năm. Chính ra, nếu sư đoàn không dùng tôi thì phải trả tôi lại đơn vị gốc nhưng Chuẩn Tướng Tường muốn giữ tôi lại “ngồi chơi xơi nước” tại Lữ Ðoàn II Kỵ Binh cho Ðại Tá Ðồng “trù” tôi. Nhưng nhờ có Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá Chỉ Huy Trưởng Thiết Giáp Binh can thiệp và được Trung Tướng Nguyễn văn Toàn Tư Lệnh Quân Ðoàn II chỉ thị xuống, tướng Tường mới thả tôi đi về chỉ huy Thiết Ðoàn 1 Kỵ Binh khi Việt Cộng còn đang chiếm Căn Cứ Rạch Bắp thuộc Quận Bến Cát và Trung Tá Nguyễn văn Tá (Khóa 11 phụ VBQG Ðàlat) đã hy sinh ngày 5 tháng 9 năm 1974.
.
Khi được cho biết về chỉ huy Thiết Ðoàn 1 Kỵ Binh (một đơn vị “nát nhất” trong các Thiết Ðoàn Kỵ Binh) tôi muốn từ chối (Tôi được xếp Loại 2 sau khi bị thương nặng ngày 31 Tháng 10 năm 1972 tại Pleiku, do đó tôi có thể không đảm nhận chức vụ chỉ huy các đơn vị chiến đấu nếu tôi không thích ) vì khi tôi rời khỏi Thiết Ðoàn 1 Kỵ Binh năm 1965 lúc đó Ðại Tá Phạm Quốc Thuần là Tư Lệnh Sư Ðoàn, hiện lúc đó là Trung Tướng Tư Lệnh Quân Ðoàn III, Ðại Tá Lê Nguyên Vỹ đương kim Tu Lệnh Sư Ðoàn thì năm đó là Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 9 Bộ Binh, Ðại Tá Ðào Ðức Chinh (hiện định cư tại Virginia) hiện là Tham Mưu Trưởng Sư Ðoàn thì trước kia là Trưởng Phòng Ba Sư Ðoàn đều biết tánh ba gai của tôi năm 1965 và có vẻ không thích tôi!? Nhưng Chuẩn Tướng Bá cho biết là tướng Thuần nói trước kia tôi không có lỗi gì cả‚ và đồng ý cho tôi về Sư Ðoàn 5 Bộ Binh. Chuẩn Tướng Bá Chỉ Huy Trưởng Thiết Giáp Binh còn khuyến khích tôi nói là tôi về chấn chỉnh lại Thiết Ðoàn 1 Kỵ Binh vì “nó” quá nát rồi nhất là sau cái chết của Trung Tá Nguyễn Văn Tá Thiết Ðoàn Trưởng.
[Hình minh họa]
[Hình minh họa]
.
Các vị trong quân đội nếu không biết rõ Thiết Ðoàn 1 Kỵ Binh “nát” như thế nào thì chỉ nghe tôi kể sơ sơ đây cũng đủ ớn lạnh rồi! Không kể tiểu sử trước năm 1972 của Thiết Ðoàn, nhưng kể từ đầu năm 1972 khi Trung Tá Tỏn Thất Hoàng (Khóa 14 VBLQ Ðàlat) rời chức vụ chỉ huy thiết đoàn đến tháng 9 năm 1974 tôi là vị Thiết Ðoàn Trưởng thứ sáu trong vòng chỉ hơn hai năm! Trong thời gian này một Thiết Ðoàn Trưởng Trung Tá Nguyền Ðức Dương (khóa 11 phụ VBQG Ðalạt) bị đơn vị chiến xa CSBV bắt cùng cả bộ chỉ huy Thiết đoàn làm tù binh tại mặt trận Lộc Ninh (Bình Long) vào tháng 3/72(?), được trao trả 13 tháng sau nhờ Hiệp Ðịnh Ba Lê; Thiếu Tá Bùi Thường, khóa 5 SQTB Thủ Ðức cùng khóa 5 SQTBTÐ với tôi chỉnh trang đơn vị lại vài tháng, Trung Tá Nguyễn Mạnh Lâm cũng khóa 5 SQTBTÐ chỉ huy vài tháng rồi cũng đi, Trung Tá Nguyễn Ðức Dương sau khi được trao trả‚ trở lại đơn vị cũ vài tháng rồi đi vì Cục An Ninh Quân Ðội không đồng ý, kế đến Trung Tá Nguyễn Văn Tá từ Vùng 1 CT thuyên chuyển vào chỉ huy chỉ hơn 3 tháng là tử trận.
Thiết Ðoàn này cũng có nhiều thành tích rất đặc biệt là đã từng nuỏi dưỡng cả một ổ nội tuyến mà không hay. Tháng 4 năm 1965, khi tôi bị đổi đi khỏi Thiết Ðoàn thì Việt Cộng nội tuyến trong đêm 22 rạng 23 tháng 4 lấy đi 2 chiến xa M41, một chiếc chạy về bỏ tại ngã tư Bình Hòa (Gia Ðịnh) khi chúng định dùng chiến xa này tấn công phi trường Tân Sơn Nhất, còn một chiếc chúng đem lên chiến khu của chúng vùng Tây Bắc tỉnh Tây Ninh để nghiên cứu hành quân chống Thiết Giáp.
.
Trong trận nội tuyến này Thiết Ðoàn 1 Kỵ Binh đã tổn thất vừa chết, vừa bị thương gần 70 quân nhân các cấp trong đó có 1 Sĩ quan trực đơn vị. Ðau đớn nhất là toàn thể các hạ sĩ quan chi đội phó các chi đội của Chi Ðoàn 3/1 TQV (đang tập họp điểm danh tối) những người đã giúp tôi rất đắc lực trong trận Chiến Thắng tại Ấp 13bis Xã Ðinh Thọ Quận Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương (đêm 22 tháng 11 năm 1965),vì thời gian đó các sĩ quan chi đội trưởng hầu hết mới ra trường và chưa hề đụng trận, đã hy sinh. (Chi Ðoàn 3/1 TQV đã được hấp lại sau hai trận Bình Giã, một Tháng Mười Một và một Tháng Mười Hai năm 1964.
.
Trận đầu, Ðại Úy Nguyễn Hữu Trung Ngọc (Khóa 14 Trường VBQG Ðà Lạt) Chi Ðoàn Trưởng tử trận, trận sau Ðại Úy Võ Văn Bẩm (Khóa 7 VBLQ Ðalat) bị trọng thương. Trong trận đầu, Chi Ðoàn 3/1 TQV tăng phái Chiến Ðoàn 5 Chiến Xa dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Nguyễn Thành Lý (khóa 4 SQTBTÐ), Ðại Tá Lâm Quang Thơ Chỉ Huy Trưởng TGB/Chiến Ðoàn Trưởng đã ở hậu cứ. Thiếu Tá Nguyễn Thành Lý cùng Trung Úy Nguyễn Văn Bảy (Khóa 5 SQTBTÐ) Chi Ðoàn Phó Chi Ðoàn 2/5 Chiến Xa cũng đã hy sinh. Rất nhiều quân nhân các cấp thuộc thiết giáp đã hi sinh trong hai trận này khi bọn VC bắt đầu triển khai giai đoạn trận địa chiến của chúng (Thời gian này tôi đang theo học.khóa 2 Sĩ Quan Cao Cấp Thiết Giáp (niên khóa 1964-1965) tại Trường Thiết Giáp Fort Knox Kentucky Hoa Kỳ. Tin tức trên do một anh bạn tại BCH/TG viết cho tôi hay.
.
