Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Văn Hóa Đéo! - Tác giả Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Văn Hóa 'Đéo'

 .
            Lần đầu tiên, mới tới Hà Nội, tôi không khỏi bỡ ngỡ, khi tìm nhà của một người quen làm trưởng một khu phố Văn Hóa  thấy có mấy đứa trẻ con đang nô đùa ngòai ngõ, tôi hỏi:
–   Này  các cháu có biết nhà ông xã trưởng khu phố Văn Hóa ở đâu không?
Một đứa trẻ trai, trạc trên dưới 10 tuổi, ngước nhìn tôi bằng ánh mắt xấc láo, ranh mãnh, đáp gọn lỏn:
–   Biết, nhưng đéo chỉ!
Tôi lắc đầu đi sâu vào ngõ Văn Hóa, gặp một thanh niên hỏi:
–   Anh ơi, anh có biết nhà ông trưởng khu phố Văn Hóa này ở chỗ nào không anh?
Gã trẻ tuổi này chẳng thèm dòm ngó gì đến tôi, trả lời cộc lốc:
–   Đéo biết!
Khi gặp ông trưởng khu phố Văn Hóa, tôi đem chuyện này kể cho ông ta nghe với lời than thở:
–   Anh ạ, các bậc phụ huynh ở đây đã không dạy dỗ con em hay sao mà để chúng nó ăn nói với người khách lạ thô bỉ đến thế hả anh?! Chẳng cần suy nghĩ gì, ông trưởng khu phố Văn Hóa đã thuận miệng trả lời tôi ngay:
–   Có dậy đấy chứ, nhưng chúng nó đéo nghe.
Lúc ấy cô con gái của ông bạn tôi là cô giáo, dạy môn văn, vừa đi dạy về vừa tới đem chuyện ấy ra kể lại. Thay vì trả lời trực tiếp cho tôi, cô giáo xin phép thuật lại một câu chuyện như sau:
–   Hôm ấy cháu giảng bài văn, có đoạn kể thành tích anh hùng và dũng cảm của nhân dân ta đã đánh gục Tây, đánh nhào Mỹ vv…. Cuối cùng, cháu kêu một em học trò trai lớn nhất lớp, bảo nó cắt nghĩa hai chữ “dũng cảm” là gì. Nó đứng suy nghĩ một lúc rồi đáp gọn lỏn:
–   Nghĩa là … là … đéo sợ.
Sau đó cháu lại có cuộc tiếp xúc với ông bộ trưởng giáo dục và đào tạo, liền đem chuyện thằng bé học trò đã cắt nghĩa 2 chữ “dũng cảm” là “đéo sợ” cho ông nghe . Nghe xong, ông bộ trưởng tỏ vẻ đăm chiêu, ra điều suy nghĩ lung lắm. Cuối cùng, ông ngắm nghía nhìn tôi, rồi gật gù như một triết gia uyên bác vừa khám phá ra một chân lý, chậm rãi đáp:
–  Ừ, mà nó cắt nghĩa như thế cũng đéo sai!!!
Đấy, bây giờ luân lý, đạo đức của con người dưới chế độ này như thế đấy. Rồi đây, các thế hệ trẻ miền Nam cũng vậy thôi! Làm sao tránh được? …Đất nước ta thế này thì đéo khá!
 .
            Bần bút xin mượn câu kết của câu chuyện làm lời kết cho bài viết.
.
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

SỰ THẬT VỀ HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 14: của ĐCS VN !

SỰ THẬT VỀ HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 14: NGUYỄN PHÚ TRỌNG BỊ VẠCH MẶT LÀ TRẦN ÍCH TẮC

Posted by


Chúng tôi tiếp tục nhận được bài viết này qua email của tác giả Tiến Sỹ NGUYỄN VĂN ĐỆ - về cuộc đấu đá trong nội bộ Đảng CSVN. Vì có nhiều điểm Chúng tôi không thể kiểm chứng, chúng tôi mong độc giả tham khảo với sự dè dặt cần thiết. Độc giả có thể tham khảo thêm bài trước: 


Khi viết bài này, chúng tôi (Tiến Sỹ NGUYỄN VĂN ĐỆ), những người cầm bút, vẫn còn cảm giác bàng hoàng và không thể tin được sự thật diễn ra tại HNTW14 lại trở thành một vở kịch không hoàn hảo với sự thất bại thảm hại của đạo diễn chính 
Nguyễn Phú Trọng. Chúng tôi cũng tin rằng, khi những thông tin bí mật về diễn biến của HNTW14 được đưa ra công khai thì rất nhiều đại biểu, là những UVTW có lương tâm sẽ vẫn còn giữ mãi cảm xúc thất vọng, ân hận, nuối tiếc và hổ thẹn vì “ mình đã không làm gì, hoặc không thể làm gì” để giúp cho Hội Nghị TW14 tránh khỏi một thảm kịch hỗn loạn, mất kiểm soát đến mức các đại biểu mạt sát, chỉ trích lẫn nhau như “một phường ô hợp” tại nghị trường
 


Trước tiên, chúng tôi xin được trích dẫn ý kiến nhận xét của một UVTW là người trực tiếp tham dự HNTW14 đã cung cấp đầy đủ thông tin cho Người Đưa Tin và yêu cầu chúng tôi tuyệt đối giữ bí mật nguồn tin vì sự an toàn tính mạng cho bản thân và gia đình.
“Có thể nói rằng lịch sử ĐCSVN chưa bao giờ chứng kiến một hội nghị TƯ mà Tổng bí thư lại bị chỉ trích, vạch mặt vì các hành vi phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân và bị yêu cầu khởi tố, bắt giam ngay tại Nghị trường. Cả đời tôi chưa bao giờ được chứng kiến một cuộc họp phơi bày đầy đủ các thủ đoạn nhơ bẩn được áp dụng nhằm tham quyền cố vị của ông Tổng bí thư đến như vậy. Đấy là nỗi hổ thẹn của tôi với tư cách là một Đảng viên ĐCS và có lẽ cũng là nỗi hổ thẹn của tất cả những UVTW có lương tâm tham dự Hội Nghị. Sau Hội nghị này nếu ông Trọng còn làm TBT có lẽ tôi phải xin ra khỏi Đảng để khỏi mang tiếng là cùng với ông ấy phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân mà đời đời cháu con sẽ còn nguyền rủa”

PHẦN 1. GIỚI THIỆU BỐI CẢNH BUỔI HỌP BẦU TỨ TRỤ TẠI HỘI NGHỊ TW4
Trong bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung vào diễn biến của ngày cuối cùng của HNTW 14 (13/1/2016).
Sau khi bàn bạc, thảo luận đánh giá thời cơ, thách thức của Hiệp định TPP và thông qua chủ trương ký kết, phê duyệt Hiệp định TPP với sự đồng thuận, nhất trí cao; Hội nghị TW 14 tiếp tục quyết định những phần việc còn lại để tổ chức thành công Đại hội XII của Đảng, trong đó công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XII là nội dung trọng tâm với không khí thảo luận sôi nổi, đặc biệt nội dung bàn luận trở nên nóng bỏng, căng thẳng, quyết liệt khi bàn về nhân sự Tứ trụ. Đến phiên bỏ phiếu bầu chọn Tứ trụ vào chiều ngày 13/1, để đảm bảo an toàn và bí mật thông tin, tất cả UVTW, UVBCT trước khi bước vào hội trường tham dự Hội nghị đều được Ban tổ chức yêu cầu để lại giầy, điện thoại và khám người kiểm tra an ninh. Chỉ riêng việc này đã báo hiệu một không khí hết sức căng thẳng và nghẹt thở tại nghị trường.

PHẦN II. DIỄN BIẾN TẠI HỘI NGHỊ
Ngay sau khi Trưởng Ban Tổ chức TW Tô Huy Rứa đọc danh sách ứng viên cho 4 vị trí Tứ trụ do BCT đề cử, hàng loạt các UVTW đã có những phản ứng quyết liệt, Cụ thể:
- Một UVTW có ý kiến phát biểu tố cáo hành vi vi phạm điều lệ Đảng, vi phạm quy chế bầu cử trong Đảng của ông Nguyễn Phú Trọng; cho rằng BCT và Tổng Bí thư đã vi phạm quy chế bầu cử trong Đảng, Ban Chấp hành TW sẽ thực hiện đúng quy chế bầu cử trong Đảng và quyết định việc đề cử danh sách ứng cử các UVBCT vào vị trí Tứ trụ.
- Một UVTW đã tố cáo thái độ độc đoán vi phạm dân chủ, sử dụng thủ đoạn lừa dối, gian lận của Nguyễn Phú Trọng trong việc lập danh sách ứng cử, đề cử vào vị trí Tứ trụ thông qua việc hứa hẹn, vận động để loại bỏ người này bầu cho người khác vv…
Ngay sau hai ý kiến phát biểu này, hàng loạt UVTW giơ tay đòi được phát biểu và hàng loạt các ý kiến được phát biểu thẳng thắn công khai, không còn sự nể nang hoặc sợ hãi, các ý kiến này tập trung vào các nội dung tố cáo hành vi phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân của Nguyễn Phú Trọng. Chúng tôi xin được tóm lược dưới đây một số ý kiến tố cáo Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng của các đại biểu như sau:
1.    Nguyễn Phú Trọng đã ngăn cản các phản ứng của Bộ Ngoại giao và Đài Truyền hình VN khi giàn khoan HD 981 TQ xâm phạm lãnh hải VN từ tháng 5-7/2014. Nguyễn Phú Trọng đã trực tiếp chỉ đạo cho Chính phủ, các Bộ và đặc biệt là Bộ Ngoại Giao, Đài Truyền hình VN không được có phản ứng gì để chờ Nguyễn Phú Trọng liên lạc trực tiếp với Tập Cập Bình. Tuy nhiên, hàng loạt các động thái như là gửi Công văn, Thư riêng hoặc các cuộc tiếp xúc trực tiếp với lãnh đạo sứ quán TQ tại HN đề nghị cho Trọng được gặp Tập Cập Bình đã không đạt được gì. Kết quả là Tập Cập Bình không tiếp Nguyễn Phú Trọng mà cũng không cho phép Bộ Ngoại giao TQ được tiếp xúc với Bộ Ngoại giao VN.
2.    Nguyễn Phú Trọng đã cố tình trì hoãn cuộc họp Bộ Chính trị trong lúc cần thiết để quyết định thái độ và phản ứng của VN đối với hành vi của TQ xâm phạm vùng lãnh hải của VN. Tại thời điểm đó, khi mà cả nước đang sục sôi không khí chống TQ và tình hình đã trở nên cấp thiết, Bộ Ngoại giao đã liên tục đề nghị Tổng Bí thư cho họp BCT để cho ý kiến chính thức về các phản ứng và thái độ cần thiết của VN trước việc TQ xâm phạm chủ quyền lãnh hải của VN. Tuy nhiên, thay cho việc phải tổ chức họp BCT để quyết định các vấn đề cấp bách thì Nguyễn Phú Trọng lại cố tình trì hoãn cho đến khi Thủ tướng Chính phủ cùng với một số UVBCT khác chính thức lên tiếng, yêu cầu phải họp gấp BCT thì Nguyễn Phú Trọng mới đồng ý tổ chức cuộc họp quan trọng này.
3.    Nguyễn Phú Trọng ngăn cản việc Chính phủ ra Công hàm lên Liên Hiệp Quốc tố cáo hành vi ngang ngược của TQ trên biển đông vì sợ làm mất lòng Tập Cập Bình. Tại cuộc họp BCT, đại diện Bộ Ngoại giao báo cáo tình hình Biển Đông và đề nghị Thủ tướng Chính Phủ cho phép Bộ Ngoại giao ra Công hàm tố cáo hành vi của TQ xâm phạm lãnh hải, chủ quyền và quyền chủ quyền của VN tại vùng biển của VN được quy định theo Công ước 1982 của Liên Hiệp Quốc. Khi đó, Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra ý kiến rằng nếu làm như vậy là mất lòng TQ và sẽ làm cho tình hình trở nên căng thẳng hơn mà không giải quyết được gì, đây là Vấn Đề Nội Bộ giữa VN và TQ. Phát biểu này của Nguyễn Phú Trọng đã bị rất nhiều UVBCT phản bác và yêu cầu bỏ phiếu về nội dung này. Kết quả là hầu hết số đông UVBCT đồng lòng với Chính phủ và Bộ Ngoại giao ban hành Công hàm gửi Liên Hiệp Quốc tố cáo hành vi của TQ xâm phạm vùng biển, vùng lãnh hải VN.
4.    Nguyễn Phú Trọng đã cố tình ngăn cản Chính Phủ đưa ra các biện pháp khẩn cấp để bảo vệ tổ quốc trước hành vi xâm lấn của TQ trên biển Đông bao gồm:
+ Ngăn cản việc khởi kiện TQ ra cơ quan tòa án quốc tế: Trong bài trả lời phóng viên quốc tế tại Philippines ngày 21/5/2015, tức gần 3 tuần sau khi TQ ngang nhiên cắm giàn khoan HD-981 trong vùng biển VN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố: “Chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng, nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó… Việt Nam chúng tôi đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế.”
Trở lại thời gian khoảng gần 4 năm trước khi vụ dàn khoan HD 981 xảy ra, Thủ tướng Chính Phủ đã có văn bản chỉ đạo các Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng…. Liên đoàn Luật sư VN, Hội Luật gia VN, Quỹ Biển đông và các hiệp hội chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, nghiên cứu để sẵn sàng phương án khởi kiện TQ ra Tòa án Quốc Tế. Căn cứ vào chỉ đạo này hàng loạt các nhóm nghiên cứu về Biển Đông của các bộ, ngành, các hiệp hội đặc biệt là Liên Đoàn Luật Sư VN và Hội Luật Gia VN đã được thành lập và xúc tiến nghiên cứu về phương án khởi kiện TQ ra tòa án quốc tế đã được đệ trình và trình bày vào tháng 6/2014 với Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại TƯ, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội vv.
Tuy nhiên tại cuộc họp BCT vào tháng 6/2014 để quyết định vấn đề khởi kiện TQ, Nguyễn Phú Trọng đã chính thức đưa ra ý kiến rằng việc khởi kiện TQ sẽ mang lại hậu quả khôn lường cho VN vì TQ ở sát cạnh VN nên sẽ dễ dàng sử dụng sức mạnh quân sự và kinh tế để buộc chúng ta phải rút đơn khởi kiện. Theo đó, Nguyễn Phú Trọng công khai vận động các UVBCT không biểu quyết việc khởi kiện. Cuối cùng, ngoài Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thì chỉ có 5 UVBCT đồng ý khởi kiện còn số đông các UVBCT không đồng ý khởi kiện TQ. Kế hoạch khởi kiện TQ ra tòa án quốc tế của Chính Phủ bị phá sản hoàn toàn.
5.    Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh đàn áp các cuộc biểu tình chống TQ. Tại thời điểm từ tháng 5 – 7/2014, hàng loạt các cuộc biểu tình tại các tỉnh thành trong cả nước tố cáo TQ có hành vi xâm phạm lãnh hải, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của VN. Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh cho Chính Phủ, Bộ Công An và Công an các tỉnh thành trong toàn quốc phải có hành động kịp thời và kiên quyết dẹp bỏ các cuộc biểu tình đồng thời tổ chức bắt bớ, giam cầm và kết án những người tham gia biểu tình chống TQ để làm gương đồng thời yêu cầu Chính Phủ phải có văn bản kịp thời chấn chỉnh các hoạt động biểu tình vì sợ rằng những thế lực thù địch lợi dụng các cuộc biểu tình này để gây bạo loạn hoặc đảo chính vv…
6.    Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh đàn áp bắt bớ những người yêu nước. Trong suốt thời gian vừa qua, đặc biệt là từ năm 2010 trở lại đây, các hoạt động biểu tình tự phát chống TQ, các hoạt động kỷ niệm, vinh danh các liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới chống TQ xâm lược năm 1979 liên tục được một số người dân yêu nước tổ chức. Vì sợ làm mất lòng TQ, Nguyễn Phú Trọng đã trực tiếp ra lệnh bằng lời nói và văn bản cho Bộ Công an bắt bớ những người yêu nước tham gia các hoạt động biểu tình vinh danh những liệt sỹ đã hi sinh trong cuộc chiến chống TQ xâm lược nhân kỷ niệm ngày chiến tranh biên giới 17/2/1979;

Theo yêu cầu của Sứ quán TQ, Nguyễn Phú Trọng cũng đã ra lệnh cho các cơ quan an ninh bắt một số nhà hoạt động dân chủ nhằm mục đích phá hoại niềm tin của cộng đồng quốc tế đối với những cam kết của Thủ Tướng Chính phủ VN về việc thực thi tự do nhân quyền.
7.    Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh cho Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Phùng Quang Thanh khi tham dự Hội nghị các Bộ trưởng quốc phòng tại Singapore phải có những phát biểu mềm mại về quan hệ hữu nghị VN-TQ nhằm xoa dịu TQ về vấn đề biển Đông. Trước khi tham dự Hội Nghị các Bộ trưởng Quốc Phòng tại Singapore, Ông Phùng Quang Thanh được lệnh phải gặp Nguyễn Phú Trọng để nghe lời căn dặn (huấn dụ) về việc không được làm cho TQ phật ý mà phải phát biểu sao cho mềm mại nâng cao tình hữu nghị VN-TQ để không làm TQ mất lòng gây hậu quả khó lường. Kết quả là, tại hội nghị này khi mà đại diện các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Philipine vv… đều có những phát biểu mạnh mẽ, gay gắt trước hành động của TQ tại biển đông thì Phùng Quang Thanh đại diện cho VN (với tư cách là bên bị hại trực tiếp) đã phát biểu những ý kiến làm ngỡ ngàng cả thế giới…
8.    Nguyễn Phú Trọng đã cố ý ngăn cản Quốc Hội VN ra Nghị Quyết về biển Đông: Tại thời điểm đó, Quốc hội đang họp và hầu hết đại biểu Quốc hội và UBTV Quốc hội đều có ý kiến đề nghị Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phải để cho Quốc hội ra một Nghị quyết riêng biệt về Biển Đông. Tuy nhiên, Nguyễn Sinh Hùng đại diện cho Quốc hội đã xin ý kiến TBT Nguyễn Phú Trọng và được trả lời là VN đã có Công hàm gửi Liên Hiệp Quốc rồi thì QH cần gì phải ra Nghị Quyết về Biển Đông để làm rối thêm tình hình và làm tăng thêm sự căng thẳng trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Và thế là Quốc Hội VN đã không thể ra được một bản Nghị Quyết riêng về Biển Đông.
9.    Nguyễn Phú Trọng đã cố ý ngăn cản Chính Phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Biển Việt Nam. Luật Biển Việt Nam khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 21/6/2012. Chính phủ đã nhiều lần đệ trình Bản Dự Thảo Nghị định hướng dẫn thi hành lên BCT và Ban Bí Thư để xin ý kiến. Tuy nhiên đã gần 4 năm qua mà Bản dự thảo này vẫn chưa được Nguyễn Phú Trọng, BCT và Ban Bí Thư xem xét và hiện nay vẫn đang bị bỏ rơi vào quên lãng. Như vậy, một văn bản pháp lý vô cùng quan trọng của Nhà nước Việt Nam khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam là Luật Biển Việt Nam đã bị Nguyễn Phú Trọng vô hiệu hóa hoàn toàn vì không có hướng dẫn thực thi.
10.                     Nguyễn Phú Trọng đã ngăn cản Quốc hội ban hành Luật Biểu Tình. Dự Thảo Luật Biểu Tình đã được soạn thảo một cách công phu và đã qua rất nhiều bước lấy ý kiến của các bộ, ngành, các tổ chức và dân chúng để cuối cùng Chính Phủ đã hai lần chính thức đệ trình lên QH thông qua. Nhưng bằng quyền lực của mình và với lý do là nếu cho phép biểu tình sẽ dễ dàng dẫn đến bạo loạn và nguy cơ mất chế độ nên Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần ra lệnh cho QH và UBTVQH không được phép thông qua Luật Biểu Tình.
11.                     Nguyễn Phú Trọng đã cầu viện TQ, phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân ngay trước thềm Đại hội Đảng XII. Trong chuyến thăm TQ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cuối năm 2015, Nguyễn Phú Trọng đã chỉ thị cho Nguyễn Sinh Hùng chuyền lời đề nghị của Đảng Cộng sản Việt Nam nhờ Trung Quốc giúp đỡ, hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an ninh, bảo vệ Đại hội Đảng XII trong tình huống nguy biến (tức là nếu có đảo chính). Nội dung đề nghị giúp đỡ này tiếp tục được Nguyễn Phú Trọng cử Đặc phái viên đề nghị chính thức với Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội vào sáng ngày 06/1. Nội dung này nhân danh Đảng Cộng sản Việt Nam, song lại do cá nhân Nguyễn Phú Trọng tự ý quyết định mà không đưa ra bàn bạc, thảo luận công khai, dân chủ trong BCT. (Phần nội dung chi tiết đã được trình bày tại bài viết Nguyễn Phú Trọng – Ai là Trần Ích Tắc?)
12.                     Nguyễn Phú Trọng đã ngăn cản Bộ Ngoại giao, truyền thông báo chí và quân đội đấu tranh với hành vi TQ xâm lấn vùng an toàn bay VN. Trong những ngày đầu tháng 1/2016, đã có 46 vụ máy bay TQ bay ở cao độ 12.000 – 14.000m xâm phạm vùng an toàn bay quốc tế do Việt Nam quản lý để đến các đảo nhân tạo trên Bãi đá Chữ Thập, trong đó có cả máy bay quân sự hoạt động trên bầu trời Miền Bắc Việt Nam (Hà Nội và toàn bộ các tỉnh phía bắc). Trên biển, máy bay của TQ có lúc hạ thấp độ cao xuống còn 2000 m để phá hoại các chuyến bay dân sự VN không thể cất cánh. Trước diễn biến đó, vì sợ làm mất lòng TQ, Nguyễn Phú Trọng đã:
a.    Ngăn cản không cho Bộ Ngoại giao có công hàm phản đối TQ, buộc Chính phủ phải phản ứng linh hoạt, chỉ đạo Cục quản lý bay dân sự có văn bản kiến nghị lên Tổ chức hàng không quốc tế tố cáo TQ.
b. Chỉ đạo bưng bít thông tin, yêu cầu báo chí, truyền thông trong nước chỉ được đưa tin liên quan theo định hướng các bài đăng sẵn của Thông Tấn xã Việt Nam tại Hội nghị giao ban báo chí thứ ba ngày 5/1/2016. Vì vậy dư luận chỉ biết có một vụ việc máy bay lạ xâm nhập vùng an toàn bay Việt Nam trên bầu trời Biển Đông.
c. Ngăn cản hoạt động bảo vệ bầu trời của quân đội nhân dân VN, yêu cầu Quân chủng Phòng không Không quân chỉ được theo dõi mà không được sử dụng máy bay quân sự của VN để áp sát và truy đuổi máy bay quân sự TQ xâm phạm không phận VN
13. Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh ngăn cản Bộ Đội Biên Phòng và Cảnh Sát Biển VN có các hoạt động bảo vệ vùng biển VN vào những ngày đầu năm 2016 (khi TQ cho tầu quân sự giả danh tàu đánh cá áp sát bờ biển VN 24 hải lý) vì lý do sợ ảnh hưởng đến tình hữu nghị giữa hai nước.
Thực chất là ngay khi phát hiện các tầu quân sự TQ trá hình tầu đánh cá đang áp sát cách bờ biển VN chỉ còn có 24 hải lý các cán bộ lãnh đạo Bộ Đội Biên Phòng và Cảnh Sát Biển đã đưa ra kiến nghị BCT cho phép VN đưa tầu hải cảnh và tầu quân sự ra xua đuổi tàu TQ. Tuy nhiên, theo một nguồn tin tuyệt mật cho biết, Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh không được thực hiện kế hoạch này nhằm mục đích nếu có biến động trong Đại Hội Đảng thì đây chính là một lực lượng của TQ áp sát bờ biển VN nhằm mục đích hỗ trợ và giúp ĐCSVN tổ chức thành công ĐHĐ 12 và sẵn sàng đối phó nếu có đảo chính.
13.                     Nguyễn Phú Trọng đã cam kết với Tập Cập Bình về việc ủng hộ các hoạt động đầu tư của TQ: Ngay sau khi nhận chức Tổng Bí Thư, Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện hàng loạt các cam kết với Tập Cập Bình về việc ủng hộ các hoạt động đầu tư của TQ tại VN. Để thực hiện lời cam kết này, trong các hội nghị BCT Trọng đã đưa ra yêu cầu buộc Chính phủ và tất cả các ngành phải ưu tiên các nhà thầu TQ vì thế mạnh của họ là giá rẻ, đầu tư nhanh chóng đồng thời giữ được quan hệ ngoại giao với TQ. Kết quả là 54 dự án trọng điểm quốc gia trong các ngành kinh tế chính như điện dân dụng, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đều rơi vào tay các nhà thầu TQ với các hệ thống công nghệ lạc hậu lỗi thời, máy móc thiết bị không đảm bảo chất lượng vv… Từ đó các gói thầu này đều phải tăng giá từ 50% đến 250%. thậm trí các nhà thầu TQ liên tục vi phạm các hợp đồng thầu mà phía VN không thể nào chấm dứt các hợp đồng mà công luận đã từng đưa ra như các dự án đường sắt trên cao tại HN, các dự án xây dựng đường bộ trong ngành giao thông, xây dựng dân dụng, dự án xây dựng các nhà máy nhiệt điện, dự án xi măng vvv…

PHẦN 3. NGUYỄN PHÚ TRỌNG ĐÃ BỊ LỘT MẶT NẠ BÁN NƯỚC NHƯ THẾ NÀO TẠI HNTW14.
Vào cuối ngày họp thứ ba (13/1/2016) của Hội nghị TW14, không khí hội trường đã rất nóng khi mọi con mắt đều đổ dồn vào Nguyễn Phú Trọng với hàng loạt các phát biểu chỉ trích và tố cáo hành vi độc đoán làm tê liệt tính dân chủ trong Đảng. Các hành vi bán nước cầu vinh, cầu viện TQ của Nguyễn Phú Trọng cũng đã được đưa ra một cách thẳng thắn công khai giữa Hội nghị như chúng tôi đã tóm lược ở phần trên.
Sau hàng loạt các phát biểu chỉ trích nêu trên, dần dần Hội nghị đã mất kiểm soát. Trong không khí hỗn loạn đó, các cửa ra vào hội trường đã nhanh chóng được khóa chốt bên trong; Bộ phận điều khiển loa đài được yêu cầu tắt toàn bộ micro, tất cả cán bộ phục vụ Hội Nghị được yêu cầu đi ra khỏi Hội trường. Khi đó khoảng hơn 20 UVTW đã không thể kiểm soát được và đứng lên bàn chỉ thẳng tay vào mặt Nguyễn Phú Trọng mà mắng rằng “Mày là thằng bán nước, phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân. Tội của mày ngàn năm không thể rửa sạch được, lịch sử dân tộc VN sẽ đời đời nguyền rủa mày”. Một trong số các đại biểu đã đứng lên bàn và chỉ tay vào Nguyễn Phú Trọng nói rằng “Tội bán nước của mày là tội trời không dung, đất không tha, phải chu di cửu tộc, tội phản bội tổ quốc là tội phải chịu án tử hình”. Tình hình lúc đó rất căng thẳng và hỗn loạn, Hội nghị đã hoàn toàn mất kiểm soát, các đại biểu ngồi phía dưới đã không thể giữ được bình tĩnh nữa mà thi nhau mắng nhiếc Nguyễn Phú Trọng là đồ tham quyền cố vị, phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân. Một số UVTW còn đề nghị khởi tố bắt tạm giam Nguyễn Phú Trọng ngay tại Hội nghị vì tội phản bội tổ quốc.
Kể đến đây, người cung cấp tin là một UVTW trực tiếp tham dự Hội Nghị TW14 đã lắc đầu ngao ngán, thất vọng và đưa ra nhận xét mà chúng tôi (Người Đưa Tin) một lần nữa, xin được trích dẫn lại nguyên văn như sau:
“Có thể nói rằng lịch sử ĐCSVN chưa bao giờ chứng kiến một hội nghị TƯ mà Tổng bí thư lại bị chỉ trích, vạch mặt vì các hành vi phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân và bị yêu cầu khởi tố, bắt tạm giam ngay tại Nghị trường. Cả đời tôi chưa bao giờ được chứng kiến một cuộc họp phơi bày đầy đủ các thủ đoạn nhơ bẩn được áp dụng nhằm tham quyền cố vị của ông Tổng bí thư đến như vậy. Đấy là nỗi hổ thẹn của tôi với tư cách là một Đảng viên ĐCS và có lẽ cũng là nỗi hổ thẹn của tất cả những UVTW có lương tâm tham dự Hội Nghị”. Sau Hội nghị này nếu ông Trọng còn làm TBT có lẽ tôi phải xin ra khỏi Đảng để khỏi mang tiếng là cùng với ông ấy phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân mà đời đời cháu con sẽ còn nguyền rủa”
Nói về Nguyễn Phú Trọng, thì chỉ với một nhận xét như trên đã hoàn toàn vạch rõ bộ mặt Trần Ích Tắc của Nguyễn Phú Trọng mà không cần thêm bất cứ điều gì nữa mà trở thành thừa thãi. Hầu hết những ý kiến của những đảng viên chân chính, có lương tâm đều cho rằng, nếu Nguyễn Phú Trọng làm Tổng bí thư, dù chỉ thêm một năm thôi thì Tổ quốc Việt Nam, dân tộc Việt Nam sẽ hoàn toàn nằm trong sự kiềm tỏa của TQ kể cả phạm vi trên biển và trên không.

PHẦN 4. DIỄN BIẾN BẦU CỬ VÀ KẾT QUẢ
Sau cuộc cãi lộn, mạt sát trì triết lẫn nhau diễn ra và cuối cùng một số đại biểu đã đứng dậy và dàn hòa các bên để vãn hồi trật tự tại nghị trường. Hội nghị quyết định rằng ngoài 4 ứng viên do BCT giới thiêu mỗi vị trí tứ trụ cần có thêm một ứng viên do HNTW đề cử. Hội nghị tiếp tục lần bỏ phiếu kín về việc giới thiệu thêm 4 ứng viên trong đó có trường hợp “đặt biệt” tái cử của ủy viên Bộ Chính trị. Mỗi vị trí bỏ phiếu hai lần, lần đầu là do Trung ương giới thiệu nhiều phương án, có những trường hợp xin rút. Tuy nhiên, Bộ Chính trị không có thẩm quyền quyết định việc cho rút khỏi danh sách ứng viên mà do Trung ương quyết định bằng việc bỏ phiếu kín, bỏ phiếu vòng một là “chốt” danh sách để đồng ý cho rút hay không cho rút đối với các trường hợp xin rút, rồi đến vòng hai là bỏ phiếu chính thức để chọn nhân sự cụ thể giới thiệu cho Trung ương khóa 12.
Kết quả là HNTW đã bỏ phiếu cho ứng viên Nguyễn Tấn Dũng đối với vị trí TBT với số phiếu 160/173 (chỉ đứng sau số phiếu bầu của ứng viên Nguyễn Thị Kim Ngân 161/173 cho vị trí Chủ tịch Quốc Hội). Như vậy, nếu so sánh với số phiếu bầu tại Nghị trường thì số phiếu bầu cho ứng viên chức TBT của Nguyễn Phú Trọng 46/173 là quá thấp theo yêu cầu. Tuy nhiên đến lúc đó TBT Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu phải thực hiện theo QĐ 244 mà theo đó, ứng viên không được BCT đề cử thì buộc phải xin rút. Thêm một lần nữa Trung ương lại bỏ phiếu về việc ứng viên Nguyễn Tấn Dũng có được rút hay không và kết quả là 158/173 số đại biểu bỏ phiếu không đồng ý việc ứng viên Nguyễn Tấn Dũng được rút khỏi danh sách đề cử ứng viên vị trí Tổng Bí Thư khóa 12.
Như vậy, Nguyễn Phú Trọng đã liên tục thực hiện quyền hạn TBT để độc diễn tại nghị trường làm cho toàn thể các UVTW đều hết sức bất bình và lên tiếng phản đối một cách mạnh mẽ và quyết liệt. Cuối cùng Hội nghị đã quyết định việc phê chuẩn danh sách ứng viên cuối cùng và bầu sẽ do Đại hội quyết định. Và như vậy, khác với các Đại hội trước đây, như người ta thường nói phải đến hết phút thứ 90 mới biết được kết quả trận đấu.
Hội Nghị đã kết thúc trong không khí nặng nề, u ám với nỗi thất vọng, chán chường, tủi hận và hổ thẹn của 237 đại biểu là UVTW bao gồm cả chính thức và dự khuyết. Chúng ta có thể xem lại clip Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn bế mạc HNTW14 đó là kịch bản đã được dàn dựng tại chỗ để chính thức đưa ra công luận. Sau khi các đại biểu ra về, có thông tin rằng Bộ Chính Trị tiếp tục ở lại họp tiếp nhưng người cung cấp tin không có được thông tin này.

PHẦN KẾT
Để kiểm chứng nguồn tin, trước khi gửi bài viết này, chúng tôi cũng đã tham khảo thêm ý kiến của 4 vị UVTW khác là những đại biểu trực tiếp tham dự HNTW14 vào ngày cuối cùng của Hội nghị (13/1/2016). Họ đều khẳng định với một thái độ cực kỳ thất vọng và chán nản rằng nguồn tin mà chúng tôi được cung cấp là hoàn toàn chính xác, thậm trí còn hỗn loạn và ô hợp hơn nhiều so với những nội dung mà chúng tôi đã đề cập trong bài viết này. Chúng tôi tin rằng, ít nhất một trong số bạn đọc có thể tự kiểm chứng độ chân thực của thông tin bài viết này bằng cách hỏi lại người thân của mình là UVTW đã tham dự Hội Nghị.
Cầu mong Phật, Trời, Tổ tiên phù hộ, độ trì cho non sông, đất nước Việt Nam không phải trải qua những năm tháng thương đau, sống trong vòng loạn lạc do những tên phản quốc như Trần Ích Tác, Lê Chiêu Thống gây ra mà lịch sử Việt Nam đã từng nguyền rủa.

Tiến Sỹ NGUYỄN VĂN ĐỆ -
Hiệu Trưởng Đại Học Đồng Tháp
.

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Blog Tô Hải - Nhật ký mở lần 163 -

Blog To Hai: http://to-hai.blogspot.be/2016/01/nhat-ky-mo-lan-163-bau-cu-quoc-hoi-lan.html#more

Nhật ký mở lần 163: BẦU CỬ QUỐC HỘI LẦN 1, MÀN 2 CỦA VỞ DIỄN “CHÚNG TÔI KHÔNG PHẢI LÀ CỘNG SẢN!”

Nhật ký mở lần 163 – Ngày 9/1/2016

BẦU CỬ QUỐC HỘI LẦN 1, MÀN 2 CỦA VỞ DIỄN “CHÚNG TÔI KHÔNG PHẢI LÀ CỘNG SẢN!”

Màn 1: GIẢI TÁN ĐẢNG CỘNG SẢN ngày 11/12/1945 …
Màn 2: TRONG 3 THÁNG TỔ CHỨC BẰNG ĐƯỢC MỘT CUỘC BẦU CỬ QUỐC HỘI trên toàn quốc dù miền Nam đã nổ súng, dù ….95% cử tri đang còn….mù chữ, dù cả cái vùng Đông Nam Á này, chưa ai biết “phổ thông đầu phiếu”, “quyền lợi cử tri”… nó là cái mô tê gì!
TẤT CẢ CHỈ NHẰM MỤC ĐÍCH: BÁO CÁO VỚI PHE ĐỒNG MINH (mà Việt Minh là thành phần được chi viện trong đại chiến lần 2) rằng: VIỆT NAM CHÚNG TÔI KHÔNG CÒN CỘNG SẢN, VIỆT NAM CHÚNG TÔI LÀ ĐA ĐẢNG NHƯNG KHÔNG CÓ…ĐẢNG CỘNG SẢN!