Xin cho phép tôi khỏi nêu tên các vị chỉ huy các đơn vị này từ Thiết Ðoàn Trưởng, Thiết Ðoàn Phó, hai Chi Ðoàn Trưởng Chi Ðoàn 1/1 CX và 3/1 TQV chỉ biết rằng Trung Tá Lý Tòng Bá cựu Thiết Ðoàn Trưởng đã rời đơn vị đảm nhận chức vụ Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Bình Dương và Thiếu Tá Nguyễn Xuân Hường đã bị thuyên chuyển lên Thiết Ðoàn 8 Kỵ Binh(Ban Mê Thuột) vài tháng trước đó. Hai tên chủ chốt bị Việt Cộng móc nối này là Thượng Sĩ Phùng Văn Mười Hạ Sĩ Quan Quân Xa của Chi Ðoàn 1/1 CX và Trung Sĩ Nguyễn Văn Tiểng Hạ Sỉ Quan Tiếp Liệu của Chi Ðoàn 3/1 TQV. Cả 2 tên này đều đã dưới quyền tôi khi tôi chỉ huy 2 chi đoàn trên (Chi Ðoàn 1/1 CX năm 63-64, Chi Ðoàn 3/1 TQV năm 1965 (Tháng 7 đến tháng 12 1965) và tôi đã không dùng chúng vì lý do chúng lem nhem tiền bạc. Nhưng sau khi tôi bị thuyên chuyển, chúng “mua chuộc” các người thế tôi trở lại đơn vị cũ để làm nội tuyến.
.
Sau này, trong chiến dịch “Junction City” Trung Ðoàn 11 Thiết Giáp Hoa Kỳ (U.S Army 11th Cavalry Regiment) tìm thấy chiến xa này tại khu rừng rậm Tây Bắc Tây Ninh.
Một chuyện khác khó tin nhưng có thật là trong trận Snoul thuộc lãnh thổ Miên tại một đồn điền cao su phía Bắc Quận Lộc Ninh Tỉnh Bình Long (Cuối Tháng 6 năm 1971)Thiết Ðoàn 1 Kỵ Binh tăng phái cho Trung Ðoàn 8/SÐ 5BB rút lui khỏi đồn điền Snoul bị Việt Cộng rượt chạy có cờ đến nỗi bỏ lại một Thiết Vận Xa trên QL 13 độ 20 Km Bắc Lộc Ninh trong đó có nhiều xác đồng đội kể cả xác Thiết Ðoàn Phó Thiết Ðoàn 1 Kỵ Binh và một Tiểu Ðoàn Phó Pháo Binh! Nếu bảo là đơn vị bộ binh bỏ xác đồng đội lại thì còn có lý, nhưng với một thiết đoàn kỵ binh mấy chục xe vừa chiến xa và thiết vận xa bao nhiêu là hỏa lực mà bỏ lại xác đồng đội thì khó thể chấp nhận được! Vì Chiến Ðoàn 8 Bộ Binh không chờ Lữ Ðoàn III Kỵ Binh lên giao tiếp đã di chuyển xuôi nam về hướng Lộc Ninh (xuyên qua khu vực chưa được giải tỏa trên QL13) nên mới bị tổn thất nặng nề như vậy (Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 8 Bộ Binh, trong thời gian này là Ðại Tá Bùi Trạch Dzần đã cho lệnh “Chạy”).
.
Do đó, dù Thiết Ðoàn 1 KB là một trong những đơn vị Thiết Giáp gần Thủ Ðô nhưng ít ai muốn về đơn vị này nhất là trong những tháng cuối cùng của năm 1974 khi các đơn vị chánh quy Cộng Sản Bắc Việt có chiến xa nằm cách Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh tại Lai Khê không xa hơn tầm đạn hỏa tiễn 122 hoặc 107 ly chứ không nói đến Ðại Bác tầm xa 130 ly của chúng.
.
Với tình hình như vậy tôi vào Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn trình diện Ðại Tá Lê Nguyên Vỹ Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bô Binh (Lúc này ông chưa thăng cấp chuẩn tướng) vào ngày 20 tháng 9 năm 1974.
Vừa gặp tôi câu nói đầu tiên của ông ta với một nụ cười, có Ðại Tá Ðào Ðức Chinh (cùng khóa 5 SQTB Thủ Ðức với tôi) Tham Mưu Trưởng Sư Ðoàn 5 Bộ Binh đứng bên cạnh:”Quả đất tròn, chúng mình lại gặp nhau, phải không anh Tánh.”
Câu đó vừa là một câu vui mừng chào đón mà cũng là một câu như hăm dọa vì năm 1965 (22/11) trong trận Dầu Tiếng lúc có đơn vị tôi thì thắng trận nhưng năm ngày sau Trung Ðoàn 7 Bộ Binh rời khỏi đơn vị tôi trên đường chuẩn bị hành quân lên núi Tha La (phía Bắc Dầu Tiếng) bị Trung Ðoàn Q 762 VC tấn công gây tổn thất rất nặng cho cả 3 Tiểu Ðoàn (Tiểu Ðoàn 1/7,Tiểu Ðoàn 3/7, và Tiểu Ðoàn 4/7). Trung Ðoàn Trưởng Trung Tá Nguyễn Văn Tư, Tiểu Ðoàn Trưởng TÐ 1/7, Thiếu Tá Nguyễn Văn Chuyên, Cố Vấn Trưởng Trung Ðoàn, Sĩ Quan Liên Lạc Pháo Binh v.v… tử trận. Số chết và bị thương lên đến hàng trăm.
.
Khi gặp Ðại Tá Phạm Quốc Thuần, sau khi Trung Ðoàn 7 Bộ Binh tan tác, Ðại Tá Thuần nói một câu:”Hôm trước mình thắng, hôm nay thua, huề.” Tôi phản ứng lại ngay: “Ðâu có, Ðại Tá, hôm trước thiết giáp thắng, còn bây giờ bộ binh thua chứ đâu có huề.” Vì câu nói thẳng tính này đã đưa tôi ra Vùng 2 Chiến Thuật gần 5 năm! (Lúc đó Trung Ðoàn 1 Thiết Giáp còn là đơn vị biệt lập thuộc dụng QÐ III không thuộc Sư Ðoàn). Sau này tôi nghĩ lại là mình quá bồng bột nông nổi để làm phật lòng cấp chỉ huy.
.
Khi bắt tay tôi xong, Ðại Tá Vỹ hỏi tôi cần gì. Tôi nói muốn đi phép. Ðại Tá Vỹ hỏi tôi cần mấy ngày thì tôi nói chỉ xin 4 ngày thôi. Tôi đã đi phép do Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp và Lữ Ðoàn ÌII Kỵ Binh cho cả gần 10 ngày khi tôi từ Pleiku về Saigon nên tôi chỉ xin có bao nhiêu đó thôi (Tôi quên nói là cùng đi với tôi lúc đó có Ðại Tá Trần Văn Thoàn, Tư Lệnh Phó Lữ Ðoàn III Kỵ Binh, chưa về làm tư lệnh phó sư đoàn)..
Sau nầy tôi mới biết là Ðại Tá Vỹ quá ưu ái với tôi chứ với các sỉ quan tiền nhiệm chỉ huy Thiết Ðoàn 1 Kỵ Binh không dám xin phép chỉ thỉnh thoảng “dù” thôi. Còn tôi mỗi tháng nếu không có hành quân tôi đều đi phép 48 tiếng. Do sự cởi mở lúc đầu nầy mà tôi quý mến Ðại Tá Vỹ và đồng thời tôi cũng trọng tánh tình thẳng thắn bộc trực của ông.
.