Toàn bộ 2 màn kịch này, đều bị các nhà cầm quyền cộng sản xếp xó suốt 70 năm nay bởi sự dối trá, lấp liếm, xuyên tạc, vẽ râu, ria, bôi mặt của nó đều bị lộ tẩy và sớm bị thất bại! Cụ thể là:
a-/Không một ai dám nhận mấy ông “Việt Minh –Cộng sản” rút vào bí mật làm “đồng minh” nữa!
b-/Không một chính phủ nào trên thế giới dám công nhận cái chính quyền do mấy ông “đấu tranh này là trận cuối cùng”, “để bao lợi quyền ắt qua tay mình” bầy đặt ra cả. Nếu….năm 1950, không có cái chính phủ Mao (cũng mới thành lập) công nhận ngay cái “mảnh đất phương Nam” do cha ông lão ta đã bao đời đã phong vương, phong tước, thái thú, tay sai, bao đời chưa hề dứt bỏ tục lệ nộp triều cống!
c-/ Và quan trọng nhất, chiến tranh đã nổ ra liên miên trên đất nước VN, vì chủ nghĩa cộng sản đi đến đâu là “đấu tranh này là trận cuối cùng”, là “tiêu diệt giai cấp bóc lột” không khoan nhượng, là xây dựng thế giới đại đồng”, là “l’Internationnale sẽ là xã hội tương lai”…
Cái vở diễn kỳ công, vất vả và tốn kém này đã bị đổ vỡ nhục nhã nên 70 năm nay chẳng có ai buồn nhắc đến nó…vì chả lẽ
-Trâng tráo nói rằng “đảng ta” đã lừa được kẻ địch bằng cách… “giả vờ giải tán đảng” để chúng…mất cảnh giác, để cho ta có thời gian và điều kiện chuẩn bị lực lượng đánh “trận cuối cùng” sao? (Như cái màn la toáng lên là bị “vu cáo xâm phạm Hiệp Nghị Giơ-neo” nhưng sau 75 thì….công khai, hiên ngang thú nhận tuốt)
Nhưng cái màn 2 “Bầu cử quốc hội đa đảng phái”?? Nó kéo dài cả mấy tháng trời! Nó được cả nước tham gia…Nó được cả thế giới biết đến, dù thế hệ sống thời vở diễn bầu cử, ra mắt quốc hội, rồi…thông qua chính phủ lâm thời… tới nay đã hầu hết. “theo chân Bác” không còn làm nhân chứng, vật chứng được nữa, Nhưng….Ai là ai? Ai làm gì? Sử sách thế giới và nhất là từ khi có Internet thì làm sao họ có thể xuyên tạc, có thể lý luận lắt léo, lừa bịp được cả thế giới nữa cơ chứ?
Toàn bộ quốc hội khóa 1 đa đảng (không có cộng sản?) họp phiên đầu tiên bầu ra chính phủ lâm thời
Chính phủ các mạng lâm thời do QH khóa 1 bầu ra
Vậy mà họ vẫn cứ dám liều mạng, “khai quật” cái màn 2 này lên với tất cả những trò lừa bịp, xuyên tạc, thêu dệt, bịa đặt đến mức, những nhân chứng U90 còn sống như mình đây phải kinh ngạc về những thứ “chánh trọe tráo trở”, (politicaillerie) “nhổ ra rồi lại liếm vào như không” ấy!
SỰ THẬT LÀ:
A-Chính tay mình đã phấn khởi đi bầu cho 3 đại biểu của Hải-phòng là
1-/Nhà tư sản Nguyen Sơn Hà,
2-/ Trương Trung Phụng, đại biểu Việt Nam Cách Mệnh Đông Chí Hội (Việt Cách) ở Tầu về và
3-/ Nguyễn đình Thi, nhà văn hóa, (Tất cả đều không cộng sản)
B- Mình là một trong những “cử tri bộ đội trẻ” (19 tuổi) được “đặc cách” cử tới tổ bầu cử “đại đội 3 Lê Khắc Tư” để viết hộ phiếu bầu cho nhứng đồng chí “vệ quốc răng đen-mù chữ” của mình… Sau khi đọc 3 cái tên vừa nêu cho họ rồi hỏi có đồng ý không?
–Đồng ý thì ….gạch 2 cái tên thừa đi rồi….cầm ngón tay cái của “đồng chí cử tri” dí vào hộp mực dấu đen để…áp vào phiếu bầu! Rồi bỏ tọt vào thùng phiếu! Thế là xong nhiệm vụ thực hiện quyền công dân của một nước đân chủ cộng hòa đầu tiên ở Á Châu! Điều này chứng tỏ: từ tớ đến anh bộ đội mù chữ chẳng qua chỉ là những con rối trong tay mấy tay Việt cộng hoán đổi sang Việt Minh!
C-Ba bốn ngày sau.nghe công bố trên loa, trên đài: ”Cuộc bầu cử quốc Hội đầu tiên của nước VNDCCH đã thành công tốt đẹp ngoài mong đợi”. Số người đi bầu 85%! Số đại biểu trúng cử 333, đại biểu nữ 19, dân tộc thiểu số: 34, Trong 333 đại biểu trúng cử có: 87% là công nhân, nông dân, “chiến sỹ cách mạng”, 43% không đảng phái, 36% thuộc “Mặt Trận Việt Minh”14% Đảng Dân Chủ, 7% Đảng Xã Hội! Đáng chú ý là Quốc Hội còn dành 70 ghế cho hai đảng đối lập tẩy chay bầu cử là 2 đảng Việt Nam Quốc Dân Đảng (Việt Quốc) của Nguyễn Hải Thần và Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội!
Tóm lại:
KỂ TỪ KHI ĐĂNG KÝ TRANH CỬ CŨNG NHƯ TRONG DANH SÁCH TRÚNG CỬ KHÔNG CÓ MỘT CÁ NHÂN HAY TỔ CHỨC NÀO LÀ CỘNG SẢN CẢ!
Ngay danh sách trúng cử của Hà Nội có 6 vị thì 2 mà ai cũng biết tỏng ra là cộng sản nhưng đã do đảng của họ đã giải tán nên đành khai là ….”Việt Minh”! Đó là Hồ Chí Minh và Trần Duy Hưng! .
Kịch cỡm, trò lừa bịp hay là một “bước ngoặt chính trị thất bại” đẩy đất nước này vào bàn tay lông lá, đầy máu của chủ nghĩa cộng sản mà thế giới, sau chiến tranh thế giới thứ 2 đã phải dựng tượng đài kỷ niệm 100 triệu sinh mạng đã bị cái chủ nghĩa quái đản này đẩy vào lò lửa chiến tranh gọi là chiến tranh giải phóng dân tộc, giai cấp! …Riêng số phận của Việt Nam, sau đại chiến 2, lại liên miên tiếp tục chiến tranh…. đã từng là đề tài cho khá nhiều cuộc tranh luận, cho các cuốn sách, tài liệu đông tây mà chỉ cần gõ vào Google Search hai chữ “Why, Vietnam war” ta sẽ có tài liệu đọc đến….chết không hết!
Những nhà lãnh đạo cộng sản (dỏm) đương thời bỗng dưng khai quật cái màn 2 này lên nhưng đạo diễn nó khác đi 180 độ! …Ngoài những hình thức kỷ niệm do Đảng họ chủ trì, đọc diễn văn, cắm cờ Đảng đỏ loét sân khấu như để gỡ lại danh dự cho cha ông xưa đã phải nhẫn nhục bỏ 2 chữ cộng sản đi, ông tổng bí thư hách xì xằng nhất trong lịch sử đảng họ cầm quyền tuyên bó bổ xung cho ông Hồ.
Sau 70 năm quốc hội khóa 1 đa đảng đã được tổng Trọng xác nhận trước sau vẫn là quốc hội của….cộng sản…Cờ Đảng tượng bác và diễn văn khai mạc kỷ niệm vẫn là đảng trưởng
…. “Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 là thắng lợi của tinh thần yêu nước, truyền thống giữ vững độc lập, tự do của dân tộc; thắng lợi của chính thể dân chủ cộng hòa lần đầu tiên được thiết lập trên đất nước Việt Nam; thắng lợi của đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo”
Sự ra đời của Quốc hội là thành quả đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quá trình hình thành và sự ra đời của Quốc hội là kết tinh của sự lựa chọn đúng đắn, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước với những giá trị phổ quát của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và quy luật phát triển của lịch sử….”
Rõ ràng cái ông nãnh tụ VC “miền Bắc mà có ný nuận” này đã chỉnh sửa những sai lầm “hữu khuynh-suy thoái của lãnh tụ Hồ Chí Minh vì… không có bằng “tiến sỹ xây dựng đảng” như ông, nên đã nói hố, làm…hố (!), cho dù lúc HCM chủ trương giải tán đảng và bầu cử có đa đảng tham gia, ông ta mới chỉ là chú bé nông dân nghèo, cởi trường đi đất, thò lò mũi xanh ở Đông Anh, ngoại thành Vĩnh Phúc!
Xin nhắc lại toàn văn câu nhận định về thắng lợi của cuộc bầu cử “hồn nhiên” ấy của ông Hồ trong buổi họp đầu tiên của quốc hội khoá 1:
” Đó là: “kết quả của sự hy sinh, tranh đấu của tổ tiên ta, là kết quả của sự đoàn kết anh dũng phấn đấu của toàn thể đồng bào Việt Nam ta, sự đoàn kết của toàn thể đồng bào không kể già, trẻ, lớn, bé, gồm tất cả các tôn giáo, tất cả các dân tộc trên bờ cõi Việt Nam đoàn kết chặt chẽ thành một khối, hy sinh không sợ nguy hiểm tranh lấy nền độc lập cho Tổ quốc”.
Không một chữ “cộng”! Không 2 chữ “đảng ta”! Không có Mắc-Lê, Mắc- Gươm, Mắc giáo gì xất.
Vậy thì, băng đảng “ný nuận suông” của ông Trọng muốn gì (?) nếu không phải là muốn tuyên bố công khai với nhân dân trong nước và thế giới biết là:
KHÔNG ĐÂU! TẤT CẢ CHỈ LÀ CHIẾN THUẬT, LÀ THỦ PHÁP ĐỂ ĐI ĐÉN THẮNG LỢI CUỐI CÙNG! 1946 HAY 2016 CŨNG VẪN THẾ MÀ THÔI! TRƯỚC SAU CHÚNG TAO VẪN LÀ CỘNG SẢN THƯ THIỆT! THƯ THIỆT! THỨ THIẾT! .. ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ TRÊN THẾ GIAN NÀY!
Xem vài tấm ảnh dọa dân:
Cái này thì dẹp bạo loạn ở Thiên An Môn cũng…chào thua..thua
TB.- Xin góp một ý này cho ông Trọng. 99% trúng phóc với tâm ný ông bí thư quân ủy trung ương trong lúc này! Ông hãy tuyên bố với cử các đảng viên, cán bộ “suy thoái, tự diễn biến” của ông rằng: Hỡi những kẻ đang có âm mưu xóa sổ đảng ta! Đã nghe chưa tiêng gầm, tiếng rú của Hummer H2, cuẩ Ford F550, Super Duty, của Ram 2.000 MKIII, của JRC 9.000 …và tiếng hô “Bắn! Bắn”! của hơn 5.200 lính đặc nhiệm cùng công an-cảnh sát được luyện tập kỹ càng để bảo vệ cho chúng tao họp Đại Hội lần thứ XII này thành công, đại thành công??? Nghe chưa? Nghe chưa? Nghe ro..o…rõ …chưa? (kèm theo vài ba tấm ảnh để…lực lượng thù địch” trong nước, sợ vón…..d ….lại!)

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

Làm thế nào để được nhận là NSƯT của CS vn Xã nghĩa!


Posted on | Để lại bình luận | Sửa
16 hrs ·
LGT:_ Trích đoạn:
Trần Phương-Trang – “Theo quy định tại Điều 64 Luật Thi đua khen thưởng[1] thì Điều kiện để trở thành Nghệ sĩ ưu tú là “
“-Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Chấp hành tốt đường lỗi, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; Điều lệ, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, địa phương.
-Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống,tận tụy với nghề; có tài năng nghệ thuật xuất sắc; có uy tín nghề nghiệp; có tinh thần phục vụ nhân dân, được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ;
– Có thời gian hoạt động nghệ thuật từ 15 năm trở lên, riêng đối với loại hình nghệ thuật Xiếc, Múa từ 10 năm trở lên; được tặng nhiều giải thưởng của các cuộc liên hoan, hội diễn nghệ thuật trong nước hoặc ngoài nước.
Có ít nhất 2 Giải Vàng quốc gia hoặc 1 Giải Vàng quốc gia và 2 Giải Bạc quốc gia…”
.

See More
Trần Phương-Trang's photo.
Trần Phương-Trang
15 hrs ·
Tôi yêu cầu các trung tâm ban nhạc ở hải ngoại, các Việt Kiều lưu vong tỵ nạn Cộng Sản ở khắp thế giới hãy tẩy chay Hoài Linh!
“VĂN CÔNG CỘNG SẢN” HOÀI LINH NÓI GÌ KHI NHẬN “DANH HIỆU CAO QUÝ NSƯT” ?

Hoài Linh : ” Tôi rất là vui bởi vì sự cống hiến của mình cuối cùng cũng được Nhà nước công nhận. Và niềm vui này càng nhân đôi khi tôi là một trong những nghệ sĩ hải ngoại đầu tiên về nước hoạt động nghệ thuật được phong tặng danh hiệu NSƯT. ”
http://dantri.com.vn/…/nsut-hoai-linh-noi-gi-khi-duoc-dac-c…
//

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016

Bệnh viện BẠCH MAI -Hà Nội.- Một sự thật kinh hoàng !

Sự thật kinh hoàng bên trong bệnh viện BẠCH MAI -Hà Nội.

2016-01-08 23:16:08
Thay vì phải tiêu hủy, rác thải y tế độc hại được “âm thầm” phân loại ngay tại BV Bạch Mai (Hà Nội) để chuyển cho một đường dây thu gom.
.
Hàng chục tấn rác thải y tế độc hại lẽ ra phải bị tiêu hủy theo đúng quy trình nghiêm ngặt tại những cơ sở được cấp phép lại đang được “âm thầm” sơ chế tại một trong những cơ sở khám – chữa bệnh lớn và uy tín nhất Việt Nam: Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Để rồi, những phế phẩm vô cùng nguy hại này được tái chế thành những sản phẩm nhựa tại những cơ sở sản xuất thủ công ngay ngoại thành Hà Nội, và rất có thể chúng trở thành những chiếc thìa nhựa, cốc nhựa mà người dân vẫn sử dụng hằng ngày.
.
Việc tuồn bán, gian dối, tái chế, tái sử dụng nhẫn tâm các loại rác thải y tế độc hại đã từng làm đau đầu nhiều nước trên thế giới. Thảm họa này từng diễn ra ở VN và không ít lần đã bị dư luận cực lực lên án, chứ không phải đây là lần đầu nhóm PV chúng tôi “bắt tận tay day tận trán” được. Tuy nhiên, sự coi thường luật pháp, coi thường tính mạng con người, làm liều với các mầm độc (mà cả thế giới bắt buộc phải tiêu hủy theo quy trình nghiêm ngặt) đến mức này thì… đúng là quá sức tưởng tượng.
.
Giữa lòng Hà Nội, trong một bệnh viện hàng đầu quốc gia, họ mua cả máy móc về, thuê nhân công, có “người trong cuộc” đứng ra quản lý, tổ chức cắt rửa dây và ống truyền dịch đỏ máu người bệnh, cắt và nghiền xilanh nhuốm máu và các mẫu bệnh phẩm có sức lây lan bệnh tật khủng khiếp. Sơ chế xong, họ bỏ vào bao tải, và xe tải của doanh nghiệp ở làng tái chế nhựa ra vào công khai “cẩu” hàng đi. Theo như nhân công đang tái chế rác thải y tế độc hại kể trên tiết lộ, thì thứ hàng kinh hãi và nguy hiểm kia đã và đang được tái chế thành ống hút, thìa nhựa, hộp sữa chua… và hàng nghìn sản phẩm quen thuộc, có sức đầu độc đông đảo người tiêu dùng.
.
Tận mục “công xưởng tái chế rác thải độc hại”
Sau thời gian dài chúng tôi tiến hành theo dõi, sự thật khó tin đã lộ ra. Phía sau lưng nhà xác, nhà tang lễ của Bệnh viện Bạch Mai, có một khu vực xử lý rác thải rất rộng rãi. Ở đó có các căn nhà nhỏ, có cả khu xử lý nước thải máy móc chạy ầm ầm. Đêm về, đứng bên ngoài nhìn vào, chúng tôi thấy cả khu vực tối om, chuột cống chạy qua chạy lại, chúng lục lọi các mẫu bệnh phẩm được đặt ơ hờ trong các túi nylon đính thương hiệu “Bệnh viện Bạch Mai”. Chuột to tày bắp chân rúc rích lạch xạch tha lôi rác y tế, bông băng sũng máu, chai lọ hóa chất thừa… Nơi đây đang ẩn chứa một “bí mật đau lòng” về rác thải độc hại.
.
Đi qua sườn của nhà tang lễ, chúng tôi thấy một khu cổng sắt gỉ, khóa và xích cũng rỉ nát bẩn thỉu. Trên tầm cao độ 2 – 3m, có một tấm biển cũ, to đùng và… sai chính tả: “Khu thu gom lưu trữ xử lý chất thải tập trung. Khu xử lý nước thải. Không nhiệm vụ miễn vào”.
Bốn xe tải chở rác thải y tế độc hại “hiên ngang” ra khỏi BV Bạch Mai để tới các cơ sở tái chế  
.
Đi sâu vào qua cổng khu lưu trữ và xử lý chất thải của BV Bạch Mai thì gặp những cái thùng màu vàng (rác thải độc hại) và màu đen (có biển cảnh báo khẩn cấp: “Chất thải y tế nguy hại, gây độc tế bào phóng xạ”). Chỗ nguy hại bậc nhất là căn phòng khá kiên cố, ở đó treo biển: “NHÀ LƯU GIỮ CHẤT THẢI NGUY HẠI”. Bên cạnh là khu vực có lẽ được tận dụng để tái chế, sơ chế, lôi ống dịch, xilanh vấy máu ra cọ rửa nghiền nát, đem bán tống bán tháo, nó vẫn được trưng tấm biển cũ: “NHÀ GIAO CA”. Ở đó có cả máy nghiền xilanh ra “miếng nhựa” rồi bỏ bao tải đem bán. Họ đầu tư rất quy mô, máy chạy ào ào, màu cũ bẩn, ghỉ sét.
.
Theo đúng quy định, thì sau khi nhân viên được Bệnh viện thuê thu gom rác thải y tế, loại độc hại và loại không độc hại trong những cái túi và những cái thùng chứa rác có bánh lăn khác nhau, họ sẽ tập kết vào nơi tập trung, xử lý hoặc trung chuyển để đem đi tiêu hủy theo hợp đồng với các công ty có trách nhiệm và có công nghệ đặc biệt. Nhưng, căn phòng đầy bông băng, dây truyền dịch, kim tiêm và cái nào cũng có thuốc thang, hóa chất, đặc biệt là các ống máu có khi to bằng cổ tay, có nhiều ống dây truyền loằng ngoằng. Các kim tiêm nhọn hoắt cắm vào xi lanh đỏ máu thì dĩ nhiên ai trông cũng hãi hùng. Nhiều ống truyền, dây truyền từ khoa Thận nhân tạo (lọc máu, chạy thận) xuống, đỏ, tanh đến mức khủng khiếp. Những nhân viên ở đây vẫn bình thản mở nắp các thùng rác thải y tế độc hại màu vàng mà họ biết rất rõ là cái gì. Họ bới tung nó lên, bông băng, kim tiêm vứt ra một cái khay to bằng nửa cái giường cá nhân, họ chọn riêng ống truyền dịch, dây truyền bằng nhựa ra. Họ cắt nhỏ các dây truyền ống truyền, rồi xả nước rửa bỏ máu mủ. Cắt bỏ các nút và khớp nối nhựa ra. Cắt để phân loại nhựa, nhựa trắng và nhựa màu, nhựa cứng và nhựa mềm, theo yêu cầu của đối tác mua hàng thường xuyên bằng xe tải. Đến lượt xi lanh, họ nhổ bỏ mũi tiêm sắt nhọn hoắt, cho tất cả vào máy nghiền, máy nổ đinh tai nhức óc, xi lanh cứng quèo vỡ vụn thành hạt như đỗ xanh màu trắng ngà. Xi lanh có cái đầu pít tông màu đen. Họ cứ nghiền tất rồi tìm cách lọc riêng nhựa trắng và nhựa đen riêng ra. Nước thải mà họ xả ra thì chắc chắn là… nhắm mắt cũng biết rất kinh hoàng.
 
Sự thật kinh hãi
.
Trong lần đầu chúng tôi xâm nhập bí mật khu vực này, có một nam nhân viên đang xịt rửa xe rác đuổi quầy quậy chúng tôi ra, dù chúng tôi vào vai học tập kinh nghiệm xử lý rác và giới thiệu “đã được sự đồng ý của lãnh đạo khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn” (sau thời gian nghiên cứu, chúng tôi phát hiện ra kẽ hở nhỏ xíu đó trong quản lý người “thực tập” ở đây có thể giúp các PV đột nhập được). Giữa lúc đó, hai xe tải chở nhựa phế thải, nhựa sơ chế về Hưng Yên tái chế. Trong ngôi nhà “Lưu giữ chất thải nguy hại” có 2 người đang mở nắp các xe rác màu vàng (rác thải nguy hại) ra để chọn lựa, phân loại, rửa ráy, xay nghiền. Một phụ nữ, nghe nói là cán bộ y tế về nghỉ chế độ đang cắt từng ống truyền dịch, dây truyền ra thành từng khúc. Chị ngồi trên cái ghế con, ngồi xổm bệt ở một khu vực được thiết kế như sân giếng để rửa ráy. Ở đó có một cái bồn nhựa màu xanh, có rãnh thoát nước, có ca nhựa, dao, kéo. Bên cạnh bồn rửa là các tấm biển cảnh báo ai nhìn cũng sợ “Hóa chất thải có chứa thành phần nguy hại”, “Dược phẩm gây hại tế bào”, với xe chứa rác được cảnh báo nhiễm khuẩn tế bào hoặc phóng xạ, với la liệt trong nhà ngoài sân là xe chứa rác thải độc hại màu vàng.
Sau khi rời BV Bạch Mai, 4 xe tải tập trung về làng Khoai, thôn Minh Khai.  
.
Một nhân viên nam trẻ hơn tên T cho biết là mình làm kiểu “hợp đồng” với khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn của BV Bạch Mai để tái chế kiếm thêm thu nhập (?). Đeo găng tay, anh này vừa nhặt kim tiêm ném vào một sàn sắt, nhặt bông băng đầy xú uế sau sử dụng ném vào cái túi ở bên cạnh hông, nhặt dây truyền ống truyền nhựa ném cho chị trung niên tên là H kia cắt gọt. Chúng tôi hỏi sao phải cắt, họ bảo cắt thì mới dốc được hết máu mủ ra khỏi dây. Và, phải cắt, phá vỡ, nghiền nát thì mới kết thúc hình dáng rác hải y tế độc hại của nó, tránh cơ quan chức năng “tóm cổ”…

.

Trò chuyện với “người trong cuộc”

Với mong muốn tìm ra sự thật nào đó đằng sau việc “sơ chế” rác thải với máy nghiền quy mô suốt nhiều năm, với các công đoạn răm rắp khép kín chặt chẽ đến khó tưởng tượng, ở ngay trong Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi đã tìm cách tiếp cận chính những người trong cuộc để nghe họ tâm sự. Tại sao rác thải y tế độc hại khủng khiếp, rợn tóc gáy với máu người trong xi lanh, ống – dây truyền dịch, bông gạc đã sử dụng, hóa chất dược phẩm nguy hiểm kia lại có thể được “xử lý” thô sơ, đơn giản, luộm thuộm, vô trách nhiệm đến như vậy? Tiền vào túi ai, còn hiểm họa chết người thì cộng đồng gánh chịu. Câu trả lời có thể sẽ có ở các đoạn phỏng vấn được ghi âm, ghi hình dưới đây:
.
Cái này (ống truyền dịch đầy máu, dài ngoằng) sao phải cắt ra thế chị?
– Nhân viên nữ: Cắt hết cả những cái chốt này ra. Bỏ vào thùng javen đây này. Cắt khoảng 40 phân. Cắt ra rồi nó còn cái gì đâu, ngâm javen là nó trắng tinh ngay mà. Xong rồi vớt ra, để ráo, cho vào bao, đóng lại, cân lên, xong có người đến mua.
.
Chai truyền này thì không lấy, không ngâm à?
– Nhân viên nữ: Có lấy chứ, chai truyền để dồn đấy cho vào bao. Xong cứ thế cân không. Chỉ có cắt cái nước đi thôi, rồi cho vào bao. Còn ống truyền, cả bọng đái các thứ là cắt hết. Cắt xong cho vào ngâm.
.
Người ta mua về làm gì ạ?
– Nhân viên nữ:: Người ta đem về làm dép, làm muôi, thìa nhựa mà mình vẫn dùng khi ăn uống đấy. Những cái này (ống truyền dịch) quá đẹp. Nhựa này tốt cực kì. Mấy cái dây truyền trắng tinh đấy, nó là nhựa TP. Chỗ mua về chủ yếu là công ty nhựa thôi.
.
Tức là họ thua mua nhựa của mình rồi về tái chế lại?
– Nhân viên nam: Đúng.
.
Chứ không phải là họ xử lý rác thải?
– Nhân viên nam: Không, rác thải khác thì là công ty môi trường xử lý. Họ ký hợp đồng với bệnh viện chứ không ký trực tiếp với các khoa. Công ty môi trường thì tôi không liên hệ, chỉ liên hệ với những người thu gom nhựa (ống truyền, xi lanh) kia thôi.
Tức là với rác thải là nhựa như ống truyền thì xử lý chính vẫn ở đây?
– Nhân viên nam: Vẫn ở đây. Họ đến cân (mua), họ đem về, lại khử khuẩn theo cách của nó. Nó lọc, phân loại, chai cồn, chai nước muối, chai nhựa mềm, nhựa cứng, nhựa màu… Nhựa đấy đem về tái chế, nấu thành nhựa hạt, xuất đi các doanh nghiệp, muốn làm gì thì làm.
.
Những chai, lọ thủy tinh thì làm thế nào?
– Nhân viên nam: Chất thải rắn đấy thì chủ yếu do Cty Urenco 10 xử lý, chúng tôi chỉ tận dụng những cái có khả năng tái chế thôi.
.
Còn những cái chốt cắt ra từ ống truyền thì để làm gì?
– Nhân viên nữ: Vứt đi chứ làm gì? Nó không mua cái này. Đây là nhựa cứng.
– Nhân viên nam: Vẫn có những cơ sở tư nhân họ thu mua đấy.
.
Rác thải y tế ở đây một ngày có nhiều không?
– Nhân viên nam: Ở đây, bình thường cái rác vàng, tức là rác thải lây nhiễm, thì mỗi ngày ngày cỡ 1 tấn rưỡi. Chưa tính chai truyền với các thứ linh tinh, chủ yếu toàn bơm tiêm. Bơm tiêm mình lọc ra, dây truyền cũng lọc ra. Những cái đó mình tôi với bà H (nhân viên nữ) làm hết… Nếu chỉ tính bơm tiêm thì một ngày phải đến cả tạ, dây truyền dịch thì 50kg.
.
Ngày nào chị cũng xử lý những ống truyền dịch đầy máu me thế này?
– Nhân viên nữ: Ngày nào cũng xử lý, quen rồi. Tôi làm lâu rồi, mười mấy năm nay rồi.
.
Dây truyền dịch thì cắt, ống tiêm thì xử lý thế nào hả anh?
– Nhân viên nam: Phải xay để đãi, cho nó hết những cái đầu cao su đen đen đi. Xay để 1 là gọn, đỡ chật kho. 2 là khách hàng yêu cầu. Nếu không xay thì chở mất 3 ôtô, xay thì chỉ mất 1 ô tô thôi. Toàn bơm tiêm không gì khác, đây toàn bơm tiêm đã làm biến dạng. Ống tiêm thì khi mình xay, ngâm javen khử khuẩn xong thì nhìn cái nhựa nó trắng muốt. Cũng như cái dây của bà H, cắt ra ngâm giaven, chiều vớt lên là nó trắng. Mình mà không làm thế là nó hôi hám, bốc mùi, vi khuẩn nhiều. Như bơm tiêm của anh là phải hấp diệt khuẩn, nó an toàn (!?). Nhưng ra môi trường thì “bọn” cảnh sát môi trường nó túm được nó phạt ngay. Xay ống tiêm với cắt ống truyền cái chính là để làm biến dạng nó đi, chứ để nguyên, ra ngoài người ta bắt được thì phạt chết.
.
//

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

Truyện ngắn THANH THƯƠNG HOÀNG - Vũng Lầy!

Vũng Lầy

Ðang đi trên đường Lê Lợi, chỗ gần chợ Bến Thành, cùng với một người bạn, bỗng có kẻ bất thình lình cầm tay ông Úy níu lại. Giật mình ông Úy dừng bước và quay nhìn: đó là một gã ăn mày tuổi ngoài trung tuần, râu tóc xồm xoàm áo quần lếch thếch nhưng không đến nỗi rách rưới. Gã ăn mày không đợi "thí chủ" hết ngạc nhiên, nói liền: "Xin ông bạn Việt kiều giúp cho người anh em khốn khó vài tờ !".
Truyện ngắn THANH THƯƠNG HOÀNG
 - Ðây là lần thứ hai ông cựu Trung úy Võ Trung Úy, nguyên Ðại đội trưởng Ðại đội X thuộc Tiểu đoàn Z trấn giữ mặt trận Long Khánh cho tới ngày chót được lệnh rút lui, đi Việt Nam. Lần này, không còn lo lắng sợ hãi như lần trước nữa nên ông đi một mình thăm ông già đang bị bệnh nặng, để bà vợ ở lại Mỹ. Hơn nữa bà còn phải trông coi cửa hàng ăn không thể giao phó cho người khác. Không biết cái tên Trung Úy do ông già ông đặt có phải là tiền định không mà sau mấy năm đeo mãi cái lon Trung úy, khi tới lúc sắp được lên lon Ðại úy thì... đứt phim!
Sau khi bệnh trạng ông già có phần thuyên giảm, ông Võ Trung Úy mới có chút thì giờ đi dạo phố phường.Thành phố Saigon bây giờ đổi khác hơn mấy năm trước nhiều. Thiên hạ tưng bừng trưng diện ăn chơi đủ mốt đủ kiểu, chẳng thua kém gì bọn thanh thiếu niên ăn chơi bên nước Mỹ. Bỗng ông Úy nhận thấy một điều mà lần trước có lẽ ông không để ý tới hoặc "nó" chưa phát triển một cách "tiến mau tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa" như bây giờ. Ðó là "giai cấp ăn mày". Trước đây, theo Các Mác, trong xã hội tư bản có giai cấp công nhân vô sản, nay trên con đuờng phát triển đi lên xã hội chủ nghĩa, giới ăn mày (còn nghèo hơn những người thuộc giai cấp công nhân vô sản nhiều) phát triển rất nhanh, rất mạnh từ đầu đường xó chợ tới chốn thôn quê. Khắp đâu đâu cũng đầy rặc ăn mày nên vô hình trung một giai cấp mới đã tự phát và hình thành trong xã hội chủ nghĩa: giai cấp ăn mày!
Ðang đi trên đường Lê Lợi, chỗ gần chợ Bến Thành, cùng với một người bạn, bỗng có kẻ bất thình lình cầm tay ông Úy níu lại. Giật mình ông Úy dừng bước và quay nhìn: đó là một gã ăn mày tuổi ngoài trung tuần, râu tóc xồm xoàm áo quần lếch thếch nhưng không đến nỗi rách rưới. Gã ăn mày không đợi "thí chủ" hết ngạc nhiên, nói liền: "Xin ông bạn Việt kiều giúp cho người anh em khốn khó vài tờ !". Ông Úy giận lắm. Ăn mày gì mà chơi kiểu cha vậy. Ông giật tay và cất bước trong khi người bạn đi bên tủm tỉm cười: "Anh bạn bình tĩnh! Chuyện này ở đây diễn ra như cơm bữa!". "Nhưng ít ra chúng nó cũng phải tỏ vẻ lễ độ!". "Xin ông bạn Việt kiều bớt nóng, cảm thông bố thí cho anh em nhờ ! Lễ độ hay không, chuyện nhỏ.". Tiếng gã ăn mày nổi lên phía sau, sát bên ông Úy. Thì ra gã vẫn chưa chịu bỏ cuộc. Và theo bước gã còn một tên ăn mày nữa. Tên này chống nạng gỗ, mặc bộ đồ bộ đội Bắc Việt mầu xanh lá cây đã bạc phếch, và đầu vẫn đội chiếc nón cối cũ bẩn cũng như chủ nó. Cả hai trông chưa đến nỗi ốm yếu tới độ sắp chết đói mà trái lại còn có phần dữ tợn đe dọa. Người bạn đi cùng ông Úy vội kéo nhanh ông bước như chạy, nói: "Thôi ông ơi, tránh hủi chẳng xấu mặt nào, hơi đâu giằng co với bọn nó. Ðến công an bọn nó còn cóc sợ huống chi bọn mình! Giai cấp mới đang lên mà!". Về nhà suốt buổi tối ông Úy bị ám ảnh mãi hình dạng và lời lẽ của gã ăn mày. Bất chợt ông thấy khuôn mặt gã có vẻ quen quen như gặp đâu nhiều lần. Ông cố lục tìm trong trí nhớ, trong dĩ vãng mãi mà vẫn không nhận ra con người ăn mày có vẻ quen quen này. Ðêm đó ông Úy trằn trọc không ngủ được. Sáng hôm sau ngồi uống trà với ông già, ông Úy biết thêm nhiều chuyện về "giai cấp ăn mày". Ở miền Bắc, miền Trung nhiều Làng, nhiều Xã kéo cả vào Nam ăn mày. Bố ăn mày, mẹ ăn mày, con ăn mày. Toàn gia ăn mày. Cả họ ăn mày. Ðời sống của họ đôi khi còn "huy hoàng" hơn giai cấp công nhân vô sản nhiều. Người ta không còn có mặc cảm nhục nhã khi phải ngửa tay xin tiền bố thí nữa mà nhiều lúc còn hãnh diện. Họ xin tiền khách qua đường không cho họ chửi liền. Họ lên án xã hội. Họ chửi cái xã hội đã biến họ thành nạn nhân, thành những kẻ khốn cùng. Họ chẳng còn gì để mất kể cả sự sống nên họ hết sợ. Khuôn mặt gã ăn mày hôm trước cứ ám ảnh ông Úy mãi đã thôi thúc ông đi tìm gặp lại gã. Ông không mất công tìm kiếm lâu. Hôm nay gã ăn mày không chạy bám theo khách nữa. Gã cùng gã ăn mày bận bộ đồ bộ đội ngồi trước một Nhà hàng ăn, vẫn ở cuối đường Lê Lợi gần chợ Bến Thành. Ngoài hai gã ra cũng còn dăm bẩy "đồng nghiệp" của gã. Nhưng những người này ngồi hơi xa cửa ra vào Nhà hàng. Nhà hàng có vẻ có nhiều món "đặc sản" nên bà con Việt kiều đến khá đông. Khi ông Úy tới giáp mặt gã ăn mày mà gã vẫn tỉnh khô coi như chưa hề gặp. Có lẽ gã quên ông rồi. Ông Úy cất tiếng: "Chào người anh em!". Gã ăn mày ngước nhìn: "Ðồng chí Việt kiều chào tôi hả?". "Ủa, mới hôm qua gặp nhau quên rồi sao?". Gã mặc bộ đồ bộ đội ngồi bệt dưới đất cạnh gã, nhận ra trước: "A! ông anh bữa qua bọn mình xin tiền đéo cho lại còn nói sỏ đây mà! Hôm nay ông anh nổi máu từ tâm muốn bố thí cho hai thằng này hả?". Lúc đó gã ăn mày mới như chợt nhớ ra à lên một tiếng và nói tiếp: "Thì ra là lão Việt kiều keo kiệt bữa qua. Thế nào người anh em? Phát cho vài tờ xanh xem nào". Ông Úy lặng lẽ nhìn gã ăn mày vài phút mới nói: "Tôi trông anh quen lắm!". Gã ăn mày phá lên cười: "Ha ha! Thì cứ nhận đại là quen đi! Quen thằng ăn mày có khó khăn gì mà phải mầu mè! Thế đằng ấy trước có đi lính không? Lính Cộng hòa ấy mà! Tớ là lính thứ thiệt chứ không phải thứ dởm lợi dụng sắc áo mầu cờ để ăn xin ăn mày đâu nhé! Trước tớ là đơ dèm củ bắp. Tớ bị thương trong trận đánh cuối cùng ở Long Khánh". Quay sang gã ăn mày mặc bộ đồ bộ đội, gã nói tiếp: "Thằng này cũng ở mặt trận Long Khánh nhưng nó là..vi ci". Gã bạn tiếp lời ngay: "Là bộ đội, là chiến sĩ đi B giải phóng miền Nam đã để lại chiến trường một cái chân và một con mắt làm kỷ niệm!". Gã ăn mày tiếp lời: "Còn tớ thì đi đứt một khúc ruột và cánh tay trái. Ðấy, nó cụt tới tận vai đấy!". Gã vén ống tay áo cho ông Úy coi chỗ cánh tay cụt. Ông Úy không nhịn được tiếng thở dài. Ông hỏi: "Thế bạn trước ở đơn vị nào?". Gã ăn mày trả lời liền: "Quên cha nó rồi!". Bỗng gã bất ngờ nổi quạu: "Thôi ông nội! Có bố thí đồng nào thì bố thí đi, chứ cứ đứng cà kê dê ngỗng mãi, còn để người ta kiếm ăn chớ !". Trong khi ông Úy hậm hực bỏ đi còn nghe tiếng gã ăn mày bận bộ đồ bộ đội chửi với theo: "Cái ngữ này dám Việt kiều rởm, vờ vĩnh nhận vơ bạn bè để mai mốt gạ xin nhập bọn đây! Mẹ đời đa sự!". Sau câu nói gã nhổ bọt đánh toẹt một cái. Rồi gã vụt đứng dậy chống nạng chạy theo một bà – vận bộ đồ có vẻ Việt kiều từ trong Nhà hàng bước ra – "Bà ơi, xin bà thông cảm... Nhờ ơn đảng chúng tôi mới trở thành những kẻ khốn cùng..!".
Mấy hôm sau ông Võ Trung Úy tình cờ gặp một bạn cũ từ Mỹ về. Anh này trước cùng đơn vị với ông mang cấp bậc Thiếu úy Trung đội trưởng. Hai người gặp lại nhau một đôi lần ở Mỹ, vì mỗi người sống một Tiểu Bang. Sau câu chuyện hàn huyên, người bạn nói: "Niên trưởng còn nhớ thằng Lâm nhắng trong đơn vị mình không?". Ông Úy vỗ trán mãi mới nhớ ra: "Ồ, có phải cái thằng lính ba gai luôn chuồn đi chơi gái nhưng đánh giặc rất chì phải không?". "Ðúng rồi đó! Nó bị thương nặng ở mặt trận Long Khánh những ngày cuối cùng. Tưởng chết té ra nó vẫn chì, vẫn còn sống nhăn tới ngày hôm nay. Tôi có xin được một số tiền của anh em cựu quân nhân đem về cho nó. Mấy ngày hôm nay tôi lần theo địa chỉ nó gửi thư sang Mỹ mà tìm mãi không ra". "Nó nói ở đâu?". "Trong một nghĩa địa cũ vùng Ngã Ba chuồng chó". "Người ngợm nó ra sao?". "Có ảnh đây". Ông cựu Thiếu úy móc trong ví ra một tấm hình cũ kỹ mờ nhạt. Nhìn ảnh ông Úy kêu ầm lên: "Ðúng rồi! Thì ra cái thằng Lâm nhắng là nó. Ta đến chỗ nó "hành nghề" ngay đi!". "Thì ra niên trưởng đã gặp nó? Nó bây giờ làm nghề gì?". "Cứ đến gặp sẽ biết".
Buổi tối hôm đó tại một quán nhậu bình dân ở một khu xóm ngoại ô tồi tàn có ba người khách vừa ăn uống vừa chuyện trò rôm rả. Ðó là hai "ông Việt kiều": ông cựu Trung úy Ðại đội trưởng, ông cựu Thiếu úy Trung đội trưởng và ông cựu lính cộng hòa "đơ dèm củ bắp" đang hành nghề ăn xin ăn mày. Ông cựu Trung úy hỏi: "Bây giờ có khoản tiền ngoại viện rồi cậu có tính làm lại cuộc đời không?". "Làm lại thế nào?". Lâm nhắng hỏi. Ông cựu Thiếu úy đáp: "Tức là thôi nghề ăn xin ăn mày này mần nghề khác lương thiện hơn". Bỗng Lâm nhắng đặt mạnh ly bia đang uống xuống bàn, trợn mắt nói: "Hành nghề ăn mày ăn xin đâu có gì xấu xa. Phải nói đó là những con người lương thiện! Ăn mày ăn xin còn hơn ăn cắp ăn trộm đục khóet của công, ăn thịt người sống lẫn người chết! Chúng tôi bị dồn tới bước đường cùng mới phải ngửa tay xin ăn thiên hạ. Còn bọn chúng nó là bọn bất lương buôn dân bán nước! Thử hỏi như vậy ai đáng trọng hơn ai, ai đáng khinh hơn ai!". "Nhưng tôi thấy hành nghề này vất vả quá, bấp bênh quá, sống ngày nào biết ngày ấy!". Ông cựu Trung úy nói. Lâm nhắng bỗng cất tiếng cười lớn: "Ha, ha! Thưa niên trưởng! Ngài cũng thừa biết bọn tôi hành nghề này là chửi cha vào mặt chế độ này. Chúng nó đã lãnh đạo đất nước tiến mau tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa bằng cách làm cho cả triệu người trở thành bần cùng hết kế sinh nhai phải đi ăn xin ăn mày. Ðây là một sự lên án nặng nề bọn cầm quyền mà chúng tôi là những nhân chứng sống! Chế độ này còn tồn tại thì chúng tôi còn tiếp tục đi ăn xin ăn mày cho tới khi cả nước trở thành ăn xin ăn mày. Và bây giờ hình như cả nước đang bước vào con đường này rồi đấy! Chúng tôi chẳng có mặc cảm gì hết. Ðừng phiền trách chúng tôi! Và cũng đừng diễn trò đạo đức giả với chúng tôi!". Trong lúc ba người đang bức bối vì "vấn đề đặt ra" thì gã ăn mày bận bộ đồ bộ đội chống nạng bước vào. Mùi hôi hám từ cơ thể gã tỏa ra làm hai "ông Việt kiều" nhăn mặt. Lâm nhắng nói: "Ngồi xuống đây em, uống bia nhé! Ðồ nhậu đó cứ tự nhiên". Quay lại phía hai chiến hữu cũ, gã nói tiếp: "Thằng này là bộ đội chính cống từ miền Bắc vào giải phóng miền Nam. Bọn nó đụng với đơn vị mình ở mặt trận Long Khánh những ngày sau cùng đấy, hà hà bố khỉ!". "Sao hai người lại gặp nhau, quen nhau?". Ông Úy hỏi. "Thì gặp nhau trong cùng chí lớn là đi ăn xin ăn mày, khách đồng điệu mà! Thế là quen nhau rồi thân nhau. Trước đó tôi với nó đã đập lộn một trận vì cái trò "Nam Bắc phân tranh" đấy!". Thấy câu chuyện vui vui có vẻ hấp dẫn, ông Úy cười nói: "Cậu có thể kể bọn tôi nghe việc đập lộn vì cái trò Nam Bắc phân tranh được không?". "Ðược chớ !". Uống ngụm bia, có lẽ để nhấp dọng, Lâm nhắng bắt đầu kể.
"Sau một thời gian tập sự "hành hiệp giang hồ" trong Cái Bang *, trở thành đệ tử chính cống của lão giáo chủ Hồng Thất công, tôi phải ra tay đánh đông dẹp bắc mãi mới trở thành Cái Bang bốn túi chiếm cứ được vùng đắc địa (chỗ niên trưởng gặp bữa trước đó). Sở dĩ gọi là vùng "đắc địa" vì đó là nơi bọn Việt kiều, bọn cán lớn cán nhỏ và dân áp phe hay lui tới ăn nhậu. Ðối với bọn họ vài ngàn bạc bỏ ra bố thí có nhằm nhò gì, còn hơn là cứ để bọn Cái Bang theo sau lải nhải nói năng sỏ siên, kể cả dọa dẫm. Vì chỗ đất béo bở vậy nên có nhiều ruồi bu, mật ít ruồi nhiều mà! Thế là phải mở những cuộc tranh hùng thanh toán nhau giữa đồng nghiệp, tuy không đẫm máu nhưng cũng sứt đầu mẻ trán mãi tôi mới làm trùm lãnh địa này. Thằng bộ đội này, Lâm nhắng chỉ vào gã cựu bộ đội đang nhồm nhoàm nhai một cái đùi gà, nó mò tới quyết ăn thua đủ với tôi. Tôi là "độc thủ đại hiệp", còn nó mới thuộc típ "độc cước tiểu hiệp", tướng một giò thêm độc nhãn địch sao nổi lại tướng hai giò đầy đủ lưỡng nhãn. Qua mấy hiệp nó đánh không lại tôi, nó thua nó bèn dùng chưởng miệng (nghề của bè đảng nó mà!) chửi tôi là lính ngụy, là thế nọ thế kia. Tôi chửi lại nó "quân Bắc kỳ bẻo, đểu cáng". Rồi nó cứ luôn rình rập phá đám tôi hoài. Nổi hung tôi định giở trò đấm đá thì nó bỏ chạy. Thấy mình nguôi nguôi nó lại sáp lại chọc phá đám, không để yên cho mình làm ăn. Bọn ăn mày ở đây ai cũng căm ghét quân Bắc kỳ cục. Chúng nó đổ tại bị bọn này giải phóng nên mới phải đi ăn mày. Một hôm tôi hỏi nó: "Tao thua tao phải đi ăn mày. Mày thắng tại sao mày cũng đi ăn mày?". Nó đốp chát liền: "Tao với mày cả hai thằng đều thua cả nên mới trở thành ăn mày. Tao mất cái chân, mày mất cái tay coi như huề. Chúng nó mới là kẻ thắng!". "Chúng nó là ai?". Tôi hỏi. "Là bọn đồ tể hiện đang ngồi ngất ngưởng những chỗ cao nhất nước hưởng thụ xương máu bọn tao đó!". Nói xong nó bỗng òa khóc như con nít. Tới đây Lâm nhắng ngừng nói quay nhìn gã cựu bộ đội ăn mày xem phản ứng. Thấy gã vẫn thản nhiên ăn uống như không có chuyện gì xẩy ra. Có lẽ lâu lắm rồi gã mới được ăn uống một bữa khoái khẩu hả hê như vậy. Lâm nhắng vui vẻ tiếp tục kể: "Giải phóng miền Nam xong, nó cũng được đảng "giải phóng" cho về quê.nghỉ luôn. "Ngày trở về. anh bước lê.. trên quãng đường đê..." (Lâm nhắng nói như hát). Về tới làng xưa xóm cũ thì bố mẹ đều chết hết, còn cô vợ yêu quý nay đã trở thành bà Xã đội trưởng. Thế là mất tất cả. Hận đời hận tình, nó bỏ vào Nam. Chẳng có nghề ngỗng gì anh chàng trở thành đệ tử của Lão tổ Cái Bang Hồng Thất công. Một hôm ngồi mãi không thấy ai thẩy cho nó một đồng trong khi đó bà con Việt kiều biết tôi là lính cũ cho tiền ào ào, nó chửi đổng: "Ðịt mẹ, cùng là kẻ thua cả mà vẫn còn trò phe phái, ngụy bênh ngụy, ngụy giúp ngụy. Còn thằng này lỡ làm lính bắc kỳ cộng sản thì tẩy chay thì bỏ mặc. Kỳ thị đến thế là cùng! Thế mà luôn mồm bầu ơi thương lấy bí cùng.." "Nhưng rồi chính các đồng chí của nó cũng tẩy chay, cũng kỳ thị, cũng bỏ mặc và còn hắt hủi nó nữa. Bữa đó có mấy trự có vẻ là quan to tới ăn uống. Khi các quan ra về thằng ăn mày cựu bộ đội Bắc kỳ chạy theo tả oán xin xỏ. Chẳng những không được bố thí nó còn bị các quan mắng như tát nước vào mặt là quân phá hoại, tiêu cực, bôi bác, bêu riếu chế độ, nên tóm cổ quẳng vào trại cải tạo! Thế là nó nổi giận chẳng còn nể nang sợ hãi gì nữa. Nó văng tục chửi thẳng vào mặt các quan, nào là "bọn phản bội" nào là "quân chó má uống máu ăn thịt chiến sĩ đồng bào" nào là "hãy trả lại chúng tao những cánh tay, những cái chân và cả triệu người chết...". Thế là nó bị mấy thằng bảo vệ đi theo các quan tẩn cho một trận thừa sống thiếu chết. Nó bò lê bò càng trên hè phố mà miệng vẫn không ngừng chửi bới nguyền rủa. Tôi thương nó bắt đầu từ đấy".
Trở về Mỹ cả tháng mà ông cựu Trung úy Võ Trung Úy vẫn còn băn khoăn thắc mắc trăn trở về hai gã ăn mày từng là lính của hai chế độ. Ðúng họ là những kẻ thua và mãi vẫn còn thua. Và bây giờ làm sao họ đòi lại được những cánh tay, những cái chân, những con mắt đã bị mất nơi chiến trường để biến họ thành con người như ngày hôm nay? Ông cựu Trung úy Võ Trung Úy bất chợt nghĩ tới bốn chữ "Tổ Quốc Ghi Công". Tổ quốc nào ghi công những người cựu chiến binh ăn mày này đây?
THANH THƯƠNG HOÀNG