Thượng tuần tháng 10 năm 1974, Thiết Ðoàn 1 Kỵ Binh do tôi chỉ huy và Trung Ðoàn 9 Bộ Binh do Trung Tá Trần Phương Quế (Khóa 9 VBQG Dalat dường như cùng khóa Ðại Tá Vỹ) chỉ huy đã đẩy lui Việt Cộng khỏi các căn cứ chúng chiếm được từ mùa hè 74. Trung Tá Trần Phương Quế được thăng cấp Ðại Tá, và Ðại Tá Lê Nguyên Vỹ được thăng cấp chuẩn tướng. Chiến Thắng Rạch Bắp được trình chiếu trên băng tần số 9 cũng như các chương trình phông vấn các vị chỉ huy hành quân (Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã đến thị sát chiến trường, gắn lon cho quân nhân thuộc đơn vị sau khi Sư Ðoàn 5 Bộ Binh chiến thắng), tôi thì chỉ được tưởng thưởng Anh Dũng Bội Tinh cấp Quân Ðội + Nhành Dương Liễu vì không đủ thời hạn chức vụ (dưới 6 tháng (!)).
.
Cuối tháng 12 năm 1974, tỉnh Phước Long thất thủ vào tay quân Cộng Sản Bắc Việt. Ðơn vị của tôi đang hành quân vùng phía Nam Quận Phú Giáo chuẩn bị để tái chiếm Phước Long và tôi sắp sửa để “sinh tử” với địch theo lời của chuẩn tướng tư lệnh sư đoàn, nhưng lệnh tái chiếm không thành vì không còn quân để bảo vệ ven đỏ nếu Sư Ðoàn 5 BB rời bỏ căn cứ hiện tại để hành quân xa.
.
Thượng tuần tháng 3 năm 75 Ban Mê Thuột thất thủ kéo theo sau cuộc rút lui hỗn loạn trên Tỉnh Lộ 7 Pleiku Phú Bổn của các đơn vị thuộc Vùng 2 Chiến Thuật, cuộc “tháo chạy tán loạn” ở Vùng 1 Chiến Thuật từ Quảng Trị chạy dài đến Nha Trang.
.
Khoảng gần hạ tuần tháng 3 năm 75, đơn vị tôi nhận nhiệm vụ mở đường từ Lai Khê lên Chơn Thành dọc theo phía Ðông Quốc Lộ 13, một con lộ huyết mạch đã bị bỏ cho VC kiểm soát từ mùa hè đỏ lữa năm 72 trong khi tại tỉnh lỵ Bình Long còn Bộ Chỉ Huy Biệt Ðộng Quân Vùng 3 và Liên Ðoàn 3 Biệt Ðộng Quân; ở tại Chơn Thành thì còn Chi Ðoàn 1/15 CX, và các đơn vị thuộc dụng của Tiểu Khu Bình Long và Chi Khu Chơn Thành. Nhiệm vụ của đơn vị tôi: Thiết Ðoàn 1 Kỵ Binh và Tiểu Ðoàn 3/9 Bộ Binh tăng phái do Thiếu Tá Ðổng Huy Hùng chỉ huy là để mở đường và bảo vệ cho các cánh quân rút lui từ Chơn Thành về Lai Khê.
.
Vì hành quân cấp tốc và bất ngờ nên sau hai ngày phá vở các chốt dọc trục lộ 13 đơn vị của tôi đã bắt tay được các đơn vị ở Chơn Thành với tổn thất tương đối nhẹ. Nhưng vì các đơn vị ở Bình Long chưa di chuyển xuống kịp tại Chơn Thành nên Thiết Ðoàn của tôi phải trở về lại hậu cứ.
.
Cuối Tháng 3 năm 1975, Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn II cũng như Vùng 2 Chiến Thuật kể như tan rã và tỉnh Phan Rang đặt thuộc khu vực trách nhiệm của Quân Ðoàn III/V3CT. Một Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của Quân Ðoàn III do Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi cựu Tư Lệnh Vùng IV chỉ huy được thành lập và bố trí tại đây, cần có lực lượng cơ hữu của Quân Ðoàn III để phối hợp với đám tàn quân của Vùng 1 và Vùng 2 còn sót lại! Do đó tôi lại phải mở đường lên Chơn Thành đón các đơn vị BDQ QK 3 về Lai Khê chuẩn bị cho ra Phan Rang. Do đó, tôi được lệnh trở lại vùng hành quân cũ với đơn vị tăng phái thường lệ là Tiểu Ðoàn 3/9 BB.Tôi còn nhớ lúc tan buổi họp hành quân vào lúc 22 giờ đêm ngày 27 tháng 3 năm 1975, Chuẩn Tướng Vỹ bắt tay tôi và nói:”Quân Ðoàn bây giờ trông vào anh đấy, anh Tánh. Anh cố gắng đem các đơn vị BÐQ về đây an toàn để họ ra Bộ Tư Lệnh Tiền Phương.”
.
Nhiệm vụ lần nầy thật khó khăn vỏ cùng! Tuần lễ trước, địch chưa rõ ý đồ của ta nên chúng bị bất ngờ. Nhưng bây giờ, dù có “ngu” cách mấy chúng cũng biết là tôi sẽ lên lại vùng hành quân nầy vì tin tình báo của chúng cho chúng hay là các đơn vị phía Bắc của ta sẽ rút về hướng Nam và đơn vị hướng Nam sẽ đến giao tiếp, do đó chúng bố trí các ổ phục kích dày đặc dọc trục lộ và tôi phải dằng co với chúng trong ba ngày ba đêm mới hoàn thành được nhiệm vụ, sau khi tổn thất hai xe Thiết Quân Vận, một sĩ quan hy sinh, một sĩ quan khác bị thương cùng một số kỵ binh khác tữ trận hay bị thương, nhưng đã gây tổn thất khá nặng cho địch quân nhất là bắt được 7 tên tù binh CSBV mặt còn non choẹt vừa được bổ sung từ ngoài Bắc vào.
.
Khi tiếp đón được Bộ Chỉ Huy BÐQ Vùng 3 CT gồm có Ðại Tá Nguyễn Thành Chuẩn Chỉ Huy Trưởng BÐQ Vùng và Ðại Tá Nguyễn Văn Biết Liên Ðoàn Trưởng Liên Ðoàn 3 BÐQ (sau 22 giờ đêm) tôi gọi âm thoại báo cáo cho Tướng Vỹ biết thì ông nầy rất mừng và nói âm thoại bằng bạch văn là đại diện cho quân đoàn cám ơn tôi. Một điều ông ít khi làm là nói bạch văn trong máy liên lạc âm thoại và mấy hôm trước đây ông đã gửi trả Thiết Ðoàn 22 Chiến Xa về lại Lữ Ðoàn III KB và phạt Thiết Ðoàn Trưởng 15 ngày trọng cấm Trung Tá Nguyễn Văn Liên Thiết Ðoàn Trưởng khi vị nầy sơ ý xin Sư Ðoàn cho phép ngày hỏm sau mở đường ra Quốc Lộ 14 để tiếp tế xăng nhưng không “ngụy” (code) cẩn thận.
.
Cuộc hành quân thành công, đơn vị tôi trở về lại hậu cứ.
Các tuần lễ sau tôi có tham dự các cuộc hành quân vùng căn cứ “Ba Lê” thuộc xã Tân Hưng nhưng không có chạm súng và đến ngày 17 tháng Tư năm 1975 thì làm trừ bị tại Lai Khê.
Bây giờ Lai Khê là vùng tiền đồn vì Chơn Thành không còn lực lượng bạn. Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn Tư Lệnh Quân Ðoàn III lên Lai Khê nói với tướng Vỹ là nên di chuyển Bộ Tư Lệnh về Phú Lợi chỉ để một trung đoàn nào đóng tại đây thôi. Ðiều nầy rất đúng chiến thuật vì không khi nào một bộ tư lệnh sư đoàn lại làm tiền đồn bao giờ. Nhưng tướng Vỹ không đồng ý. Ông thường nói với các sĩ quan thân cận là:”Nếu tôi cho di chuyển Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn về Phú Lợi, lính tráng sẽ nói mình ‘di tản chiến thuật’ sao? Tôi ở mãi nơi đây và chết cũng tại đây!”
Một điểm son cho chuẩn tướng Vỹ là ông không hề ỷ lại vào Hoa Kỳ bao giờ và rất có tinh thần “tự lực cánh sinh” hay có nhiều sáng kiến.
.
Trong một buổi họp bàn về phòng thủ, có một vị trung đoàn trưởng báo cáo là thiếu kẽm gai, cọc sắt vì tiếp liệu loại 2 và 4 khan hiếm do Mỹ hạn chế viện trợ, Tướng Vỹ liền tức giận hét lên:”Cái gì cũng Mỹ. Mỹ nó bỏ anh rồi biết không? Vùng nầy thiếu gì tre gai, cho lính trồng dọc theo vị trí phòng thủ một thời gian sau sẽ thành một vòng đai tre gai dày đặc, đặc công nào vào được?” Sáng kiến nầy của ông rất hay nhưng đáng tiếc là quá trễ.
.
Vì tôi kính mến tướng Vỹ khi tôi xin phép về lo đám tang bà mẹ vợ tôi từ ngày 20 đến ngày 24 tháng 4 năm 75 ông sẵn sàng cho ngay không phân bua gì cả nhưng chỉ đùa với tôi một câu là “đừng bỏ tôi nghe anh Tánh.” Tôi đã hứa sẽ lên lại Lai Khê và đã giữ lời trong khi những người có quyền thế tại Thủ Ðỏ miền Nam đang rục rịch “di tản chiến thuật” khỏi nước bằng đường thủy và đường không.
.
Ngày 28 tháng 4 năm 1975. Bộ Tư Lệnh nhẹ Sư Ðoàn 5 Bộ Binh do Ðại Tá Trần Văn Thoàn Tư Lệnh Phó chỉ huy cùng với Trung Ðoàn 8 Bộ Binh do Trung Tá Nguyễn Bá Mạnh Hùng (Khóa 10 VBQG Ðàlạt hiện định cư tại CA) cùng Chi Ðoàn 3/1 Thiết Kỵ do Ðại Úy Nguyễn Văn Thiệp (hiện định cư tại CA) chỉ huy di chuyển về Phú Lợi. Cũng sáng nay, Chuẩn Tướng Vỹ cho chúng tôi biết là “Các anh em ai có thể cho vợ con đi nước ngoài được thì cho đi, còn các anh ở lại với tôi. Tôi cũng vậy cùng ở bên các anh.”
.
Sau nầy, đến ngày 21 tháng 5 1975 khi Việt Cộng đưa anh Thoàn từ Bình Dương lên Trại Tù GK3 của VC tại Long Khánh thì tôi được biết là trước ngày 30 tháng 4 năm 75 chị Thoàn (dân Pháp có passport thường trực) đã đưa gia đình anh Thoàn và gia đình chuẩn tướng Vỹ đi Pháp. Hiện giờ bà Vỹ đang định cư tại vùng Virginia.
.
Chiều ngày 29 tháng 4 năm 1975. Sau cuộc họp tham mưu thường lệ xong vào lúc 17 giờ, các đơn vị được lệnh chuẩn bị bỏ Lai Khê về Bình Dương. Các quân dụng hư hỏng, cũng như các giấy tờ không cần thiết bỏ lại phải được tiêu hủy tại chỗ. Do đó trong căn cứ Lai Khê từng đám lữa đỏ rực các góc trời. Xa xa vùng Phú Giáo cũng thế vì Quận Phú Giáo đã di tản.
Màn đêm buông xuống trong nổi kinh hoàng. Nơi phía Quốc Lộ 14 các đoàn xe đủ loại kể cả chiến xa của VC di chuyển chạy để đèn sáng cả con đường dài. Tôi trở qua Bộ Tư lệnh Sư Ðoàn lúc 19 giờ để nhận lệnh thì được tướng Vỹ cho biết là do tin báo cáo có cái chốt của VC trong khu vực Xã Mỹ Thạnh phía Nam Bến Cát. Tôi nói Sư Ðoàn cho Ðại Ðội 5 Trinh Sát tăng phái cho tôi (tôi không biết là Ðại Ðội 5 Trinh Sát đã ở Bình Dương với Bộ Tư Lệnh Nhẹ Sư Ðoàn) tôi dùng Chi Ðoàn 1/1 CX bức chốt đó cho, nhưng tướng Vỹ nói ban đêm khó phối hợp thôi để sáng hỏm sau.
.
Tôi về hậu cứ của tôi và gọi điện thoại về Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp Trại Phù Ðổng về nhà tôi. Trong điện thoại tôi nghe có tiếng súng các loại nổ xa xa và tiếng động cơ trực thăng nổ rất gần. Vợ tôi đã di tản lên nhà ông anh tôi ở Nancy từ chiều chỉ có chú lính giúp việc nhà trả lời cho tôi biết là Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn III đã di chuyển về đóng quân tại đây. Vì trong thời gian đó, Tướng Toàn kiêm nhiệm chức vụ chỉ huy trưởng Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp nên có toàn quyền xử dụng cơ sở nầy.
Tôi liền cho tướng Vỹ biết tin nầy.(Vừa rồi khi hỏi thêm tin tức về các giây phút cuối của tướng Vỹ khi tôi không có ở bên ông, tôi được Trung Tá Tống Mạnh Hùng (Khóa 5 Thủ Ðức, Pháo Binh Chỉ Huy Ttrưởng Pháo Binh Sư Ðoàn 5 BB) cho biết là trước đó tướng Vỹ đã gọi điện thoại về Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn không có ai trả lời, ông liền chửi thề:”Ð.M tụi nó chạy trốn cả rồi.”)
.
Ðêm 29 tháng 4 năm 1975 là một đêm khủng khiếp nhất của đời tôi, một đêm mà tôi nhớ mãi. Các tiền đồn tiếp tục báo cáo quân xa địch các loại di chuyển nhưng chúng đi vòng không tấn công Lai Khê. Tôi đang chuẩn bị đón cái chết gần kề vì tất cả không còn gì để cứu vớt cả. Các vị từng hô hào sống chết với quân đội đã yên thân nơi nước ngoài rồi, còn tôi với trọng trách nhỏ nhoi là chỉ huy một thiết đoàn kỵ binh tôi phải làm gì đây?! Ngày tàn binh nghiệp của mình và niềm hãnh diện được chết trên xe Thiết giáp cùng binh sỉ trong đơn vị cũng như các hiệp sỉ ngày xưa chết trên lưng ngựa!?
Ðêm 29 tháng 4 là một đêm dài nhất đối với tôi vì không chợp mắt được, chỉ nằm dài trên ghế bố xếp nhìn trời xanh, sao sáng! (Giuờng ngủ đã được xếp lên xe GMC chờ di tản). Nhưng rồi đêm dài cũng qua đi nhưng các đốm lữa ở trong cũng như ngoài căn cứ vẫn sáng rực ánh hồng!
.