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016

FB Trương Nhân Tuấn - Giải tán Đảng Cộng sản Việt Nam thế nào...!

Giải tán Đảng Cộng sản Việt Nam thế nào để đất nước không bị hao tổn?

FB Trương Nhân Tuấn
29-12-2015

Đi lên kẹt núi, trở lại kẹt sông. Phe thân Tàu lên thì đất nước vô vòng bắc thuộc. Phe X lên (nghe nói thân Mỹ mà không thấy chứng minh), đất nước sẽ sa vào cảnh độc tài gia đình trị cùng với băng đảng mafia. Đâu là giải pháp có lợi nhứt cho đất nước và dân tộc Việt Nam ?
Mấy năm nay tôi đã dự đoán được cái cảnh « cá đối bằng đầu », không ai phục ai trong đảng, cho nên đã đưa ra một phương pháp để giải quyết nhằm tránh việc đất nước sụp đổ vì khủng hoảng lãnh đạo.

Đảng CSVN trước sau gì cũng phải giải tán. Đất nước VN dù sớm dù muộn, cũng sẽ được dân chủ hóa. Vấn đề là giải tán đảng thế nào để đất nước không bị hao tổn.

Thuợng sách là ông Trọng tuyên bố giải tán đảng. Ông Trọng, sẽ được lịch sử ghi nhận là người có công đầu trong công cuộc dân chủ hóa đất nước. Ông Trọng và phe (bảo thủ) trong đảng có thể thành lập đảng (thí dụ đảng xã hội). Phe ông X sẽ lập ra đảng X. Phe không theo ai, có thể lập ra đảng « dân chủ xã hội ».

Trung sách là hai phe (bảo thủ và cấp tiến) bất phân thắng bại trong đại hội kỳ tới. Điều này có nghĩa là « tẩy » của các bên bị đối thủ « lật » lên. Mặt mày ai cũng nhơ nhuốc. Sẽ đưa đến tình trạng không ai nhìn mặt ai. Chắc chắn sẽ đưa đến tình trạng « lưỡng bại câu thuơng ». Đảng vì vậy cũng phân chia mà trong tình trạng này nhân sự của đảng phân hóa như nồi xà bần. Các phe cũng sẽ thành lập đảng, cũng tranh dành quyền lực. Hậu quả sẽ đưa đến việc bất ổn thường trực. Đảo chánh, chỉnh lý… có thể xảy ra mà việc này sẽ làm cho VN lệ thuộc vào nước ngoài.

Hạ sách là một phe dựa vào thế lực ngoại bang, (thí dụ phe bảo thủ dựa vào TQ), phe kia chắc chắn sẽ đảo chánh. Dĩ nhiên quân TQ sẽ đổ vào để cứu giá. Đất nước có nguy cơ chia đôi.

Nếu các bên có giải pháp trung dung, úm ba la bốn ta cùng ngồi lại, vũ như cẩn, thì chắc chắn sẽ có một cuộc cách mạng. Những đảng viên trẻ ở lứa tuổi thay thế không thể khoanh tay nhìn mấy ông già tiếp tục ngồi, trong khi mấy ông này tài cán không ra gì mà lại còn tham nhũng thối nát.

Bằng không, nồi xúp de trong xã hội ngày càng tăng áp suất. Đến một lúc nào đó sẽ bùng nổ, xã hội loạn lạc, máu chảy đầu rơi. Đây là tình huống tệ hại nhứt. Đảng CS sẽ đi vào quá khứ bằng cái quan tài, hay bằng « thuyền hoa trên sông máu ». Đất nước sẽ rơi vào hỗn loạn, 12 sứ quân mà mỗi sứ quân được một ngoại bang chống lưng.
Tôi cũng có thêm một ý kiến, không phải cho phe CS, mà cho « phe dân chủ ».
Đó là « hướng dẫn dư luận » thì đừng hướng dẫn để người ta vào tù. Hướng dẫn dư luận, trong chừng mực là làm cho người ta ý thức được những vấn đề của đất nước.
Tôi thấy một số tổ chức « năng nổ » ở hải ngoại, luôn hướng dẫn để người ta vô tù. Mục đích của họ là vậy hay do mù tịt về đường lối tranh đấu ? Dầu thế nào, việc này cần phải chấm dứt.

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

"Hội nghị Thành Đô" - chuyện cũ, nhưng hậu quả không cũ!

From: G. Tran chuyển tiếp.


VỀ HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ
.
Chu chi Nam và Vũ văn Lâm
.
Từ khi xẩy ra Hội nghị Thành Đô vào ngày 3 và 4/tháng 9/năm 1990 tới nay, cộng sản Việt Nam không ngừng dâng đất, nhượng biển và qụy lụy Trung cộng. Từ đó có người cho rằng đây là một hội nghị bán nước.
Có phải thế không ?
 
Chúng ta cùng nhau xem xét vấn đề.

I )  Tình hình thế giới cộng sản trước Hội nghị Thành đô
.
-         Tình hình tại Liên sô
.
Tình hình Liên sô trước Hội nghi Thành đô 1990 là một tình hình: kinh tế thì đổ nát, chính trị thì không những dân, mà chính giới lãnh đạo, từ dưới lên trên, phần lớn hết tin tưởng vào chính quyền, vào đảng Cộng sản. Bắt đầu bằng Brejnev, Tổng bí thư, trước khi chết, đã phải than lên: « Xã hội chủ nghĩa gì mà 1/3 xe chạy ngoài đường là ăn cắp săng của công, 1/3 bằng cấp là bằng cấp giả, công chức đến sở làm việc là đến cho có mặt, sau đó thì đi coi hát hay làm việc riêng. » Thêm vào đó, khi Brejnev chết, hai ông già lên thay, vừa bệnh hoạn, vừa chết sớm, Andropov, cầm quyền từ 1983 tới 1984, Tchernenko, lên thay, nhưng chỉ mấy tháng sau thì bệnh nặng, không thể cầm quyền, thực quyền ở trong tay Gorbatchev, cho  tới khi Tchernenko chết, Gorbatchev lên ngôi chính thức vào năm 1985.
.
Gorbatchev nhận một gia tài cộng sản đổ nát, muốn cải tổ, tuy nhiên lúc đầu ông còn thận trọng, chỉ dùng những biện pháp nhỏ, như đưa ra những đạo luật xử phạt mạnh tham nhũng hối lộ, cấm dân nghiện rượu, cấm công chức bỏ giờ làm việc, và đồng thời cho xe đi hốt những người dân chán nản, thất vọng, uống rượu nằm đầy đường, bắt những công chức trong giờ làm việc mà lại có mặt ở những tiệm rượu hay những nhà hát. Nhưng những biện pháp này không đi đến đâu, tham nhũng hối lộ vẫn lan tràn, dân vẫn mất tin tưởng, vẫn uống rượu, không có rượu thì pha chế với alcool để uống, kinh tế vẫn đình trệ. Thêm vào đó, những quốc gia bị Nga hoàng và Lénine sát nhập vào Nga, bắt đầu nổi lên đòi tự trị. Đấy là chưa nói đến những vùng bị đe dọa bởi nạn đói. Đến nỗi Gorbatchev, sợ phải than lên:« Tiếng kêu của song chảo, nồi niêu còn ghê sợ hơn tiếng súng đại bác và xe tăng. »
 
Người xưa có nói: « Họa vô đơn chí. Phúc bất trùng lai « (Tai họa không đến một lần. Phúc không trở lại lần thứ hai). Tình trạng quốc gia xã hội thì đã như vậy, đùng một cái, ngày 25/4/1986, nhà máy nguyên tử Tcherbobyl bị nổ. Đây là nhà máy được Liên sô xây vào năm 1977, khánh thành năm 1983, tại phía bắc thủ đô Kiev của nước Ukraine ngày hôm nay. Nhà máy nguyên tử này nổ ra mới cho dân và thế giới thấy tình trạng tồi tệ của nước Liên sô về hạ tầng cơ sở. Để chữa cháy, ngăn cản phóng xạ thoát ra ngoài, người lính không có một bộ đồ mặc chống phóng xạ, họ phải dùng những chiếc áo mưa. Lúc đầu, cơ quan cấp dưới còn dấu diếm, nhưng sau không thể, phải báo cáo lên cấp trên, tới Gorbatchev.
 
Từ lúc này Gorbatchev mới thấy không thể dùng những biện pháp cải tổ nhỏ, mà phải cải tổ sâu rộng, nên đã đưa ra :
-         Chính sách Trong sáng ( Glasnost ), cấm cơ quan cấp dưới che dấu sự thật, phải làm những bản tường trình trong sáng, nói lên sự thật.
-         Chính sách tái cấu trúc ( Pérestroika), để được như vậy, thì phải tái cấu trúc guồng máy quốc gia, cách chức những công chức tham nhũng hối lộ, bất tài, dựa vào con ông cháu cha mà được lên chức, từ từ thực hiện bầu cử tự do, cho phép đối lập hoạt động, báo chí được quyền nói lên sự thật.
 