Bảy giờ sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, chúng tôi họp tại Phòng Hành Quân Sư Ðoàn. Không còn một nụ cười trên các đôi môi thường lệ hay khỏi hài. Tất cả đều lộ vẻ mất ngủ. Tình hình Ðịch” dày đặc điểm “Ðỏ” trên Bản Ðồ Hành Quân. Tình hình bạn chỉ có nội bộ Sư Ðoàn, còn các đơn vị bạn thuộc Vùng 3 CT thì không tài nào biết được. Riêng Sư Ðoàn 25 Bộ Binh tại Củ Chi thì bị tấn công sáng ngày 29 vì có một thành phần Thiết Giáp chạy về Bình Dương tối ngày 29.
.
Từ sáng ngày 29 các khẩu Ðại Bác 175 nòng dài tại căn cứ Lai Khê đã tác xạ về hướng Củ Chi để yểm trợ tổng quát tăng cường cho Sư Ðoàn 25 BB nhưng không hiệu quả mấy.(Sau nầy tôi được biết Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá Tư Lệnh Sư Ðoàn 25 Bộ Binh đã bị VC bắt làm tù binh đêm 29 tháng 4 năm 1975.) Nhưng Sư Ðoàn cũng vẫn họp và cũng chuẩn bị di chuyển xuôi nam về Bình Dương.
.
Vừa họp xong Ðại Úy Nguyên, Chánh Văn Phòng Tư Lệnh xuống báo cáo tướng Vỹ là 10 giờ sáng Tổng Thống Dương Văn Minh sẽ đọc diễn văn quan trọng. Nghe thế, tướng Vỹ cho lệnh tất cả sĩ quan chờ tại chỗ bên chiếc Radio Zenith và bên tách cà phê. Nhờ sự kiện nầy mà chúng tôi được nghe bản phát thanh đầu tiên của Big Minh trong khi có tiếng nhắc phía sau: “Ðọc đi.”
.
Sau nầy phối hợp các tài liệu do VC phổ biến tôi được biết là Dương Văn Minh khi gọi chúng vào Dinh để “bàn giao” đã bị chúng gạt dùng áp lực bắt đọc tuyên cáo đầu hàng theo ý chúng. Chớ theo bản “kêu gọi” đầu tiên, tướng Minh mời đại diện Mặt Trận Giải Phóng vào để bàn giao! Nhưng chúng bắt ông ta đọc lại theo nội dung khác. Tức là bản tin thứ hai hoàn toàn khác bản tin đầu.
Theo báo chí của chúng, chúng tự đề cao là do “sáng tạo lợi dụng thời cơ” khi chiếm Dinh Ðộc Lập là chúng nói với Dương Văn Minh:”Anh còn gì để mà bàn giao. Anh chỉ có một điều là đầu hàng vô điều kiện thôi!” ông Tướng Minh ơi! Ông lại hại chúng tôi rồi!
.
Khi nghe lệnh tiếp của tướng Nguyễn Hữu Hạnh Tham Mưu Trưởng là các đơn vị ở tại chỗ chờ bàn giao thì tướng Vỹ cho lệnh Trung Tá Nguyễn Tấn Văn Tham Mưu Phó Chiến Tranh Chính Trị Sư Ðoàn (anh đồng hao của tướng Vỹ) cho người ra cổng căn cứ treo cờ trắng đầu hàng, đồng thời ông nói:”Từ nay tôi không còn chỉ huy các anh nữa, các anh tự lo liệu lấy.”
Lúc đó Tướng Vỹ cho lệnh tìm y sỉ Thiếu Tá Hiếu Tiểu Ðoàn Trưởng 5 Quân Y có lẽ định tìm thuốc tự tữ nhưng ông sau nầy đã lánh mặt. Tất cả anh em chung quanh tướng Vỹ đều tìm cách dấu tất cả các súng cá nhân vì sợ ông tự tữ. Các anh em khuyên ông thì ông nói : “Các anh chờ ở đây để cho tên Huyện ủy Bến Cát vào tiếp thu các anh à!” Lúc đó trong đầu óc tướng Vỹ chỉ có một ý định tự sát thôi.
.
Tôi quay về Thiết Ðoàn. Trong khi xe đang chạy về doanh trại của tôi thì hạ sỉ Nguyễn Văn Sơn tài xế xe Jeep của tôi (anh nầy sau năm 75 đã bị VC hạ sát trong một cuộc tranh chấp làm ăn gì với chúng) nói :”Trung Tá thay đồ xi vin đi hai thầy trò mình đi xe Vespa về Saigon.” Hạ Sỉ Sơn có để xe Vespa Ý tại Lai Khê đặng thỉnh thoảng anh ta đi phép về Saigon. Nhưng tôi không đồng ý.
Tội nghiệp anh này không bỏ tôi khi tôi di chuyển bằng M113, anh vẫn theo tôi và bỏ xe lại dù lúc đó tôi cho anh toàn quyền quyết định.
Vì như tôi đã nói ở trên là có một số sỉ quan, hạ sỉ quan, kỵ binh của Thiết Ðoàn bị bắt năm 1972 và lại trở về lại đơn vị gốc năm 1973 sau khi được trao trả (điều này trái với nguyên tắc an ninh nhưng tôi không hiểu do ai chấp thuận việc này?). Tôi sợ thế nào cũng có người bị địch mua chuộc, móc nối nên tôi về tập họp thiết đoàn lại gồm có Bộ Chỉ Huy Thiết Ðoàn với Chi Ðoàn 1/1 CX (Chi Ðoàn 2/1 Thiết Kỵ tăng phái Trung Ðoàn 9 Bộ Binh, Chi Ðoàn 3/1 TK tăng phái cho Trung Ðoàn 8 BB).
.
Khi tôi tuyên bố là : “Tôi cám ơn tất cả các anh em đã giúp tôi trong thời gian qua đã chu toàn các nhiệm vụ đã được giao phó và giúp tôi, giờ đây tôi không còn chỉ huy các anh em nữa. ” Tôi nói bằng cả sự xúc động thật sự trong khi khóe mắt của tôi hơi cay cay. Nhìn thẳng vào gương mặt các anh em đối diện tôi thấy mắt nhiều người cũng nhuốm đỏ. Cùng lúc đó có những tiếng “nhao nhao lên” : “Trung Tá đi đâu chúng em xin đi theo đó.” Ðây là những lời tâm huyết của các thuộc cấp mà tôi nhớ đến suốt cuộc đời còn lại.
.
Không có một huy chương nào cao quý hơn các lời nói mộc mạc chân tình nầy trong khi tôi chẳng còn là gì cả! Sau này khi nghĩ lại tôi thấy tôi thật quá liều lĩnh đùa giởn sinh mạng của các chiến hữu của mình trong khi tự mình không biết phải làm gì trong tương lai, trong khi không có chính phủ, không có cấp chỉ huy? Nhưng trong thâm tâm tôi lúc đó là rời khỏi đây đi về Vùng 4 Chiến Thuật chứ Lữ Ðoàn III Kỵ Binh và Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp thì không liên lạc bằng hệ thống liên lạc truyền tin được.
Tôi nói: “Các anh em đã tin tôi thì tôi cũng sẽ cùng sống chết với các anh em.”
.
Tôi cho lệnh Thiếu Tá Ðổ Cao Thượng (chú ruột tướng Ðổ Cao Trí mấy năm trước định cư tại Maryland và Virginia, nhưng hiện nay đang định cư tại Georgia, Chi Ðoàn Trưởng Chi Ðoàn 1/1 Chiến Xa về doanh trại của anh ta chờ lệnh.