Có người tố cáo Gorbatchev là người của CIA, Cơ quan tình báo Hoa kỳ, gài vào để làm sụp chế độ cộng sản. Thực ra không phải vậy. Không có một bằng cớ, một tài liệu nào chứng tỏ ông là người của CIA. Ông chỉ muốn cứu và cải tổ một chế độ không thể cải tổ được mà chỉ có thay thế; và con đường ông đi là con đường tất yếu của lịch sử, nếu muốn nghĩ đến dân, đến nước, nếu muốn theo kịp đà tiến bộ của nhân loại.
.
Thực vậy, căn nhà xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên một nền móng sai lầm là lý thuyết Mác Lê. Marx chủ trương bãi bỏ quyền tư hữu, đấu tranh giai cấp. Bãi bỏ quyền tư hữu có nghĩa là bãi bỏ một nguyên động lực chính thúc đẩy con người làm việc, đưa xã hội cộng sản lâm vào cảnh « Cha chung không ai khóc. Nhà chung không người chăm sóc. Ruộng chung không ai cày. » Người dân đến hợp tác xã là để có mặt, làm việc cho lấy có, mang tâm trạng «  Ta làm việc nhiều cũng chỉ lãnh lương như người làm ít hay không làm. » Đã từ lâu, những máy cày, xe cộ của hợp tác xã, bị bỏ mục nát ở ngoài đồng. Số khoai lang đào được, 1/3 để hư thối ở ngoài đồng, 1/3 hư thối vì chuyên chở và bảo trì không cẩn thận ở trong kho.
.
Ông Jegor Gaida, người đã từng làm Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng bộ kinh tế thời Tổng thống Boris Eltsine, thì cho rằng sở dĩ có sự sụp đổ của Liên sô là vì khí đốt và dầu hỏa, trong một quyển sách ông viết sau khi không còn tại chức. Theo ông, vào những năm 70, giá khí đốt và dầu hỏa tăng, Liên sô là quốc gia xuất cảng 2 thứ này, nên nguồn thâu nhập tăng. Chính vì vậy mà suốt thời Brejnev làm Tổng bí thư từ năm 1964 tới năm 1983, Liên sô không những chạy đua vũ khí với Hoa kỳ, làm ông chủ thầu, đặt vũ khí ở những nước đàn em, như Ba lan thì sản xuất tàu thủy, Đông Đức thì sản xuất xe tăng, Tiệp khắc thì sản xuất súng AK47 v.v… Nhưng đến những năm 80, thì giá khí đốt và dầu bắt đầu giảm, khiến phần thu nhập của Liên sô cũng giảm, lôi theo các nước đàn em.
.
Phần nhận xét này của ông Gaida không phải là không đúng, nhưng nó chỉ là một phần và có tính cách ngắn hạn. Một đế quốc, một triều đại sụp đổ tất nhiên là đến từ nhiều nguyên nhân: nguyên nhân gần, nguyên nhân xa, nguyên nhân trung hạn, nguyên nhân thật xa.
 .
Nguyên nhân sụp đổ thật xa của của Liên sô bắt đầu từ nền tảng triết học của Marx, như trên đã nói là chủ trương bãi bỏ quyền tư hữu.
 .
Nguyên nhân trung hạn đó là tư tưởng của Lénine lập nên nhà nước độc đảng, độc tài, áp dụng lý thuyết không tưởng của Marx, trong những đợt đánh tư bản mại sản, giết chết hết giai tầng trung lưu.
 .
Chính Boris Eltsine, đã từng là người cộng sản, Uỷ viên Bộ Chính trị, phải than lên khi ông làm Tổng thống xứ Nga: « Nước Nga đã không còn giai tầng trung lưu, giai tầng năng động và là xương sống của xã hội. Đâu còn những con người tháo vát, chỉ cần tay cầm một con dao lớn, đi vào rừng, rồi tạo nên tất cả, nhà để ở, ruộng để cấy lúa, đất để trồng trọt, không những nuôi sống thân mình, gia đình mình, mà còn những gia đình khác. »
 .
Ngoài ra còn nhiều những nguyên nhân khác, như Chiến tranh lạnh, Hoa kỳ nhằm đánh cộng sản, dụ Liên sô vào một cuộc chạy đua vũ trang, lâm vào cảnh kẻ nghèo thi đua tiêu tiền với kẻ giàu.
Từ đó mang lại những nguyên nhân gần, tham nhũng, hối lộ, dân mất hết tin tưởng vào Đảng Cộng sản và chính quyền, trước cuộc sống khó khăn, càng ngày càng bế tắc, dân sinh ra nghiện rượu.
.
Thế giới trước năm 1990 còn bị đè nặng dưới áp lực của Chiến tranh lạnh, gồm 2 khối : Khối cộng sản lãnh đạo bởi Liên sô, mặc dầu có sự tranh quyền của Trung cộng, Khối tư bản dưới sự lãnh đạo của Hoa kỳ. Vì vậy tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Liên sô có ảnh hưởng trực tiếp không những đối với những nước cộng sản, mà còn đến cả thế giới.
Trong khuôn khổ bài này tôi chỉ xin nói về ảnh hưởng của Liên số đối với Việt Nam, Trung cộng và tất nhiên ảnh hưởng đến Hội Nghị Thành đô 1990.
.
I I )  Tình hình Việt nam sau khi Lê Duẫn chết vào tháng 7/1986, trước Hội nghị Thành đô
.
Có thể nói Lê Duẫn là người cuồng tín theo Liên sô, đúng hơn là theo Brejnev, tự biến Việt Nam thành một con chốt trong bàn cờ tranh hùng tư bản – cộng sản, theo kế hoặch của Brejnev.
.
Brejnev lên chức Tổng bí thư năm 1964, sau khi hạ bệ Khrouschev, ông này bị chỉ trích là đã mềm yếu trước tư bản vì cho rằng « Tư bản mạnh « chủ trương chính sách hòa hoãn với tư bản, quay về sửa sai chế độ cộng sản. Chính vì vậy mà khi lên ngôi Tổng bí thư năm 1953, chỉ ba năm sau, 1956, Khrouschev tố cáo chính sách  tôn thờ cá nhân của Staline, chủ trương bắt tay với Hoa kỳ, «Chung sống hòa bình", «Nguyên tử phục vụ hòa bình".
.
Brejnev hoàn toàn chủ trương ngược lại, cho rằng khối cộng sản không yếu như người ta tưởng, khối tư bản không mạnh như người ta nghĩ, mà ngược lại. Vì vậy ông chủ trương quên đi những khó khăn nội bộ, đẩy mạnh cuộc chiến chống tư bản, sau khi chiến thắng tư bản trên toàn thế giới, lúc đó trở về sửa sai cũng không muộn. Brejnev đã đưa ra một chiến lược gồm 2 kế sách: Thượng sách đẩy mạnh công cuộc chống tư bản ở mọi nơi trên thế giới, đưa đến chỗ tư bản phải sụp đổ tất yếu như lời dạy của Marx. Trung sách, nếu không thì chia đôi thế giới lấy trục Sài Gon, Phnom Penh, Bangkok, Kaboul, Moscou làm giới tuyến, bên này phía đông thuộc về công sản, bên kia phía tây thuộc về tư bản.
.
Chính sách của Brejnev có vẻ hấp dẫn, được đa số trong Trung ương đảng nghe theo, nên có việc hạ bệ Khrouschev vào năm 1964.
Brejnev dùng ba con chốt chính để thực hiện chiến lược của mình : Bên châu Mỹ, Phi châu thì dùng Cuba với Phidel Castro; bên Âu châu thì dùng Đông Đức; bên Á châu thì dùng Việt Nam. Lê Duẫn là con chốt trung thành bậc nhất của Brejnev.
Brejnev sửa sọan thượng sách trong vòng 4 năm và bắt đầu tấn công tư bản, như ở Việt Nam chúng ta thấy có Tết Mậu thân 1968, ở Âu châu và ngay ở Mỹ châu có « Phong trào Hòa bình «, những cuộc biểu tình phản chiến, sinh viên xuống đường, đứng đằng sau là những đảng cộng sản, những trí thức thân tả, bên Phi châu thì có những cuộc đảo chính thân cộng sản như ở Ethiopie v.v…
.
Quả thực lúc đầu có những kết quả ngoạn mục, thế giới tư bản, ngay cả tại Mỹ, có những cuộc biểu tình cả triệu người, thế giới tư bản quả thật bị rung rinh. Tuy nhiên đấy chỉ là kết quả có vẻ ngoạn mục lúc ban đầu, nhưng thế giới tư bản không sụp, mà ngược lại, ngân sách chi phí ra bên ngoài của Liên sô càng ngày càng tăng. Nói như một viên tướng Liên sô lúc bấy giờ:« Những thành quả gặt hái của Liên sô không làm tư bản lay chuyển, mà chỉ là những gánh nặng, những chương mục thêm để Liên sô gửi tiền giúp đỡ. »
Thêm vào đó tư bản, đứng đầu là Hoa kỳ, lại tìm cách khai thác tối đa sự bất đồng giữa Trung cộng và Liên sô. Nên có việc Nixon gặp Mao ở Bắc kinh, ra tuyên bố chung ở Thượng hải năm 1972..
 
Có người nói, thượng sách của Brejnev được thực hiện trong vòng 8 năm, từ năm 1964 tới 1972, thì chấm dứt, Brejnev phải quay ra thực hiện trung sách, chia đôi thế giới, giữ những gì mình đã gặt hái được.
/
Chính vì vậy mà có việc Liên sô gửi quân sang xâm chiếm A phú hãn, ký hiệp ước quân sự với Việt Nam và cộng sản Việt Nam gửi quân qua xâm chiếm Căm bốt năm 1978, để làm giới tuyến cộng sản tư bản Sài Gòn – Phnom Penh – Bangkok – Kaboul – Moscou như vừa nói ở trên.
.
Người khác lại cho rằng thượng sách được kết thúc vào năm 1975, thực ra là vào ngày 1/8/1975, ngày ký Hiệp ước Helsinski, chỉ sau khi quân đội cộng sản xua quân vào cưỡng chiếm miền Nam Việt nam khoảng 3 tháng.
.
Trong khi cộng sản Việt nam mù quáng vui mừng « chiến thắng » và còn có người u mê đến nỗi cho rằng trong tương lai sẽ « gửi quân sang giải phóng Hoa kỳ « , không biết gì đến tình hình thế giới và ngay cả tình hình khối cộng sản, thì Brejnev, một chỗ dựa « vững chắc «  của Lê Duẫn, đã phải lùi bước, đi từ thế công sang thế thủ ở Hội nghị Helsinki, Phần Lan, họp vào cuối tháng 7, gồm các nước Âu châu cộng thêm Hoa kỳ và Gia nã đại. Ở Hội nghị này, Brejnev yêu cầu các nước Âu châu cộng với Hoa kỳ và Gia nã đại công nhận :
1) Biên giới sẵn có của Âu châu, nhất là giữa Liên sô, Ba lan và Đức, lấy sông Oder làm ranh giới, vì vào thời Đệ Nhị Thế Chiến, Staline đã chiếm một phần lãnh thổ của Ba lan, và bù lại thì lại lấy một phần lãnh thổ của Đức sát nhập vào Ba lan ;
2) Yêu cầu thế giới chấp nhận học thuyết Brejnev, theo đó, những nước dưới sự ảnh hưởng của Liên sô chỉ có độc lập giới hạn và Liên sô có quyền gửi quân đến những nước này nếu cần.
.
Ngược lại thế giới tự do yêu cầu Liên sô phải mở cửa kinh tế để buôn bán với các nước tự do, không thể phá sóng những đài tự do chuyển vào thế giới cộng sản, phải thả một số tù nhân lương tâm.
 
Khi tham dự và ký những điều khoản của Hiệp ước Helsinski, có một người tướng của Cơ quan Quân báo Liên sô cho rằng « Liên sô ký Hiệp ước này là đã để cho tư bản chọc thủng phòng tuyến của mình «. Điều nhận xét của viên tướng này cho tới ngày Liên sô sụp đổ, quả không sai.
.
Trở về tình hình cộng sản Việt nam, vẫn u mê với « Chiến thắng «, vẫn nghĩ rằng «  Tư bản đang giãy chết «, «  Cộng sản sẽ toàn thắng trên toàn thế giới «, họ vẫn ở kế thượng sách của chiến lược Brejnev, trong khi ông này đã phải lùi về kế trung sách. Chính vì vậy mà cộng sản Việt nam xua quân sang xâm chiếm Căm bốt năm 1978 và còn hăm he tiến đánh Thái lan. Tuy nhiên cả Liên sô và cộng sản Việt nam, một bên thì bị sa lầy ở Căm bốt, bên kia thì bị sa lầy ở A phú hãn.
.
Đấy là chưa nói đến sự kiện Hoa kỳ và Trung cộng xích lại gần nhau hơn. Đặng tiểu Bình đã trở lại chính quyền năm 1976 và 2 năm sau 1978 nắm thực quyền, đã vội vã sang thăm Hoa kỳ năm 1979, đóng vai một người Hoa Kỳ, đội mũ cao bồi, đi xem đua ngựa. Cùng năm 1979, thì xua quân vượt biên giới « Dạy cho Việt nam một bài học ».
.
Từ ngày Hội nghị Helsinski tới ngày Brejnev chết, tình hình thế giới cộng sản càng ngày càng xấu đi, tại quốc nội cũng như quốc ngoại.
Quốc nội thì nói chung các nước cộng sản, kinh tế càng ngày càng tồi tệ, dân bất mãn, bỏ nước ra đi như ở Việt nam, tại Liên sô thì dân sinh ra nghiện rượu; quốc ngoại thì xẩy ra tranh chấp Việt – Căm bốt, Việt – Hoa, Nga – Hoa. Tranh chấp Nga – Hoa trở nên cao độ. Hoa kỳ lợi dụng tình thế này để chia rẽ thế giới cộng sản.
.
Brejnev chết là một mất mát lớn với cộng sản Việt nam, đặc biệt là với Lê Duẫn, người tuân thủ bất cứ một mệnh lệnh gì và sẵn sàng làm con chốt thí thân cho chiến lược của ông này. Brejnev chết đi, tình hình Liên sô cũng không có gì sáng sủa, hai ông già lên thay, Andropov và Tchernenko, trong vòng 2 năm, cho tới khi Gorbatchev kế vị, rồi thế giới cộng sản Liên sô và Đông Âu sụp đổ. Trong thời gian này thì Lê Duẫn của Việt Nam vẫn cầm quyền cho tới tháng 7/1986.
.
Khi Lê Duẫn chết, người lên kế vị với chức vụ quyền Tổng bí thư là Trường Chinh, vì lúc đó theo thứ tự trong đảng thì đứng đầu là Lê Duẫn, thứ nhì là Trường Chinh, thứ ba là Phạm văn Đồng, Lê đức Thọ đứng mãi thứ 6. Trường Chinh sang Liên sô 2 lần vào tháng 7, tháng 8, mong được sự chấp nhận của Gorbatchev, vì lúc này Gorbatchev đã lên ngôi. Nhưng ông này không chịu, khuyên những người già nên về hưu, nhường chỗ cho những người trẻ. Lợi dùng tình thế này, Lê đức Thọ kéo theo Trường Chinh và Phạm văn Đồng, ba người đều từ chức, về hưu. Nhưng trên thực tế là khi Lê Duẫn chết, con người quyền lực nhất lúc bấy giờ là Lê đức Thọ, vì con người này mặc dầu đứng thứ sáu, thứ bảy, nhưng nắm giữ chức vụ tổ chức nhân sự trong đảng, có nhiều vây cánh, ác ôn côn đồ, gian manh, xảo quyệt, đầu óc bè phái, gia tộc rất mạnh..
.
Mặc dầu rút vào trong bóng tối, nhưng Lê đức Thọ đưa hết tay em của mình vào những chức vụ quan trọng trong đảng và chính quyền:
Nguyễn văn Linh, người từng là tay em của Thọ trong thời gian ở Trung ương Cục miền Nam, nay lên làm Tổng bí thư. Đây là một con người vô nhân cách, không có lập trường chính trị rõ ràng, gió chiều nào theo chiều ấy, hoàn toàn bị khống chế bởi họ Lê, mặc dầu đảng cộng sản đã đánh bóng con người này, cho rằng đây là  con người  «  Nói và Làm « , vì ông có viết báo, lấy bút hiệu là N.V.L., ở báo Nhân dân; hay đây là một con người sáng suốt, bằng cả trăm cả ngàn ngọn nến không kém gì Lê Duẫn. Chúng ta thấy lúc đầu thì Linh chủ trương « Đổi mới «, nhưng sau đó lại đàn áp những nhà đối lập không khác chi thời trước. Điều đáng buồn cho Việt Nam là trong thời gian Hội nghị Thành Đô, thì chính con người vô nhân cách, không có lập trường chính trị này làm Tổng bí .
.
Về đảng thì đã là vậy, về chính quyền thì cũng là toàn tay em của Thọ, từ Đỗ Mười làm Thủ tướng, nhưng trước đó, vào thời chiến tranh chống Pháp, là Ủy viên ám sát của đảng ở vùng tả ngạn sông Hồng, gồm một phần Hà Đông, Nam định, Thái bình và Ninh bình, cũng là tay em của Thọ. Thêm vào đó em ruột của Lê đức Thọ là Mai chí Thọ ( cộng sản thay tên đổi họ) làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ, công an. Lê đức Anh, người dưới quyền của Thọ ở miền nam, được Thọ cất nhắc lên chức Đại tướng, Tư lệnh đoàn quân sang xâm chiến Căm Bốt, được làm Bộ trưởng Bộ quốc Phòng; ngay cả Nguyễn cơ Thạch, Bộ trưởng Bộ ngoại giao, là người trong Phái đoàn thương thuyết về Hiệp định Paris 1973, mà Lê đức Thọ là cố vấn, nhưng là người nắm thực quyền.
Lê đức Anh là một anh cai phu đồn điền, mà người dân kêu là « Anh chột «, là một người ác ôn không kém Thọ, vì đánh phu đồn điền, nên bị nghỉ việc, sau đó theo cộng sản. Vì là đặc trách tổ chức nhân sự của đảng, nên Thọ nắm được hồ sơ này, nhưng giữ kín, để làm một con bài sau này để dễ bề khống chế. Việc này, những người am tường tình hình đảng cộng sản Việt nam đều biết.
.
Cũng về đảng, chính những người cộng sản cao cấp và gần Lê đức Thọ, ai cũng rõ ông này có ba biệt hiệu: « Anh Sáu búa «, « Anh Sáu Tú bà « và « Anh Sáu hèn. « Anh sáu búa vì Lê đức Thọ chủ trương dùng búa để đập đầu, giết người thay vì dùng súng đạn. Anh Sáu tú bà vì trong thời gian nắm Trung ương Cục miền Nam sau Lê Duẫn, thì nhiệm vụ chính của Thọ là kiếm gái miền Nam gửi ra miền Bắc để cống hiến cho Bác (tức Hồ chí Minh) và cho Đảng ( tức các ông lớn trong Bộ Chính trị và Trung ương đảng). Anh Sáu hèn vì khi «  Chiến thắng miền nam «  thì hãnh tiến, vác mặt lên trời, đã ra lệnh trục xuất Đại sứ Pháp, ông Mérillon lúc bấy giờ, ra khỏi Việt Nam trong vòng 24 tiến đồng hồ. Sau đó, khi cần, thì sang qụy lụy Pháp, xin Pháp giúp đỡ, viện trợ, đi chữa bệnh, nằm ở nhà thương quân sự của Pháp Val de Grace lúc cuối đời.
.
Người xưa có câu: « Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã « ( Trâu thì đi với trâu, ngựa thì đi tìm ngựa), ngay cả Tây phương cũng có câu: « Dis – moi qui tu hantes, je te dirai qui tu es « ( Hãy nói cho tôi người anh lui tới, tôi sẽ nói anh là người thế nào.)
Con người Lê đức Thọ là con người vừa hèn, vừa ác ôn côn đồ, thủ đoạn «  Mày theo tao thì mày có tất, nếu không thì tao sẽ giết mày «, vì vậy những tay em của hắn, từ Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười, Lê đức Anh, Mai chí Thọ, và hôm nay còn một người cháu của ông ta là Lê hồng Anh, vừa mới sang Tàu qụy lụy Tập cận Bình, những con người này mang tất cả những tật xấu của Lê đức Thọ, cũng hèn nhát, ác ôn côn đồ, qụy lụy ngoại bang, tinh thần gia tộc, bè phái, không coi thể diện quốc gia, quyền lợi dân tộc ra gì.
.
Người ta có thể nói từ ngày Lê Duẫn chết tới nay, Việt Nam bị khống chế bởi gia tộc họ Lê, con cháu và tay em. Những vụ ám sát, thủ tiêu như vụ của tướng Hoàng văn Thái, Lê trọng Tấn, mà vợ con phải than lên: « Chồng và bố tôi bị người ta đầu độc chết v.v… « , tất cả xa gần đều liên quan đến gia tộc này và những tay chân, bộ hạ của nó.
.
Thực ra thi Lê đức Thọ họ Phan, tên thực là Phan đình Khải, người Nam định, có trình độ tiểu học, thời đó gọi là bằng Cao đẳng tiểu học, được Pháp lập ra, vào lúc đầu khi đã ổn định chế độ thuộc địa. Những người có cấp bằng này hoặc đi về làng dạy học, như Trần Phú, Tổng bí thư đầu tiên của đảng cộng sản Việt Nam, mà người ta thường gọi là « Ông giáo Phú «, hay Nguyễn thị Minh Khai, cũng được gọi là « Cô giáo Khai «, và ngay cả Hồ chí Minh cũng đã từng làm ông giáo làng ở Phan Thiết; những người khác thì đi làm hỏa xa, tức sóat vé trên tàu xe lửa, trường hợp của Lê đức Thọ.
Lê đức Thọ còn 2 người em, làm tướng, trước và ngay cả sau năm 1975, nhất là từ khi Lê đức Thọ nắm thực quyền sau khi Lê Duẫn chết. Đó là Mai chí Thọ, tên thật là Phan đình Đống, làm đến chức vụ Bộ trưởng Bộ công an. Một người khác tên Đinh đức Thiện, tên thật là Phan đình Dinh, đặc trách về việc tiếp vận hậu cần, tương đương với Bộ trưởng Bộ Tiếp tế Lương thực. Có nguồn tin cho rằng Lê hồng Anh, đương kim Bộ Trưởng bộ Công An, đặc trách về Ban bí thư đảng ngày hôm nay, là con của Đinh đức Thiện. Nguồn tin này không phải không có lý. Một nguồn tin khác cho rằng ngay cả Nguyễn tấn Dũng, đương kim Thủ tướng hiện nay là con rơi của Mai chí Thọ, trong thời gian hoạt động ở miền Nam, sau đó đã ra ngoài Bắc, để lại cho Võ văn Kiệt làm con nuôi. Chính vì vậy, trong thời gian Võ văn Kiệt làm Thủ tướng, Mai chí Thọ làm Bộ trưởng Nội vụ, Nguyễn tấn Dũng đã lên như diều.
.
Tất cả những người con cháu, tay em của Thọ đều là những người giống Thọ, đầu óc gia tộc, bè phái rất lớn, sẵn sàng làm bất cứ giá nào để bảo vệ quyền lợi gia tộc và bè phái, dầu hèn hạ, qụy lụy ngoại bang hay ác ôn côn đồ.
.
Ngày hôm nay, cộng sản vẫn còn nắm quyền, gia đình họ Lê vẫn khống chế, sự thật vẫn bị che dấu, nhưng rồi trong tương lai sự thật sẽ được phơi bày. Như trường hợp Staline ra lệnh giết 20 000 sĩ quan Ba Lan là do Gorbatchev tiết lộ bí mật; gia đình Nga hoàng Nicolas 2 bị giết hại bởi Lénine là do Boris Eltsine không những cho mọi người biết mà còn tổ chức an táng trọng thể.
.
Thực ra trước khi Lê Duẫn chết, cộng sản Việt Nam cũng biết rõ Liên sô không còn là chỗ tựa vững chắc nữa, không còn là thanh trì cách mạng, «  là ngày mai tươi sáng của Việt nam», nhất là khi Tchernenko chết, tất cả những Tổng bí thư của những đảng cộng sản đều phải sang để dự tang,

Gorbatchev nói thẳng với mọi người có mặt rằng: «  Liên sô không thể giúp đỡ được nữa. Hiện nay muốn có hàng hóa của Liên sô thì phải mua và trả bằng ngoại tệ hay trao đổi hàng hóa. »
 
Chính vì vậy mà cộng sản Việt Nam đã chạy đôn chạy đáo, không còn sĩ diện quốc gia, dân tộc, đi van lạy các cường quốc.
.
Lúc đầu là với Mỹ. Ngoại trưởng Việt Nam nhiều lần sang Hoa kỳ, ban đầu thì còn lên giá, làm cao, tuyên bố: « Hoa kỳ muốn tái lập bang giao với Việt nam thì phải bồi thường chiến tranh. », sau đó xuống nước, không nói gì đến bồi thường chiến tranh, và tuyên bố: « Nếu Hoa kỳ muốn tái lập bang giao với Việt Nam, thì Việt nam sẵn sàng giành mọi ưu tiên cho Hoa kỳ, ngay cả việc Hoa kỳ muốn đặt tòa Đại sứ hay Tổng lãnh sự, ở đâu, Việt nam cũng đều đồng ý. »
Tuy nhiên giữa cán cân Trung cộng và Việt Nam, Hoa kỳ chọn Trung cộng chứ không chọn Việt Nam. Chúng ta phải nhớ là vào cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80, tình hình giữa Việt Nam và Trung cộng rất căng thẳng. Hoa kỳ muốn đi với Trung cộng để chỉa mũi dùi vào Liên sô, đánh sập Liên sô. Và cộng sản Việt nam lại là tay em trung thành của nước này.
.
Muốn đi theo Hoa kỳ không xong, cộng sản Việt nam quay sang tìm sự giúp đỡ của Pháp vào những năm 1988-1989, lúc này là lúc Tổng thống Pháp F. Mittérand vừa mới tái đắc cử. Tuy nhiên khả năng tài chính của Pháp hạn hẹp, thêm vào đó Pháp đòi hỏi phải dân chủ hóa chế độ, vì lúc này là lúc những phong trào dân chủ và những cuộc cách mạng dân chủ đã xẩy ra ở Đông Âu, nên việc không thành..
.
Việc Lê đức Thọ sang chữa bệnh ở Pháp năm 1988, vừa mang ý nghĩa chữa bệnh, vừa mang ý nghĩa chính trị.
Cộng sản Việt nam không còn con đường nào là hèn hạ, muối mặt, sang qụy lụy Trung cộng, mặc dầu trước đó đã lên tiếng chửi rủa Trung cộng không còn tiếng xấu nào mà không dùng, nào là «  Chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh «, «  Kẻ thù liền đất, liền trời « v.v…
.
Ai cũng biết người đứng sau nền chính trị Việt Nam và tất nhiên sau Hội nghị Thành đô là Lê đức Thọ, Phái đoàn Việt Nam gồm có Nguyễn văn Linh, đương kim Tổng bí thư, Đỗ Mười, đương kim Thủ tướng, Phạm văn Đồng, cựu Thủ tướng, cố vấn Phái đoàn. Phía bên Trung cộng, người đứng ngầm đằng sau là Đặng tiểu Bình, Phái đoàn gồm có Giang trặch Dân, đương kim Tổng bí thư, Lý Bằng, đương kim Thủ tướng.
.
Phía Việt Nam thì Lê đức Thọ bệnh nặng, chúng ta nên nhớ là Hội nghị Thành đô họp 2 ngày 3 và 4 tháng 9/1990, tất nhiên có những trao đổi trước đó cả tháng nếu không cả năm, thì chỉ hơn một tháng sau Lê đức Thọ chết vào ngày 13/10/1990.
.
Phía Việt nam nghĩ rằng có Phạm văn Đồng để cân xứng với Đặng tiểu Bình, nhưng đã lầm. Họ Phạm chỉ là một con người thừa hành, không có nhìn xa trông rộng, bằng chứng là đã ký công hàm bán nước năm 1958, thêm vào đó, đây là một con người cũng vô cùng hèn hạ, nhưng lại đạo đức giả và giỏi đóng kịch, giống như Hồ chí Minh, nên đã được người cộng sản khen ngợi rằng Phạm văn Đồng là học trò trung thành của Bác. Con người đạo đức giả này, sau khi họp Thành Đô về còn tỏ ra hối hận.
.
Về phía Trung cộng, chúng ta thấy Đặng tiểu Bình, một người lên voi xuống chó, ở chính trường quốc nội cũng như hải ngoại,  là một con chó sói già trước một đàn cừu non Việt Nam. Con người này chỉ dùng lý thuyết cộng sản như một phương tiện để phục vụ cứu cánh của mình là chủ nghĩa bành trướng đại Hán, «  Mèo trắng, mèo đen không quan trọng, miễn là nó bắt được chuột. » Trong khi đó thì cộng sản Việt nam vẫn « Đánh Mỹ để xây dựng xã hội chủ nghĩa «. Chính vì vậy mà ông Nixon đã nói: « Trung cộng chống Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng. »  
.
Đó là sơ qua diễn tiến tình hình chính trị, trước khi đi đến hội nghị Thành đô 1990, về phía Việt Nam. Nhưng về phía Trung cộng thì như thế nào ?
 .
I I I )  Tình hình Trung cộng trước Hội nghị Thành đô
.
Tình hình Trung cộng gần kề nhất ngày Hội nghị Thành đô là biến cố Thiên An môn 1989. Đây là một biến cố lớn trong lịch sử cận đại của Trung cộng và của đảng Cộng sản Tàu.
Những cuộc biểu tình ở nhiều thành phố và nhất là ở Bắc kinh, tại quảng trường Thiên an môn, từ ngày 15/4 tới ngày 4/6/1989, đã huy động cả triệu người đủ mọi tầng lớp, từ nông dân, công nhân đến sinh viên học sinh, công chức và có cả quân đội, đòi tự do hóa chế độ, chống tham nhũng, cửa quyền, con ông cháu cha của đảng Cộng sản. Phe cải cách lúc đó tiêu biểu là Tổng bí thư Triệu tử Dương, phe bảo thủ tiêu biểu là Thủ tướng lý Bằng. Lập trường của Đặng tiểu Bình vào lúc đầu có vẻ ngả về phe cải cách, sau đó lừng khừng đứng giữa, cuối cùng đã ngả về phe bảo thủ, khi cuộc biểu tình đã không tự kiểm soát nổi, có những phần tử đã lợi dụng căng những biểu ngữ chống họ Đặng. Đấy là chưa nói hình ảnh sinh viên học sinh đã làm quá đà trong thời kỳ Cách mạng Hồng vệ Binh (1964 -1974), đưa bố mẹ, thầy cô ra đấu tố, đưa đến cảnh một người con trai của Đặng tiểu Bình, khi vệ binh đỏ đến phòng cư xá sinh viên, đã sợ quá, nhảy từ lầu cao xuống đất, gãy xương sống, suốt đời phải đi xe lăn; một biến cố nữa, đó là vợ chồng ông Chu ân Lai, đương kim Thủ tướng và vợ ông ta, bà Đặng vĩnh Siêu, một cán bộ lâu năm và rất ảnh hưởng trong Đảng cộng sản lúc bấy giờ, có một người con gái nuôi, dạy nhảy múa ở nhà hát Bắc kinh, bị đưa đi trại học tập, do chính sắc lệnh của Chu ân Lai, sau đó những người Vệ binh thân Mao, đã lấy một cái đinh dài đóng vào đầu cô ta, làm cho cô ta chết. Hình ảnh và hành động này ám ảnh không những bà Đặng vĩnh Siêu, Đặng tiểu Bình, mà phần lớn giới lãnh đạo Trung cộng lúc bấy giờ.
.
Vì vậy nên khi quyết định « Dẹp hay không dẹp biểu tình «, thì phe bảo thủ đã thắng. Đưa đến hậu quả làm cả ngàn người chết và cả chục ngàn người bị thương. Quyết định đàn áp biểu tình có nhiều người chống đối, trong đó có Tổng bí Thư Triệu tử Dương, Bộ trưởng quốc phòng, Tư lệnh quân đội Bắc kinh. Vì vậy nên phe bảo thủ phải gọi những đoàn quân ở phía tây bắc, từ những vùng Tây tạng, Tân cương v.v… về để dẹp biểu tình.
.
Biến cố Thiên an Môn suýt nữa làm cho nước Tàu nổ tung, ít ra làm 2. Trước đó thì cách mạng Hồng vệ binh đã đưa nước tàu vào cảnh nội chiến, có cơ bị chia  ra làm nhiều mảnh.
.
Từ xưa tới nay, giới báo chí, trí thức và ngay cả giới lãnh đạo tây phương có cái nhìn sai lạc về Tàu.
.
Đầu thế kỷ thứ 19, thì Napoléon ví nước Tàu như một con hổ đang ngủ, nếu nó thức dậy sẽ làm rung chuyển thế giới. Vào những năm 70, một nhà chính trị, kiêm văn sĩ Pháp, ông Alain Peyrefitte, có viết quyển sách « Quand la Chine s’éveillera… « (1973),  ( Khi nước Tàu sẽ tỉnh dậy… ). .hông nói đâu xa, ngay ngày hôm nay, thế giới Tây phương vẫn còn có những cái nhìn sai lầm về Tàu.
Trong khi đó, chính những người Tàu, ngay cả một số giới lãnh đạo, thì ngược lại. Ông Chu dung Cơ, cựu Thủ tướng Tàu, có nói: «  Nước Tàu là một anh khổng lồ, chân bằng đất xét. » Cũng một cựu Thủ tướng khác, ông Ôn gia Bảo, vào cuối năm 2012, giai đoạn chuyển quyền giữa Hồ cẩm Đào và Tập cận Bình, thì tuyên bố: «  Nước tàu đang đi vào nguy hiểm của thời kỳ Cách mạng Hồng vệ binh. » Sự đấm đá trong đảng, tranh quyền đoạt lợi hiện nay vẫn tiếp diễn.(1)
Tháng 7/2014, một cuộc nghiên cứu, được công bố bởi Hurun Report, về việc tìm hiểu hành vi và thái độ của những người giàu nhất Trung cộng, mà trong đó phần lớn là những gia đình thuộc con ông cháu cha của những người lãnh đạo cao nhất, cho ta thấy: hơn 60% những người được khảo sát thì đã ra nước ngoài hay đã nộp hồ sơ để ra nước ngoài; 85% thì nói họ đã gửi con, người thân thích đến những trường đại học ở ngoại quốc.( Ian Bremmer, «  China superpower or superbust, The National Interest Magazine, tháng 11 và 12/ 2013).
.
Một chính quyền, một quốc gia có thể ví như một cái cây, những người của chính quyền là những người ở dưới gốc cây, hưởng bóng mát của nó, nay tìm cách gửi tiền hay gửi con ra nước ngoài chẳng khác nào đào đất ở gốc cây đổ đi chỗ khác, thì cái cây sớm muộn cũng sẽ bị trốc gốc.
.
Trong chính trị, sự lầm lẫn về địch thủ, đối phương, ngay cả với bạn, rất nguy hiểm, dẫn đến những hậu quả to lớn khó lường. Tuy nhiên đối với giới lãnh đạo Tây phương, nó có quan trọng, nhưng không có tính cách sống còn, nguy hiểm chết người, hại cả một dân tộc như đối với giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam.
.
Có thể nói giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam, bắt đầu từ Hồ chí Minh cho tới ngày nay, có một cái nhìn sai lầm về thế giới cộng sản, nhất là về Trung cộng.
.
Điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên do:
.
Nguyên nhân sâu xa bắt nguồn ngay từ cuộc đời cá nhân của Hồ chí Minh. Sau khi rời Việt nam, đi làm bồi cho một chiếc tàu Pháp, sống lang bạt kỳ hồ, khổ sở ở New York, Luân đôn, rồi Paris, thiếu thốn khó khăn, được Đệ Tam quốc tế lượm về nuôi nấng, huấn luyện, được sung sướng. Tất nhiên họ Hồ về cá nhân thì coi tổ chức Đệ tam, nhưng thực tế là Liên sô, như « Cha mẹ «. Chúng ta thấy, trong thời gian họ Hồ bị tổ chức này thất sủng, vào những năm cuối thập niên 20, đầu 30, vì lúc đó có sự tranh quyền gay gắt giữa Staline và Trotski, mà trước đó họ Hồ làm việc cho Borodine, người thân Trotski, họ Hồ đã bị thất sủng, đã viết thư không biết bao nhiêu lần  cho Đệ Tam, xin từng miếng cơm đến tiền trả tiền hotel. Chúng ta có thể thấy những bức thư này dễ dàng trong Tuyển tập Hồ chí Minh, do chính đảng Cộng sản Việt nam xuất bản.
.
Rồi tình hình thế giới thay đổi, Phát xít  Moussolini xuất hiện ở Ý năm 1923, ở Đức năm 1933 với Hitler, Đệ tam quốc tế họp kỳ cuối cùng năm 1936, trước khi bị Staline giải tán, đã quyết định thay đổi chiến lược, từ « Đấu tranh giai cấp «  sang « Hợp tác giai cấp để chống Phát xít « , họ Hồ được dùng lại, và đã cùng phái đoàn cộng sản Tàu, trở về Tàu vào khoảng năm 1938 nhằm sửa sọan cướp chính quyền.
.
Sau khi cướp được chính quyền thì nay chạy sang Tàu lạy lục xin viện trợ, mai chạy sang Liên sô để xin giúp đỡ.
Ngày hôm nay Cộng sản Việt Nam tâng bốc họ Hồ, đưa ra « Tư tưởng Hồ chí Minh «, nhưng chính ông đã tuyên bố: « Tôi không có tư tưởng gì cả. Tư tưởng của tôi đã có Staline và Mao nghĩ hộ. Những con người này không bao giờ sai lầm. »
.
Một con người không có tư tưởng, mà vì hoàn cảnh cứ phải đi xin cầu viện, lúc trẻ thì cho bản thân, lúc lớn thì cho tổ chức, con người này bản chất đã trở thành qụy lụy ngoại bang. Bản chất này đã ăn sâu vào xương tủy của con cháu Hồ tức những lãnh đạo cộng sản Việt nam sau này. Lê Duẫn, người kế vị trực tiếp Hồ, thì thản nhiên tuyên bố :
« Chúng tôi đánh đây là đánh cho Liên sô và Trung cộng.» không ngần ngại hy sinh từ thế hệ này đến thế  hệ  khác để phục vụ lý tưởng cộng sản, nhưng thực tế là phục vụ Nga, Tàu.
.
Con cháu của Hồ chí Minh và Lê Duẫn ngày hôm nay, sau Hội nghị Thành đô năm 1990, đã sẵn sàng chấp ngận khẩu hiệu « Bốn Tốt và Mười sáu Chữ vàng «, đưa ra bởi Giang trạch Dân, nhưng thực tế là dâng đất, nhượng biển, thần phục ngoại bang như cha anh cộng sản Hồ Lê trước đây.
Nguyên nhân gần, đó là thế giới cộng sản Đông Âu, trong đó có Liên sô, « thành trì cách mạng, chỗ tựa vững chắc » của cộng sản Việt Nam từ từ sụp đổ từng mảng một, mà người chứng kiến tận mắt đó là Nguyễn văn Linh, lúc đó là đương kim Tổng bí thư, Trưởng Phái đoàn của Việt nam tại Hội nghị Thành đô.
.
Từ tháng 9/1989, cả ngàn người Đức, bỏ Đông Đức sang xin tỵ nạn ở Tây Đức.Tháng 10/1989, Honnecker từ chức Chủ tịch đảng Cộng sản Đông Đức. Tháng 11/1989, bức tường Bá Linh, ngăn cách hai nước Đông và Tây Đức, hai thế giới cộng sản và tư bản, sụp đổ. Tiếp theo đó là Tổng bí thư Todor Zhivkov của đảng cộng sản Bulgarie, rồi Tổng bí thư Milos Jakes của đảng cộng sản Tiệp khắc cũng từ chức.
Tháng 12/1989, cuộc cách mạng dân chủ ở Roumanie bùng nổ, vợ chồng nhà độc tài cộng sản Ceausescu, bị hạ bệ, rồi bị tử hình.