Tôi quay xe lại Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn để đón Ðại Tá Nguyễn Mạnh Tường Phụ Tá Hành Quân Sư Ðoàn và Trung Tá Tống Mạnh Hùng Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư Ðoàn(hiện định cư tại San Francisco CA), cà hai cùng khóa 5 SQTB Thủ Ðức với tôi như đã hứa trước.
.
Ðến Bộ Tư Lệnh thì Hùng chạy ra gặp tôi nói:”Anh vào chào Chuẩn Tướng Tư Lệnh đi, người đã tự sát rồi!”
Tôi đứng chổ cửa “trailer” nhìn vào thì thấy tướng Vỹ đã ăn mặc chỉnh tề, có huy chương trên túi áo và xếp tay lên ngực. Các viên đạn 6.35ly của súng lục Beretta trổ tưừ dưới cằm lên trên đỉnh đầu. Tôi đã chào kính vị anh cả của Sư Ðoàn 5 Bộ Binh đồng thời cũng là một anh hùng của quân đội theo đúng lễ nghi quân cách rồi quay ra.
.
Sau nầy do anh Hùng kể lại là lúc tôi về rồì, tướng Vỹ cho gọi tất cả các anh em thuộc Bộ Tư Lệnh sang tư dinh cho lệnh dọn cơm ăn. Vừa ăn xong một chén cơm một cách hấp tấp, tướng Vỹ chạy vội vào “trailer” mà không ai hay chỉ vì đang lo ăn. Thình lình có 2 tiếng súng nổ. Các anh em chạy vào thì thấy tướng Vỹ gục đầu trên vũng máu bị đạn như đã nói trên. Dù tất cả các súng được cất dấu kỷ nhưng còn một khẩu súng lục Beretta 6.35ly để trong trailer không ai biết, trừ tướng Vỹ và Người đã dùng khẩu súng nầy để đi vào lịch sử. Chính Từ Vấn, anh Hùng và các anh em khác đã mặc quần áo tươm tất cho tướng Vỹ.
.
(Trong số báo Thời Mới Phụ Nữ Mới số 405 nhân tưởng niệm ngày 30/04/1975, nữ thi sĩ Ngô Minh Hằng có làm một bài thơ tứ tuyệt như sau:
 
TƯỚNG LÊ NGUYÊN VỸBình Long anh dũng góp tài năng
Làm tướng như Ông, mấy kẻ bằng
Quốc sĩ đầu hang sao được giặc
Sân cờ Tư Lệnh, ánh sao băng!!!
.
Như tôi đã kể rõ cái chết của Tuớng Vỹ vì thế tôi đã đề nghị (trong e-mail) và giơ đây tôi xin nữ thi sĩ sửa đổi lại câu gì khác chứ đừng để câu chữ nghiêng. Câu đề nghị của tôi nếu được thì xin nữ thi sĩ tạm dùng chứ để Tướng Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh tự sát ngay sân cờ Tư Lệnh trong khi có mặt rất nhiều sĩ quan và quân nhân thuộc sư đoàn thì thấy không ổn. Câu thơ đề nghị thay thế là:
“Trailer” Trây lơ người gục, ánh sao băng!!!
.
Tường và Hùng theo tôi về Thiết Ðoàn. Khi xe bắt đầu lăn xích ra khỏi cổng trại của tôi thì thấy Ðại Tá Từ Vấn (Khóa 12 VBQG Ðà Lạt gốc BÐQ Tham Mưu Trưởng Sư Ðoàn), Trung Tá Nguyễn văn Khách (khóa 10 VBQG Ðàlạt gốc Lực Lượng Ðặc Biệt) Trưởng Phòng Ba Sư Ðoàn, Thiếu Tá Nguyễn văn Nghĩa Trưởng Phòng Nhất Sư Ðoàn, Thiếu Tá Nguyễn văn Hòe Trưởng Phòng Nhì Sư Ðoàn cũng vừa đến tháp tùng lên các thiết vận xa của chúng tôi. Tôi quên nói là đơn vị VC tại Bến Cát có vào hệ thống liên lạc Sư Ðoàn đòi gặp tôi ở đầu máy nhưng tôi đã báo hiệu thính viên trả lời là tôi không có ở đây.
Theo thứ tự di chuyển thì Chi Ðoàn 1/1 Chiến Xa dẩn đầu kế đến là Bộ Chỉ Huy Thiết Ðoàn của tôi. Khi ra khỏi căn cứ Lai Khê tôi thấy Chi Ðoàn 2/1 Thiết Kỵ do Ðại Úy Nguyễn Văn Thống chỉ huy (anh nầy chết trong tù mấy năm sau 1975 tôi không rõ). Ðại Úy Thống vào hệ thống liên lạc hỏi tôi xem đi đâu. Tôi hỏi anh ta có muốn đi theo tôi không thì anh ta đồng ý. Tôi bảo gắn vải trắng ở đuôi ăng-ten và cho lệnh anh ta xem tôi làm gì thì anh ta làm theo.
.
Ðơn vị tôi ra khỏi căn cứ Lai Khê quay về hướng Ðông căn cứ băng đồng, chạy song song theo hướng Ðông Quốc Lộ 14. Tại vùng nầy, mới tuần trước thiết đoàn tôi hành quân tại đây tìm đỏ con mắt không thấy một tên VC nào nhưng chiều nay sao đông thế! Từ hướng Ðông trong khu rừng, từ hướng Tây bên Quốc Lộ chúng tủa ra nhắm vào đoàn xe Thiết Giáp di chuyển tác xạ tới tấp. Cũng may là đơn vị chúng tôi cách xa tầm bắn B40 và B41 nên không có xe nào trong đoàn xe của tôi bị trúng đạn. Một điều tôi hãnh diện về đơn vị của tôi và cũng nhờ ơn trên là không có một binh sỉ nào của Thiết Ðoàn 1 Kỵ Binh tác xạ lại. Họ rất giữ đúng kỷ luật là không tác xạ bừa bãi và không có “một sự cướp cò” nào. Nếu không, có lẽ tôi khỏi đi tù và không còn để viết những dòng chữ nầy.
.
Ðoàn xe di chuyển được hơn 10 km thì Ðại Úy Thống Chi Ðoàn Trưởng Chi Ðoàn 2/1Thiết Kỵ hỏi lệnh tôi thế nào khi VC chận đầu xe. Tôi nói trong máy cho anh ta biết thôi trình diện họ đi còn tôi lên trên nầy gặp “Thằng Ba” tức Chi Ðòan 3/1 Thiết Kỵ (đang tăng phái cho Trung Ðoàn 8 BB tại Bình Dương) cũng trình diện luỏn (?).
Khi Chi Ðoàn 1/1 CX dẫn đầu đi qua cầu xã Tân Phước Khánh vừa sang được chiếc thứ 5 thì cầu sập. Lý do là cầu cây quá yếu và chiến xa lại di chuyển nhanh qua cầu và quá gần nhau, nên sức trọng tãi của cầu không chịu nổi sức nặng của chiến xa (thường lệ, gặp trường hợp này trưởng xa phải xuống xe hướng dẩn cho xe chạy chậm qua cầu từng chiếc một). Toán đã qua cầu tiếp tục di chuyển ra đường Quốc Lộ 13. Toán còn lại quay trở lại nhập chung với Thiết Ðoàn.
.
Ðến cuối tháng 6 năm 1975 khi gặp tôi trong Trại 1 Cải Tạo Cát Lái (Trung Tâm Huấn Luyện Quân Khuyển của QLVNCH cũ) thì anh Thượng nói anh đi ra Quốc Lộ 13 thì gặp đoàn chiến xa T54 đang tìm hướng về Dinh Ðộc Lập và chúng đã nhờ anh chỉ đường (Thành Phần tiền phương của chúng là Lữ Ðoàn 103 Thiết Giáp đã đi với Ðại Tá Bùi Tín tiếp thu Dinh Ðộc Lập và nhận lệnh đầu hàng).
.
(Khi gặp lại tôi tại Virginia sau năm 1995, thì Thiếu Tá Thượng cho biết là nhờ sự khéo léo anh đã gạt được chúng và thoát khỏi bị bắt trong ngày 30 Tháng 4 1975. Anh đã nhờ tôi đính chính lại.)
.
Ðoàn xe của tôi quay vòng lại vào giữa xã Tân Phước Khánh. Việt Cộng đã tiếp thu xong xã này. Cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam treo đầy trước các căn nhà và dọc theo đường. Dân chúng ùa ra đường cản đoàn xe tôi lại. Lúc đó vào khoảng 17 giờ ngày 30 tháng 4 năm 1975. Tôi xuống xe thì tên chủ tịch xã tiến đến ôm chầm lấy tôi nói câu đầu tiên: “Chúng ta không ai thắng, ai bại, chỉ có Ðế Quốc Mỹ là thua thôi! Các anh về với Cách Mạng(sic!) là có công rồi sẽ được biểu dương(lần đầu tiên tôi nghe được danh từ “biểu dương”). Cũng lần đầu tiên, tôi biết thế nào là sự xảo trá của VC. Dù chúng biết rằng chúng tôi chạy trốn, không lọt nên mới tạt vào đây, nhưng chúng đã mở cho chúng tôi một lối thoát danh dự(?) bằng cách nói câu trên để tôi an tâm và đỡ mất mặt!
.
Cùng lúc đó một binh sỉ đến báo cáo là Thiếu úy Nguyễn Văn Tiền Chi Ðội Trưởng Chi Ðội Súng Phun Lữa, ở sau tôi hai xe, đã tữ trận. Vừa nghe câu này tên chủ tịch xã liền nói:”Anh cho tên anh ấy để ghi công vì anh ấy về với Cách Mạng mà bị hi sinh là thành liệt sĩ (thêm một từ mới) rồi! Trời! Chúng giết mà lại thành liệt sĩ của chúng?! Nhưng tôi cũng phục phương tiện liên lạc của chúng–không hiểu chúng liên lạc thế nào–mà thân phụ của Thiếu úy Tiền từ Bến Tre ngày hôm sau đã lên đến xã Tân Phước Khánh Bình Dương để đem xác con về.
.
Sau khi gom góp hết các súng cá nhân và các đồ dùng của chúng tôi như radio cassette, thùng đựng nước đá,v.v của tôi mà chúng bảo là của “ngụy”, chúng cho chúng tôi tự do đến nhà dân chúng gần đấy để tắm rửa với sự kiểm sóat của chúng. Vì tôi là chỉ huy nên chúng chỉ để ý đến tôi thôi. Anh Tống Mạnh Hùng Pháo Binh vì theo sát tôi nên không thoát được; Ðại Tá Tường, Thiếu Tá Hòe, Thiếu Tá Nghĩa trốn thoát; Ðại Tá Từ Vấn và Trung Tá Khách cũng trốn nhưng bị bắt lại bởi du kích tại địa phương, (những tên này lúc sáng còn là nhân dân tự vệ của Việt Nam Cộng Hòa nhưng đến chiều là du kích của Việt Cộng!)
.
Trừ chúng tôi, các sĩ quan cấp tá ra, chúng tập trung tất cả quân nhân thuộc quyền tôi ngồi bẹp trước sân cờ của Văn Phòng Xã Tân Phước Khánh. Khi tôi đi ngang qua nhóm quân nhân này, có một hạ sĩ quan nói một câu tôi vẫn nhớ đến bây giờ, trong lúc đó trong tôi nổi lên niềm xúc động lẫn chua cay. Anh đó nói :”Trung Tá, sao họ lấy súng của mình hết vậy?” Tôi đã trả lời anh ta mà nước mắt cứ muốn trào ra:”Mình đâu còn cần các thứ đó nữa đâu anh, hết chiến tranh rồi!”
.
Tên chủ tịch xã cho chúng tôi ăn cháo gà và uống bia (bia chúng lấy trên Thiêt Vận Xa chở hàng Quân Tiếp Vụ của Thiết Ðoàn) và nói một câu khách sáo:”Chúng tôi vừa tiếp thu nơi đây, cơ sở vật chất chưa có gì, các anh ăn tạm.” Ðó là bửa ăn cháo gà cuối cùng của cuộc đời tự do đánh dấu bước đầu đi tù Cộng Sản.Tôi chỉ có thể ăn lại cháo gà như thế này 10 năm sau!
.
Vừa ăn xong, có một tên VC người Nghệ Tĩnh mặc thường phục, tóc rụng gần hết trên dưới 50 tuổi gương mặt đầy sát khí đến chất vấn tôi với giọng hằn học chứ không có những lời nói dịu dàng như của tên chủ tịch xã người miền Nam kia. Lúc đó, tôi cảm thấy hối hận là mấy giờ trước còn quân trong tay tại sao tôi không “một mất một còn” với chúng thà rằng chết với vũ khí trong tay còn hơn bây giờ đang dợi quyền sinh sát của chúng! Do các câu nói của tên này thì chúng tôi là những tên “tội phạm chiến tranh, trời không dung, đất không tha, lá rừng xanh không ghi hết tội, còn nước đại dương chẳng rửa sạch thù, là công cụ đế quốc Mỹ v.v (các câu đầu trong bài 3 ‘Quân Ngụy là Công Cụ của Ðế Quốc Mỹ kẻ thù của nhân dân Việt Nam v.v..’” trong 10 bài căn bản của chúng mà chúng tôi sẽ được chúng ‘lên lớp’ vài tháng sau đó).
.
Ðang lúc chúng đang điều tra tôi, thì có một chiếc xe Jeep A2 ngừng trước cửa, môt tên Cộng Sản Bắc Việt xuống xe (Sau này tôi mới biết tên này là Ðại úy thuộc cơ quan chính ủy của Công Trường 7 VC). Tên này hỏi ai chỉ huy Thiết Giáp ở đây. Tôi xác nhận là chính tôi thì chúng cho lệnh tất cả các sỉ quan cấp tá đi theo chúng.
.
Vì xe Jeep của hắn không đủ chỗ nên hắn chạy trước và cho tôi đem theo 2 M113. Trên mỗi xe M113 của chúng tôi chúng cho một tên VC ngồi trên thiết vận xa với chúng tôi trong khi các thùng đạn Ðại Liên 50 và 30 còn đầy đạn và súng vẫn ở trên giá súng. (Ðây là một hành động tương đối tốt của Công Trường 7 VC khi chúng cho người đến đón chúng tôi. Chúng sợ quân du kích hay địa phương của chúng vì muốn “trả nợ máu” đối với chúng tôi nên “làm bậy”‚ làm hại đến đường lối tuyên truyền chiêu dụ của chúng chăng?
Chúng đưa chúng tôi về Trường Công Binh QLVNCH tại Bình Dương(Bản Doanh của Công Trường 7 lúc đó) và cho chúng tôi ngủ tại phòng của các sĩ quan khóa sinh của các lớp học Công Binh đã trống vắng.
.
Ngày hôm sau, 1 tháng 5 năm 1975, Ðại Tá Từ Vấn Tham Mưu Trưởng Sư Ðoàn 5 BB đại diện đơn vị được chúng chấp nhận là “hàng binh”(?) dẩn chúng lên lại Căn Cứ Lai Khê để tiếp thu nơi đây vì các đơn vị của chúng chưa dám vào đó.