Những tình hình đó đã ảnh hưởng và ám ảnh sâu đậm đến giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam. Đấy là chưa nói đến sự kiện là giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam đến Hội nghị Thành đô còn mang đầy « mặc cảm tội lỗi » với đàn anh Trung cộng, vì sau khi Trung cộng « dạy cho cộng sản Việt nam một bài học », như lời tuyên bố của Đặng tiểu Bình, sau khi viếng thăm Hoa kỳ vào năm 1979, chiến tranh Việt Trung vẫn tiếp diễn ở biên giới và ở ngoài khơi. Năm 1988, Trung cộng đánh Trường sa của Việt Nam, chiếm đảo Gạc ma, mà hiện nay Trung cộng đang thành lập một căn cứ quân sự với những phi đạo cho máy bay, và những cứ điểm để khai thác dầu hỏa, mà cộng sản Việt Nam cứ im thin thít.
.
Chiến tranh tại biên giới Việt Hoa kéo dài đến tận 1987, 3 năm trước Hội nghị Thành đô. Theo một số quan sát viên, ngoài những sự đụng độ nhỏ, có 6 trận đánh lớn, vào tháng 7/1980; tháng 5/81; 4/83; 6/85; 12/86; 1/87.
.
Từ bản chất lệ thuộc ngoại bang, đến mặc cảm « tội lỗi « , cộng thêm với những cái nhìn « ếch ngồi đáy giếng « chỉ biết có Liên sô, nay thế giới Liên sô từ từ sụp đổ, Phái đoàn cộng sản Việt Nam dự hội nghị Thành đô với một tư thế kém cỏi, như những « con cừu non « , trước một phái đoàn, mà đứng đằng sau là Đặng tiểu Bình, một con cáo già, gian manh, xảo quyệt ở mức độ quốc tế, với một tham vọng và ý chí mãnh liệt bành trướng chủ nghĩa « Đại Hán ». Tất nhiên những con cừu non đó bị con cáo già ăn thịt là lẽ thường tình.
.
IV )  Diễn tiến của Hội nghị Thành đô ( Hình thức và nội dung)
.
Thực ra, về nội dung của văn bản Hiệp ước Hội nghị Thành đô, cho tới ngày hôm nay, một cách chính thức, chưa có ai rõ. Người ta chỉ phỏng đoán qua những việc làm của Cộng sản Tàu và Việt nam, từ ngày có Hội nghị này cho tới nay.
Chính thức và để có giá trị trên mặt công pháp quốc tế, thì bất cứ hiệp ước quốc tế nào, nhất là liên quan đến biên giới trên đất liền hay trên biển, giữa hai hay nhiều quốc gia, thì phải có sự trong sáng: có nghĩa là phải được công bố, phải có sự phê chuẩn của quốc hội hay sự chấp nhận của dân qua trưng cầu dân ý và bản hiệp ước đó phải gửi tới cơ quan lưu trữ hồ sơ của Liên hiệp quốc. Về Hiệp ước Thành đô cả Trung cộng và Cộng sản Việt nam không hành xử theo kiểu này, mà hành xử lén la, lén lút, có tính cách mờ ám  chứ không minh bạch, theo cách hành xử của những nước tự do, dân chủ.
.
Kinh nghiệm cho chúng ta thấy là Công Hàm của Phạm văn Đồng năm 1958. Về phía cộng sản Việt Nam thì dấu diếm dân, về phía Trung cộng thì lập lờ đánh lận con đen qua việc yêu cầu Việt nam tôn trọng quyền lãnh hải 12 hải lý, rồi công bố bản đồ của Trung cộng, trong đó có Hoàng sa và Trường sa của Việt Nam.
.
Thực ra thì không riêng gì Trung cộng và Cộng sản Việt Nam hành động lén lút, dấu dân, mà có thể nói tất cả những chế độ cộng sản, từ chế độ đầu tiên do Lénine thành lập năm 1917.
.
Lénine, để có được chính quyền, không ngần ngại tuyên bố là sẵn sàng nhượng đất cho Đức, sau đó có cử Trotski đi ký Hiệp ước nhượng đất ở Brest – Listovk, năm 1918, với Đức. Hiệp ước này ít người được biết, trong khi đó dân thì mù tịt. Ngay cả việc Lénine giết toàn gia đình Hoàng gia Nga Nicolas 2, ngày hôm nay người ta cũng không tìm ra một sắc lệnh nào của Lénine, ngoài việc Lénine cử một tay em thân cận, ngày xưa là một chủ ngục và được Lénine thường nói với mọi người rằng đây« là người giỏi nhất trong những người chúng ta «, có nghĩa là dám giết người, dám thủ tiêu, xuống chỗ ở của gia đình hoàng gia, rồi một đêm nọ, cùng với mười mấy người có súng, kêu gia đình xuống một cái hầm, đọc một bản án và giết cả gia đình.
.
Hành động hận thù, lén lút giết người không gớm tay, đó là hành động của giới lãnh đạo cộng sản.
.
Lê đức Thọ của Việt Nam, thì tuyên bố: « Mài hận thù để làm bén nhọn đấu tranh. » Em của hắn, Mai chí Thọ, vào năm 1981, lúc này là thế giới cộng sản đã bắt đầu xuống dốc, thì trân tráo, vô liêm sỉ, tuyên bố trước một số trí thức miềm Nam phải « đi học tập cải tạo « :
«  Hồ chí Minh có thể là một kẻ độc ác; Nixon có thể là một người vĩ đại, người Mỹ có thể đã có chính nghĩa. Nhưng chúng tôi đã thắng và người Mỹ đã bị đánh bại, bởi vì chúng tôi đã thuyết phục được người dân rằng Hồ chí Minh là một người vĩ đại và Nixon là một kẻ giết người, người Mỹ là những kẻ xâm lược. Yếu tố then chốt đó là kiểm soát được người dân và quan điểm của họ. Chỉ có chủ nghĩa Marx – Lénine là làm được điều đó. Không ai trong các anh (chỉ những người trí thức miền nam bị đi học tập cải tạo) thấy sự kháng cự đối với chế độ của những người cộng sản, vì vậy đừng suy nghĩ về chuyện đó. Quên chuyện đó đi. » ( Mai chí Thọ – theo lời của Đoàn văn Toại, trong A Lament for Việt Nam – New York Times Magazine – 29/03/1981).
Chế độ Marx-Lénine mà Mai chí Thọ nói tới không gì hơn là cai trị dân bằng cái loa, cái còng và cái súng. Cái loa là bưng bít thông tin, che dấu sự thật, rồi dùng cái loa để nói dối dân. Cái còng và cái súng là dọa dân, nếu ai không theo tao thì bỏ tù, hay thủ tiêu.
Tuy nhiên cách cai trị đó đã quá lỗi thời. Thế giới cộng sản Đông Âu sụp đổ, một phần cũng vì lý do đó. Ngày hôm nay những chế độ cộng sản còn lại, với nền văn minh trí thức điện toán, thông tin dễ dàng với những internet, điện thoại cầm tay, đang trên đà sụp đỗ cũng là vì vậy.
.
Trở về Hội nghị Thành đô, vì không có bản Hiệp ước ký kết giữa 2 bên được công bố chính thức, nên người ta chỉ phỏng đoán dựa vào quyển Nhật ký của Trần quang Cơ, Thứ trưởng Bộ ngoại giao, lời tuyên bố của Nguyễn cơ Thạch, lúc đầu; sau đó là tài liệu của Weakileaks,  Hoàn cầu thời báo cùng một số báo chí khác.
.
Về Nhật ký của Trần quang Cơ, phần rõ ràng là phần nói về vụ giải quyết tình hình Cam bốt: Cộng sản Việt Nam rút quân khỏi nước này, thành lập Hội đồng Hòa giải dân tộc dưới sự lãnh đạo của ông cựu hoàng Sihanouk. Chính ở điểm này, Trung cộng có nhượng bộ. Đó là Trung cộng đòi phải sự có mặt của phe Polpot, nhưng kết cục thì không có. Trần quang Cơ có nói đến những buổi thương thuyết trước Hội nghị, có nói đến phía Việt Nam đề nghị phía Trung cộng đứng ra lãnh đạo khối cộng sản còn lại, nhưng không nói rõ đề nghị này là thế nào. Có phải để Trung cộng lãnh đạo rồi Việt Nam nhận làm một tỉnh của Trung cộng không ? Điều này không thấy trong nhật ký. Người ta chỉ thấy trong một vài tờ báo nói rằng đó là tiết lộ trong 3 100 bức điện thư lưu trữ ở Bộ Ngoại giao Hoa kỳ. Vấn đề kiểm chứng thật khó khăn, ngay với cả một số người thông thạo tin tức.
Trong khi đó thì Nguyễn cơ Thạch, cấp trên, là Bộ trưởng Ngoại giao, không viết nhật ký, không được dự Hội nghị Thành đô, vì Trung cộng không muốn, lại tuyên bố: « Hội nghị Thành đô bắt đầu một thời kỳ Bắc thuộc nguy hiểm và lâu dài. »
Có người cho rằng để biết nội dung của bản Hiệp ước Thành đô thì chúng ta chỉ cần xét đến hình thức và hậu quả của nó.
.
Thực vậy, nếu nói về hình thức thì đây là một hội nghị quốc tế vô cùng nhục nhã đối với Cộng sản Việt nam. Theo thông lệ, một hội nghị ở mức độ cao như vậy thì phải họp ở thủ đô, nay lại họp ở một thủ phủ một tỉnh bậc trung là Tứ xuyên. Họp 2 ngày mồng 3 và mồng 4 tháng 9, Phái đoàn Việt Nam phải có mặt trước ngày mồng 2 tại Thành đô, đúng vào ngày Quốc khánh cộng sản Việt nam. Ép cộng sản Việt nam làm điều này, Trung cộng muốn nói là Trung cộng không coi Việt nam là một nước độc lập. Thêm vào đó, phái đoàn Việt Nam phải đi đường bộ để sang họp. Đặng tiểu Bình dụ để phía Việt Nam chấp nhận họp, đã hứa xuống gặp phái đoàn, nhưng sau đó không xuống gặp và còn tuyên bố khinh bỉ Cộng sản Việt nam: «  Tôi không thèm gặp những phường ăn cháo, đái bát. »
.
Ngày xưa Mặc đăng Dung, Lê chiêu Thống qụy lụy Tàu để giữ ngôi báu, nhưng cũng không đến nỗi hèn mạt như vậy.
.
Những hành động của cộng sản Việt Nam sau Hội nghị Thành đô :
Mặc dầu người ta không biết chính thức nội dung của Hiệp ước Thành Đô, vì cả 2 bên Trung cộng và Cộng sản Việt nam không công bố chính thức nội dung của hiệp ước này. Nhưng những hành động của Cộng sản Việt nam từ ngày có Hội nghị tới nay quả là hành động bán nước. Bởi lẽ đó có người cho rằng nội dung của Hiệp ước là bán nước cũng không phải là không có lý.
.
Thật vậy, từ ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 tới nay, những hành động của Cộng sản Việt nam chứng tỏ càng ngày càng đưa Việt nam vào vòng kiềm tỏa, lệ thuộc Trung cộng về kinh tế, chính trị quốc nội và hải ngoại. Người ta còn nhớ, sau Hội nghị không lâu, Giang trạch Dân đến viếng thăm Việt nam, không đến Hà nội, thủ đô, mà tới Đà nẵng tắm biển, rồi gọi giới lãnh đạo Cộng sản Việt nam tới « chầủ «,  kiểu như ngày xưa chầu Thiên hoàng.
.
Năm 1997, Cộng sản Việt nam muốn gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế, nhưng Trung cộng không muốn, nên phải từ chối.
.
Hai Hiệp định năm 1999, về vấn đề biên giới và năm 2 000 về lãnh hải, mà cộng sản đã ký với Trung cộng, dâng cho Trung cộng cả ngàn cây số vuông về lãnh thổ trong đó có thác Bản dốc và Ải Nam quan, cùng cả 20 000 cây số vuông về lãnh hải.
.
Tiếp theo đó là những hiệp ước nhượng cho Trung cộng khai thác bô xít ở vùng cao nguyên Trung phần, xương sống chiến lược của Việt nam, rồi nhượng những vùng rừng ở biên giới cùng cho phép Trung cộng lập những khu tự trị ở Việt Nam.
.
Gần đây Trung cộng đặt giàn khoan dầu HD 981 ở trong thềm lục địa Việt nam, cả thế giới trông đợi phản ứng mạnh mẽ của giới lãnh đạo cộng sản Việt nam, nhưng ngoài một vài lời tuyên bố cứng rắn, sau đó đâu lại hoàn đấy, đó là Cộng sản Hà nội vẫn tiếp tục quỵ lụy Trung cộng, làm cho cả thế giới thất vọng.
Đó là về chính trị, còn về kinh tế thì ngay dù người dân bình thường cũng nhìn thấy rõ là nền kinh tế Việt nam hiện nay hoàn toàn lệ thuộc Trung cộng. Việt nam chỉ là một cửa tiệm để Trung cộng thuồn những hàng ô nhiễm, mang độc hại, những hàng giả, bị tẩy chay, sang mang nhãn hiệu Việt Nam để bán trên thế giới.   
.
Nhìn lại quá khứ, suy xét hiện tại, để chẩn đoán tương lai :
.
Trong những chế độ cộng sản, những giới lãnh đạo cộng sản, không có một chế độ nào, giới lãnh đạo nào mà lại ngây thơ, ngu muội, nhưng lại nghĩ mình là « Đỉnh cao trí tuệ của loài người tiến bộ « như cộng sản Việt nam. Ngày xưa thì Hồ chí Minh tuyên bố: « Tôi không có tư tưởng gì cả, tư tưởng của tôi đã có Staline và Mao nghĩ hộ. »
Lê Duẫn thì nói: « Chúng tôi đánh đây là đánh cho Liên sô và Trung cộng.» Ngày nay, sự ngây thơ và ngu muội đó được biểu hiện qua Hội nghị Thành đô.
Thực ra sự ngây thơ và ngu muội không phải chỉ ở giới lãnh đạo mà ngay ở một số trí thức cộng sản. Đã từ lâu cộng sản Liên sô và Trung cộng đã dùng chủ nghĩa cộng sản như một phương tiện cho mộng xâm chiếm, bành trướng của mình, trong khi đó, giới trí thức cộng sản Việt nam vẫn nghĩ:« Bên ni biên giới là mình Bên kia biên giới cũng tình quê hương …»
Ngày hôm nay, có người cho rằng một số trẻ Việt Nam mất định hướng, vọng ngoại, đến nỗi “ Lên sân khấu để hôn cái ghế ngồi của một tài tử Nam Hàn.” Nhưng họ quên ngày xưa có một số trí thức cộng sản làm những bài thơ ca tụng Lénine, Staline: “ Hôn cho anh nền tảng đá công trường, nơi vĩ đại Lénine thường dạo bước “, hay: “Ôi ông Staline, ông mất, đất trời biết không. Thương cha thương mẹ thương chồng, thương mình thương một, thương ông, thương mười.”
Ngày xưa “ hôn chân Lénine, Staline”, ngày hôm nay một số giới trè “ hôn đít “ một tài tử ngoại quốc, ngẫm đi ngẫm lại, mặc dầu là 2 hành động khác nhau, nhưng mang cùng một bản chất.
.
Hiện nay, nhiều người bàn tán về đề tài “ Thoát Trung “, nhưng họ quên rằng điều kiện đầu tiên, ắt có và đủ, để “Thoát Trung”, đó là “ Thoát cộng”.
.
Ngày nào còn chế độ cộng sản, miệng thì hô hào yêu nước, nhưng trên thực tế thì bán nước. Ngày đó không thể thoát Trung, mà trên thực tế là càng ngày càng bị lún xâu vào vòng kiềm tỏa của Trung cộng.
.
Ngày nào còn đảng cộng sản độc quyền “ yêu nước “, độc quyền cai trị dân, không cho dân cất tiếng nói, miệng thì hô hào xã hội chủ nghĩa, công bằng xã hội, nhưng trên thực tế là cướp nhà cửa, ruộng vườn, tài sản của dân, để trao vào tay một thiểu số đảng đoàn cán bộ, làm cho xã hội trở nên vô cùng bất công, ngày đó những hành động như Hội nghị Thành đô còn tái diễn, không những không thể thoát Trung, mà dân Việt còn không thể ngóc đầu lên được, để phát triển, để theo kịp đà tiến bộ của nhân loại.
.

Paris ngày 09/10/2014

.
Chu chi Nam và Vũ văn Lâm