Cũng chiều hôm đó, các phóng viên của báo “Quân Ðội Nhân Dân” của chúng đến phỏng vấn, chụp hình chúng tôi gồm có Ðại Tá Từ Vấn Tham Mưu Trưởng Sư Ðoàn 5 BB, tôi, Trung Tá Tống Mạnh Hùng Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư Ðoàn, Trung Tá Nguyễn văn Khách Trưởng Phòng 3 Sư Ðoàn, Thiếu Tá Nguyễn Văn Răng Thiết Ðoàn Phó, Thiết Ðoàn 1 Kỵ Binh và Ðại úy Nguyễn Văn Vũ Ðại Ðội Trưởng Ðại Ðội 5 Trinh Sát người đã lái chiếc xe Jeep A2.
.
Hinh ảnh chúng tôi được chúng cho trình chiếu trên TV là các tên tàn quân của Sư Ðoàn 5 BB bị chúng bắt ngày 30 tháng 4 năm 1975. Vào cuối tháng 6 năm 1975 khi chúng tôi tập trung về Trại Cát Lái thì chúng cho chúng tôi đọc được tờ báo Quân Ðội Nhân Dân có câu chuyện của chúng tôi và bức ảnh ghi trên.
.
Trong gần hết trang 3 của tờ Quân Ðội Nhân Dân của chúng, chúng đăng một bài báo với tựa đề :”Vây Diệt Sư Ðoàn 5 Ngụy.” hoàn toàn là hư cấu.
Trong đó chúng bịa ra giống như là tiểu thuyết trong đó có nêu đích danh tên tôi ra (nhưng để tên là Nguyễn Minh Tránh) là đã đề nghị Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh thế này, thế nọ v.v… Có một điều quá nham nhở khi nó kể cái chết của Tướng Nguyễn Văn Vỹ bằng những câu hạ cấp hòng hạ uy tính của ông nầy. Chúng viết đại khái như sau và vì lâu quá tôi không nhớ rõ.
.
Chúng bảo khi tự sát thì trên bàn của chuẩn tướng Vỹ, chuẩn tướng đã viết “Ðô la, đô la, đô la nhiều quá.” Vì sự kiện này cho chúng tôi thêm một bằng chứng là “Cộng Sản VN không có nói điều gì đúng cả.” Trong thời gian “đi tù” nhất là trong các tháng đầu tôi bị “mệt” do các cuộc thẩm vấn tới tấp là tại sao tôi không ở Lai Khê (hậu cứ của tôi) mà lại chuyển quân đi. Thêm vào đó, có nhiều bạn đã đổ lỗi cho tôi là dẩn họ đi nên tôi càng bị bọn cán bộ trại trù ẻo tôi dữ! Tôi không buồn giận gì các bạn nầy và rất thương các anh em ấy là trong giờ phút “thập tử nhất sinh” đó dám phó cả sinh mạng theo sự “bốc đồng”(?) của tôi! Tôi đã phải tìm hết cách trả lời thật khôn khéo để làm nhẹ bớt các áp lực của chúng đối với tôi.
.
Kết thúc bài hồi ký tôi xin kính cẩn nghiêng mình bái phục vị Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh đáng kính mến của chúng tôi và thắp lên nén nhang tưởng niệm cũng như choàng một vòng hoa chiến thắng tưởng tượng lên vong hồn người. Chúng tôi cũng đã cám ơn người cũng như 4 vị tướng khác, rất nhiều quân nhân và nhân viên hành chánh, thành viên các đảng phái đã tự sát khi VC cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam về những điều sau đây:
1. Cho bọn Cộng Sản Bắc Việt cũng như các bạn bè năm châu biết chúng ta, dân miền Nam không phải đều là những tên hèn nhát!
2. Chứng tỏ cho thế giới biết quyết tâm của chúng ta là thà chết chứ không thèm sống với cộng sản.
.
Riêng cái chết của cố Thiếu Tướng Lê Nguyên Vỹ đã khuyên một dấu son cho Sư Ðoàn 5 Bộ Binh, một đơn vị bộ binh chịu nhiều tổn thất chiến trận nhất trong chiến tranh VN được kể là một trong những sư đoàn “yếu” của QLVNCH, một đơn vị mà trước kia các cố vấn Hoa Kỳ “rất sợ” khi bị đưa về đây nên đã gọi Sư Ðoàn này là Sư Ðoàn Máu” (Blood Division).
Còn tôi, tôi không ngờ là lại trở về Thiết Ðoàn 1 Kỵ Binh trong những ngày tàn binh nghiệp khi trước kia, nhờ 2 Chi Ðoàn 1/1 CX và 3/1 TQV đã giúp tôi được thượng cấp biết tiếng với các chiến công đã thu hoạch được. Một điều tôi mản nguyện là trong tuần lễ cuối cùng của tháng 4 năm 75 nhiều đơn vị QLVNCH đã rã ngũ nhưng Thiết Ðoàn 1 Kỵ Binh chỉ có 5 % binh sĩ đào ngũ.
.
Tôi cũng xin nhân dịp này, chân thành cám ơn tất cả quân nhân các cấp thuộc Thiết Ðoàn 1 Kỵ Binh những người đã giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ khó khăn và đã không bỏ tôi khi nhà tan, nước đã mất. Tôi cũng đã hãnh diện vì các bạn, nhất là Thiếu Tá Nguyễn Văn Răng (Khóa 19 SQTBTÐ (?)), Thiết Ðoàn Phó của tôi, một con người bất khuất, một trong những quân nhân hăng hái nhất trong ngày 30 Tháng Tư 1975 để theo tôi. Anh là một trong những người tù cải tạo can trường đã dám trốn trại và đánh bọn quản giáo khi chúng bắt anh chở trên xe Jeep về trại.
.
Tôi cũng nghiêng mình xin lỗi và chia buồn với gia đình cố Thiếu úy Nguyễn Văn Tiền Chi Ðội Trưởng Chi Ðội Súng Phun Lữa đã hy sinh ngày tàn cuộc chiến mà tôi không thể phúng viếng gia đình được (Khi tôi về chỉ huy Thiết Ðoàn 1 Kỵ Binh, tôi đã hứa trong đầu là khi có một sĩ quan thuộc thiết đoàn hy sinh tại chiến trường, tôi sẽ đến phúng điếu (với một phần lương của tôi + quỷ của thiết đoàn nhưng đã không làm được).
.
Tôi xin phân ưu với gia đình cố Trung Úy Liêu A Thành Chi Ðội Trưởng Chi Ðội Thám Xa V100, Trung úy Nguyễn Văn Lệnh Sĩ Quan Quân Xa, Trung Sĩ Nhất Nguyễn Văn Quan v.v… những người đã đến thăm tôi khi nghe tôi được về khoảng đầu Tháng 10 năm 1984 và rũ tôi tham gia phục quốc, nhưng tôi đã biết là tổ chức này dỏm không tham gia và khuyên họ chớ bị mắc lừa nhưng họ đã không nghe và đã bị gài bẫy bắt vào đêm giao thừa Tết Ất Sữu 1985 và sau đó đã bị chúng tra tấn đến chết trong tù. Dù đã bị tra tấn nhưng họ không khai bậy tên tôi. Cám ơn các bạn!
.
Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của 1 quân nhân và cấp chỉ huy thời chiến của tôi một cách tốt đẹp đến cuối ngày 30 Tháng 4 năm 1975 và đã đi tù trong các trại tù cải tạo từ nam ra bắc rồi trở về nam đến 10 năm sau ./.
 .
Nguyễn Minh Tánh
.